Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hạ đường huyết là gì? Dấu hiệu và cách cấp cứu nhanh

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị tiểu đường được chữa trị bằng sulfonylurea hoặc insulin. Đây chính là một trong những yếu tố làm cản trở quá trình điều trị và kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, hạ đường huyết có thể dẫn đến hôn mê và phát sinh nhiều tác hại, rủi ro cho người bệnh.

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt glucose cho các vận động và hoạt động

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp, khoảng dưới 70mg/dl (3,9 mmol/l) khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt glucose cho các vận động và hoạt động sinh hoạt. Từ đó dẫn đến nhiều rối loạn cho cơ thể.

Bệnh nhân bị hạ đường máu cần được phát hiện kịp thời và nhanh chóng xử lý để phòng ngừa phát sinh những vấn đề, biến chứng nặng nề do tình trạng này gây ra.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến tình trạng hạ đường huyết xuất hiện và gây nguy hiểm. Cụ thể:

1. Hạ đường huyết do sử dụng thuốc hạ đường huyết bằng đường uống và Insulin

Hạ đường máu được xác định là biến chứng xảy ra ở bệnh nhân bị tiểu đường chữa bệnh bằng Insulin. Quá trình hấp thu Insulin giữa những lần tiêm đối với một bệnh nhân rất khác biệt. Trong đó những yếu tố có thể phối hợp, tác động qua lại và làm tăng nồng độ đỉnh huyết tương.

Ngoài ra tăng Insulin tương đối còn xuất hiện do tính kháng Insulin giảm ở phụ nữ mang thai hoặc khi bị nhiễm trùng, hoặc do mức độ nhạy cảm với Insulin tăng cao (vận động quá mức hay giảm cân). Thay đổi loại và liều lượng sử dụng Insulin ở một bệnh nhân mà không có chỉ định hay không có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng hạ đường máu xảy ra do sử dụng thuốc uống mặc dù ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Đặc biệt tình trạng này xuất hiện phổ biến hơn ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc hạ đường huyết bằng đường uống hoặc dùng Insulin nhưng lùi giờ ăn hoặc giảm khẩu phần ăn.

Hạ đường huyết do sử dụng thuốc hạ đường huyết bằng đường uống và Insulin

2. Gắng sức

Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 thường bị hạ đường máu khi vận động gắng sức hoặc gắng sức làm việc hay thực hiện một vấn đề khác.

3. Rượu

Rượu là nguyên nhân khiến nguy cơ hạ đường huyết tăng cao. Nguyên nhân là do các chất được tìm thấy trong rượu có khả năng cản trở quá trình tăng tạo đường. Bên cạnh đó việc sử dụng rượu còn làm lẫn lộn hoặc làm mất những triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo giảm đường huyết.

Những người uống rượu thường không ăn hoặc ăn ít và đi ngủ luôn sau đó nên tình trạng giảm đường huyết thường khó có thể nhận ra.

Các yếu tố thuận lợi của hạ đường huyết

Những yếu tố thuận lợi dưới đây có thể làm tăng nguy cơ giảm đường máu, bao gồm:

Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị đái tháo đường không tuân thủ chỉ định và hướng dẫn, ăn uống thất thường hoặc thường xuyên
thay đổi chế độ ăn. Chế độ theo dõi đường máu, hoạt động thể lực và insulin là những nguyên nhân thường gặp làm phát sinh tình trạng hạ đường máu.

Cố gắng duy trì, kiểm soát lượng đường trong máu hoặc mức HbA1c đạt mức bình thường một cách không thực tế và không phù hợp là một yếu tố nguy cơ có khả năng làm hạ đường huyết. Tình trạng này thường gặp ở những người cố gắng áp dụng chế độ tiết thực quá mức trong khi vẫn đang điều trị bệnh với insulin.

Hạ đường máu khi cố gắng duy trì, kiểm soát lượng đường trong máu hoặc mức HbA1c đạt mức bình thường một cách không phù hợp

Thể dịch và các rối loạn thần kinh là biến chứng của bệnh tiểu đường lâu ngày. Những biến chứng này khiến các triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo giảm đường máu trên cơ thể của bệnh nhân mất đi. Ngoài ra những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lâu ngày cũng thường mắc phải những cơn hạ đường huyết khiến khả năng cảm nhận các triệu chứng dấu hiệu hạ đường huyết mất đi.

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đôi khi sẽ đối mặt với những cơn co giật, hôn mê mà không có dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo trước. Bệnh cảnh xảy ra phổ biến là những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng giảm đường huyết đơn giản là thay đổi liên tục theo thời gian nên khó có thể nhận biết.

Hạ đường huyết ban đêm – bệnh cạnh xảy ra lúc rạng đông.

Những cơn hạ đường máu nặng sẽ thường xuyên tái phát ở những bệnh nhân có tiền sử hạ đường máu. Việc tái diễn nhiều lần sẽ làm phát sinh những hậu quả nghiêm trọng gồm làm giảm đáp ứng hormone với tình trạng hạ đường máu. Đồng thời làm tăng những cơn hạ đường máu không thể nhận biết và phát hiện được.

Suy gan và suy thận là hai bệnh lý nguy hiểm có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh những cơn hạ đường máu nghiêm trọng.

Triệu chứng và dấu hiệu hạ đường máu

Triệu chứng và dấu hiệu hạ đường máu gồm:

1. Biểu hiện chung

Cơ thể đột ngột mệt mỏi và suy nhược không giải thích được là triệu chứng và dấu hiệu hạ đường máu cần lưu ý

2. Dấu hiệu tim mạch

3. Dấu hiệu tiêu hóa

4. Dấu hiệu tâm thần

5. Dấu hiệu thần kinh

6. Hôn mê hạ đường huyết

Hôn mê hạ đường huyết thường là giai đoạn nặng của tình trạng hạ đường máu. Triệu chứng này có thể xuất hiện một cách đột ngột, không có triệu chứng và dấu hiệu báo trước nhưng ít xảy ra. Hôn mê hạ đường huyết thường xuất hiện nối tiếp những dấu hiệu, triệu chứng có trước nhưng không kịp thời điều trị.

Hôn mê hạ đường huyết chính là giai đoạn nặng của tình trạng hạ đường máu

Hạ đường huyết được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán hạ đường máu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đường huyết. Đối với những người bị hạ đường máu, kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết < 70mg/dl (3.9mmol/l).

Trong trường hợp nghi ngờ hạ đường máu thông qua các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân không cần phải chờ kết quả xét nghiệm mà tiến hành điều trị thử bằng glucagon hoặc glucose 20%, 30%. Chẩn đoán sẽ được xác định khi bệnh nhân tỉnh lại sau điều trị.

Xử lý cấp cứu nhanh hạ đường huyết và điều trị

Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu hạ đường huyết, bản thân của bệnh nhân và những người thân trong gia đình cần phải xử lý cấp cứu tại nhà, sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.

1. Xử lý hạ đường huyết cấp cứu nhanh tại nhà

Đối với những trường hợp hạ đường huyết đột ngột, bệnh nhân và những người thân trong gia đình của bệnh nhân cần phải nhanh chóng chẩn đoán xác định tình trạng hạ đường máu. Sau đó tiến hành xử lý nhanh bằng những phương pháp đơn g
iảm sau:

Đối với tình trạng hạ đường huyết nặng, bệnh nhân và những người thân trong gia đình cũng cẫn xử lý ban đầu với những biện pháp nêu trên. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành xử lý cấp cứu nâng cao.

Ăn ngay một loại hoa quả, một cái bánh hoặc một viên kẹo ngọt để xử lý hạ đường huyết cấp cứu nhanh tại nhà

2. Điều trị

Đối với những trường hợp hạ đường huyết được đưa vào bệnh viện, bệnh nhân sẽ được xử lý với những phương pháp sau:

Sử dụng glucose 10% để duy trì lượng đường trong máu

Biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường và những người thân trong gia đình của bệnh nhân cần trao dồi thêm kiến thức về việc phát hiện và biện pháp xử lý cấp cứu tại nhà khi tình trạng hạ đường huyết xuất hiện.

Khi nghĩ đến tình trạng giảm đường huyết, bệnh nhân cần phải thực hiện ngay những việc sau:

Hạn chế uống rượu giúp giảm nguy cơ mắc chứng hạ đường huyết

Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề “Hạ đường huyết là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cấp cứu nhanh”. Nhìn chung, hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm cần được kịp thời phát hiện và xử lý cấp cứu nhanh để tránh phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường xuyết hiện trong thời gian điều trị tiểu đường bằng insulin, sử dụng thuốc hạ đường máu… bạn cần xác định nhanh tình trạng sức khỏe, thực hiện xử lý cấp cứu tại nhà và di chuyển để bệnh viện để điều trị.

Xem thêm: Viêm khớp cổ chân là gì? Triệu chứng và cách chữa kịp thời

Rate this post
Exit mobile version