Ung thư tuyến tụy là một dạng ung thư xuất hiện trong các mô ở tuyến tụy. Dấu hiệu bệnh có thể không rõ rệt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu.
Vậy ung thư tuyến tụy là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Ung thư tuyến tụy là một dạng ung thư xuất hiện trong các mô ở tuyến tụy. Dấu hiệu bệnh có thể không rõ rệt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu.
Vậy ung thư tuyến tụy là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Tìm hiểu chung
Ung thư tuyến tụy là bệnh gì?
Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày.
Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa nhờ vào khả năng sản xuất ra các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn có chứa chất béo, carbohydrate và protein. Tuyến tụy cũng tiết ra hai hormone quan trọng là glucagon và insulin, có trách nhiệm kiểm soát glucose (đường) trong quá trình trao đổi chất. Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose để tạo ra năng lượng và glucagon nhằm tăng nồng độ glucose khi chúng quá thấp.
Ung thư tuyến tụy là bệnh gì?
Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày.
Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa nhờ vào khả năng sản xuất ra các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn có chứa chất béo, carbohydrate và protein. Tuyến tụy cũng tiết ra hai hormone quan trọng là glucagon và insulin, có trách nhiệm kiểm soát glucose (đường) trong quá trình trao đổi chất. Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose để tạo ra năng lượng và glucagon nhằm tăng nồng độ glucose khi chúng quá thấp.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy là gì?
Cũng như các dạng ung thư khác, ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:
- Đau bụng trên, có thể lan đến vùng lưng
- Da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng (bệnh vàng da)
- Ăn mất ngon, chán ăn và sụt cân
- Phân màu sáng
- Nước tiểu sẫm màu
- Da ngứa
- Phiền muộn, mệt mỏi
- Xuất hiện các khối máu đông
- Được chẩn đoán mắc đái tháo đường hoặc bệnh đái tháo đường hiện có trở nên khó kiểm soát hơn
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa ảnh hưởng và tiến triển của bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là các triệu chứng vừa nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Cũng như các dạng ung thư khác, ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:
- Đau bụng trên, có thể lan đến vùng lưng
- Da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng (bệnh vàng da)
- Ăn mất ngon, chán ăn và sụt cân
- Phân màu sáng
- Nước tiểu sẫm màu
- Da ngứa
- Phiền muộn, mệt mỏi
- Xuất hiện các khối máu đông
- Được chẩn đoán mắc đái tháo đường hoặc bệnh đái tháo đường hiện có trở nên khó kiểm soát hơn
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa ảnh hưởng và tiến triển của bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là các triệu chứng vừa nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh ung thư tuyến tụy?
Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết rõ. Đây là loại ung thư xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển trong tuyến tụy và hình thành các khối u.
Thông thường, các tế bào khỏe mạnh sẽ phát triển và chết đi với số lượng vừa phải. Trong trường hợp của ung thư, tế bào trong tuyến tụy bị đột biến ADN, khiến chúng phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống tiếp trong khi các tế bào bình thường đã chết đi. Các tế bào bất thường này tập hợp lại với nhau và tạo thành khối u. Nếu không được điều trị, các tế bào ung thư ở tuyến tụy sẽ lan rộng sang cơ quan xa khác, lúc này bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Nguyên nhân nào gây bệnh ung thư tuyến tụy?
Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết rõ. Đây là loại ung thư xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển trong tuyến tụy và hình thành các khối u.
Thông thường, các tế bào khỏe mạnh sẽ phát triển và chết đi với số lượng vừa phải. Trong trường hợp của ung thư, tế bào trong tuyến tụy bị đột biến ADN, khiến chúng phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống tiếp trong khi các tế bào bình thường đã chết đi. Các tế bào bất thường này tập hợp lại với nhau và tạo thành khối u. Nếu không được điều trị, các tế bào ung thư ở tuyến tụy sẽ lan rộng sang cơ quan xa khác, lúc này bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh ung thư tuyến tụy?
Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy như:
- Hút thuốc lá: 30% các trường hợp ung thư có liên quan đến hút thuốc lá
- Bị bệnh đái tháo đường
- Viêm tụy mạn tính
- Gia đình có tiền sử mắc các hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bao gồm đột biến gen BRCA, hội chứng Lynch…
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tụy
- Béo phì
- Ít tập thể dục
- Ăn ít trái cây và rau quả
- Có chế độ ăn nhiều chất béo
- Uống rượu nhiều
- Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu và hóa chất
Những ai thường mắc phải bệnh ung thư tuyến tụy?
Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy như:
- Hút thuốc lá: 30% các trường hợp ung thư có liên quan đến hút thuốc lá
- Bị bệnh đái tháo đường
- Viêm tụy mạn tính
- Gia đình có tiền sử mắc các hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bao gồm đột biến gen BRCA, hội chứng Lynch…
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tụy
- Béo phì
- Ít tập thể dục
- Ăn ít trái cây và rau quả
- Có chế độ ăn nhiều chất béo
- Uống rượu nhiều
- Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu và hóa chất
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tụy?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tụy?
Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm và xem xét các triệu chứng, bệnh sử của bạn để chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT, MRI hoặc đôi khi là chụp cắt lớp phát xạ positron PET có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh chi tiết của tuyến tụy
- Siêu âm nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, dẻo có gắn kèm với máy ảnh xuống dạ dày để quan sát hình ảnh của tụy
- Sinh thiết hoặc lấy mẫu mô của tụy: Sinh thiết là phương pháp loại bỏ một mẫu mô nhỏ ở tụy để kiểm tra dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra yếu tố CA 19-9, một trong những chất chỉ điểm khối u tuyến tụy.
Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh dựa trên kết quả kiểm tra:
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu (giai đoạn 1): Khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy
- Giai đoạn 2: Khối u đã lan đến gần mô bụng hoặc hạch bạch huyết
- Giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến các mạch máu chính và các hạch bạch huyết
- Giai đoạn 4: Khối u đã lan rộng đến các cơ quan khác như gan.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy?
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh này, bao gồm:
Phẫu thuật
Nếu khối u vẫn nằm ở trong tuyến tụy, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật (tùy thuộc vào vị trí ung thư mà bác sĩ quyết định có nên tiến hành phẫu thuật hay không). Nếu khối u được giới hạn ở đầu và cổ của tuyến tụy thì bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật Whipple. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đầu tiên hoặc “đầu” của tuyến tụy và khoảng 20% toàn bộ tuyến tụy hoặc phần thứ hai. Nửa dưới của ống mật và phần đầu của ruột cũng bị loại bỏ.
Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm và xem xét các triệu chứng, bệnh sử của bạn để chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT, MRI hoặc đôi khi là chụp cắt lớp phát xạ positron PET có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh chi tiết của tuyến tụy
- Siêu âm nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, dẻo có gắn kèm với máy ảnh xuống dạ dày để quan sát hình ảnh của tụy
- Sinh thiết hoặc lấy mẫu mô của tụy: Sinh thiết là phương pháp loại bỏ một mẫu mô nhỏ ở tụy để kiểm tra dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra yếu tố CA 19-9, một trong những chất chỉ điểm khối u tuyến tụy.
Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh dựa trên kết quả kiểm tra:
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu (giai đoạn 1): Khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy
- Giai đoạn 2: Khối u đã lan đến gần mô bụng hoặc hạch bạch huyết
- Giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến các mạch máu chính và các hạch bạch huyết
- Giai đoạn 4: Khối u đã lan rộng đến các cơ quan khác như gan.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy?
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh này, bao gồm:
Phẫu thuật
Nếu khối u vẫn nằm ở trong tuyến tụy, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật (tùy thuộc vào vị trí ung thư mà bác sĩ quyết định có nên tiến hành phẫu thuật hay không). Nếu khối u được giới hạn ở đầu và cổ của tuyến tụy thì bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật Whipple. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đầu tiên hoặc “đầu” của tuyến tụy và khoảng 20% toàn bộ tuyến tụy hoặc phần thứ hai. Nửa dưới của ống mật và phần đầu của ruột cũng bị loại bỏ.
Xạ trị
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nếu ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tụy, chẳng hạn như xạ trị sử dụng tia X và các tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác cùng với hóa trị. Hóa trị sẽ sử dụng các loại thuốc ung thư để giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.
Chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ là những phương pháp pháp chăm sóc y tế chuyên biệt tập trung vào việc giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng khác của bệnh, đặc biệt đối với ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Xạ trị
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nếu ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tụy, chẳng hạn như xạ trị sử dụng tia X và các tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác cùng với hóa trị. Hóa trị sẽ sử dụng các loại thuốc ung thư để giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.
Chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ là những phương pháp pháp chăm sóc y tế chuyên biệt tập trung vào việc giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng khác của bệnh, đặc biệt đối với ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư tuyến tụy?
Những lời khuyên hữu ích sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này:
- Ngưng hút thuốc lá
- Có chế độ ăn uống thích hợp
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Không nên ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao
- Tránh uống rượu
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư tuyến tụy?
Những lời khuyên hữu ích sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này:
- Ngưng hút thuốc lá
- Có chế độ ăn uống thích hợp
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Không nên ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao
- Tránh uống rượu
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Giải đáp 15 câu hỏi về triêu chứng, điều trị, phòng tái phát ung thư gan