Viêm họng hạt ở lưỡi là một căn bệnh khá nghiêm trọng và có xu hướng dễ tái phát theo mùa. Do đó, căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu rõ cách điều trị cũng cũng như phòng tránh để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.
Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?
Viêm họng hạt ở lưỡi hay còn gọi là viêm họng lưỡi nổi hạt. Đây là một dạng nguy hiểm của bệnh viêm họng mãn tính do các tế bào lympho dưới lưỡi bị nhiễm trùng, sưng lên thành các hạt trắng có kích thước không giống nhau. Các hạt này thường xuất hiện ở lưỡi, cuống lưỡi hoặc niêm mạc họng gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh. Các hiện tượng này được gọi là viêm họng hạt ở lưỡi.
Người bị mắc chứng bệnh này thường ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và dễ tiến triển gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu cho rằng, mức độ nghiêm trọng của viêm họng ở hạt lưỡi cao hơn so với các dạng thông thường nếu để căn bệnh không điều trị lâu ngày sẽ gây sưng viêm và nổi hạt lan ra các vùng lân cận như amidan, phế quản, thanh quản và khí quản.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt ở lưỡi
Cũng giống như bệnh viêm họng, viêm họng hạt ở lưỡi có xu hướng xảy ra khi thời tiết bắt đầu thay đổi. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 5 – 7 ngày và thường có những triệu chứng khá rõ rệt, bạn có thể tự nhận biết.
Người bị viêm họng hạt ở lưỡi sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Khoang miệng đau nhứt, xuất hiện các vết loét ở lợi và môi.
- Bề mặt lưỡi xuất hiện các hạt to nhỏ khác nhau, có màu trắng hoặc đỏ.
- Lưỡi và vòm họng bị khô, nóng do mất nhiều nước nên người bệnh luôn cảm thấy khát nước.
- Dưới đáy lưỡi có các vệt màu trắng do vi khuẩn và các chất cặn bã tích tụ ở đó.
- Cuống lưỡi nổi nhiều hột đỏ gây đau rát, khó chịu khi nhai nuốt thức ăn và cản trở hoạt động giao tiếp hằng ngày.
- Ngứa họng, vướng họng do các hạt sưng to ở đáy lưỡi lan ra khiến người bệnh luôn cảm thấy vướng ở cổ mỗi khi nuốt thức ăn và giao tiếp hằng ngày.
- Vùng niêm mạc cạnh vị trí amidan và đáy lưỡi cảm thấy khô rát hơn so với ngày thường.
- Hơi thở hôi, khò khè do ở lưỡi có các hạt lớn gây cản trở đường thở.
- Bệnh nhân viêm họng hạt ở lưỡi có thể sốt cao lên đến 40 độ. Đây là dấu hiệu của hệ miễn dịch cơ thể đang hoạt động để chống đỡ lại các cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh.
- Ngoài ra, bạn có thêm một số triệu chứng khác như: xuất hiện những cơn ho, khạc đờm, nổi hạch, khó thở do biến chứng đến viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang mũi,…
Còn khi được thăm khám, tình trạng chung của mỗi người là tình trạng niêm mạc sưng tấy, đỏ, ướt và có những hạt sau vòm họng và lưỡi. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng hẹp lại. Bên cạnh đó còn có sự tăng tiết dịch nhầy dọc theo vách họng.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở lưỡi
Viêm họng hạt ở mũi là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp và bất kì ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này nhất là đối với những người có cơ địa yếu, nhạy cảm với thời tiết. Nguy hiểm hơn, nếu bạn không điều trị kịp thời căn bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, tăng nguy cơ ung thư vòm vọng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhưng cụ thể, có thể chia thành 2 nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân này thường bắt nguồn từ các tác nhân từ bên ngoài tác động đến cơ thể, gặp những người có cơ địa yếu, chúng sẽ làm suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng. Ở những đối tượng này, các tác nhân như virus, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào đường mũi và họng gây bệnh.
Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều khi thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi đột ngột, cơ thể con người không thể thích nghi kịp thời nên thường sẽ dễ bị mắc bệnh. Ngoài ra, viêm họng hạt ở lưỡi thường có thể sẽ có nguy cơ cao xuất hiện ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, bụi bẩn, tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Nguyên nhân chủ quan
Viêm họng hạt mãn tính thường là do biến chứng của bệnh viêm xoang lâu ngày gây nên. Ở những người mắc bệnh này, dịch sẽ từ các xoang xuống thành sau họng khiến lớp niêm mạc tại đây bị các chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm và xuất hiện các hạt ở lưỡi.
Những bệnh nhân trào ngược thực quản, viêm dạ dày hay viêm amidan đều có nguy cơ xuất hiện viêm họng hạt ở lưỡi. Thậm chí những người đã điều trị amidan bằng phẫu thuật sẽ có nhiều hơn nguy cơ mắc bệnh do các lympho ở thành sau họng sẽ phát triển mạnh để bù đắp lại những phần mô đã bị cắt bỏ.
Bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ vì đây cũng là một trong những nguy cơ gây viêm họng hạt ở lưỡi nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là vệ sinh răng miệng và tai mũi họng nếu không nó sẽ là nơi thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công vào vòm họng thông qua khoang miệng.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm họng hạt ở lưỡi. Người có sở thích ăn những món ăn chiên xào, cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc sẽ vó nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Bên cạnh đó, nếu bạn mắc những căn bệnh có nguy cơ biến chứng thành viêm họng hạt ở lưỡi thì nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để chữa khỏi bệnh một cách triệt để, tránh dẫn đến nhờn thuốc hoặc gây tái phát về sau.
Cách điều trị viêm họng hạt ở lưỡi
Viêm họng hạt ở lưỡi gây ra tình trạng viêm họng kéo dài gây đau nhứt và khó chịu rất nhiều cho người bệnh. Năng suất lao động cũng có thể giảm sút rõ rệt do các biến chứng không mong muốn. Vì thế, khi mắc phải căn bệnh này, bạn nên tìm cách để ngăn chặn sự phát triển của nó để nhanh chóng cân bằng lại cuộc sống.
Các phương pháp điều trị viêm họng hạt ở lưỡi bao gồm:
Chữa viêm họng hạt ở lưỡi bằng mẹo dân gian
Phương pháp chữa bệnh từ các mẹo dân gian từ lâu đã được rất nhiều người ưa chuộng khi lựa chọn sử dụng bởi tính an toàn và đơn giản của nó. Bạn chỉ cần tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở nhà để điều trị. Cụ thể, một trong những nguyên liệu có thể áp dụng trong mẹo chữa bệnh bao gồm:
- Mật ong: Đây là loại nguyên liệu không chỉ được sử dụng trong làm đẹp mà còn được dùng với mục đích tăng hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp bạn ngăn ngừa được những tác nhân gây bệnh hiệu quả. Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp kháng khuẩn tốt, vì thế bạn kết hợp mật ong với chanh để uống mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
- Gừng: Sử dụng gừng có tác dụng làm thông đường thở, sạch dịch nhầy và giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của các vi khuẩn gây bệnh. Do trong gừng có chất cirtal, zingiberene giúp kháng khuẩn và kháng viêm. Bạn nên dùng dừng bằng cách pha trà hoặc giã với muối rồi ngậm trong miệng sau đó súc lại bằng nước ấm.
- Tỏi: Là gia vị thường xuyên xuất hiện trong các món ăn và là vị thuốc chữa bệnh dân gian áp dụng từ rất lâu đời. Sử dụng tỏi để ngậm mỗi ngày giúp chữa đau họng, đau răng, ho, viêm họng hạt ở lưỡi, viêm nha chu,… rất hiệu quả.
- Lá bạc hà: Loại dược liệu này có một số tác dụng trong tiêu hóa, thông mũi, sát khuẩn, kháng khuẩn, làm giảm đau, cải thiện các triệu chứng như viêm nhiễm, sổ mũi, đau rát cổ họng do viêm họng hạt ở lưỡi gây ra. Bạn chỉ cần nấu nước bạc hà và kiên trì dùng mỗi ngày sẽ cải thiện được những tình trạng trên nhanh chóng nhất.
Chữa viêm họng hạt ở lưỡi bằng Đông y
Phương pháp điều trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng Đông y được tiến hành dựa trên nguyên tắc khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, tiêu đàm. Vì theo Đông y cho rằng bệnh này là do tình trạng suy nhược chức năng phế do tác động của ngoại tà, nhiệt độc, từ đó làm rối loạn vận động khí ở phế, tỳ, thận. Do đó, khi lựa chọn phương pháp này sẽ giúp bổ phế, bổ tỳ, căn bằng âm dương, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh.
Một số bài thuốc chữa viêm họng hạt ở lưỡi như sau:
- Bài thuốc Kinh phòng bài độc tán: Bạn cần chuẩn bị: Kinh giới, khương hoạt, xuyên khung, tiền hồ, phục linh, độc hoạt, phòng phong, chỉ xác, sài hồ, cát cánh, cam thảo mỗi vị 12 gram. Sau đó sắc tất cả vị thuốc với 1,2 lít nước (có thể thêm vào 10 lát gừng và 10 lá bạc hà). Bạn chia thuốc thành 5 lần và uống hết trong ngày
- Bài thuốc Lương cách tán: Chi tử, hoàng cầm, bạc hà diệp, liên kiều mỗi vị 10 gram, đại hoàng, mang tiêu, cam thảo mỗi vị 20 gram. Tán nhỏ các vị thuốc. Mỗi lần lấy khoảng 10 gram thuốc này trộn với bột lá bạc hà và uống với nước trúc diệp mỗi ngày 4 lần.
- Bài thuốc Ngọc nữ tiến: Sinh thạch cao 24 gram, mạch môn đông 16 gram, sinh địa 20 gram, tri mẫu, ngưu tất mỗi vị 12 gram. Sắc cùng 1,8 lít nước rồi chia thành 5 lần uống.
- Bài thuốc Thanh yết lợi cách thang: Bạch thược, hoàng cầm, thăng ma, phòng phong, bạch linh, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi vị 12 gram, cam thảo, nhân sâm mỗi vị 10 gram, hoàng liên 8 gram. Sắc những vị thuốc này với 1,5 lít nước rồi uống ngày 5 lần.
Chữa viêm họng hạt ở lưỡi bằng Tây y
Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y có tác dụng nhanh và cách sử dụng đơn giản vì thế nên nó thường được nhiều người lựa chọn sử dụng. Bệnh nhân tùy vào mức độ viêm họng hạt ở lưỡi của mình mà lựa chọn những loại thuốc điều trị phù hợp:
- Thuốc chống viêm Steroid: Bao gồm Prednisolon, Betamethason,.. Các loại thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, giảm đau ở vùng miệng và niêm mạc họng.
- Thuốc kháng sinh: Đối với loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn sử dụng và chỉ sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc dự phòng cho những trường hợp nặng. Nhóm thuốc thường được dùng là: Beta Lactam, Cephalocsporin,…
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen dùng các loại thuốc này giảm đau họng và hạ thân nhiệt nếu bị sốt trên 38 độ. Và bạn tuyệt đối không nên sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Thuốc Tây chỉ có tác dụng tạm thời trong thời điểm còn tác dụng của thuốc chứ không thể chữa bệnh từ nguyên căn. Một số loại thuốc có thể mang lại tác dụng phụ cho người sử dụng như tác động lên gan, thận, dạ dày và gây các bệnh huyết áp. Vì vậy, khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Chữa viêm họng hạt ở lưỡi bằng phương pháp ngoại khoa
Đây là phương pháp y học hiện đại chủ yếu áp dụng trong các tường hợp bệnh nhân có dấu hiệu càng ngày càng xuất hiện nhiều các hạt ở lưỡi hơn và có nguy cơ lan rộng ra những vùng khác, xuất hiện dấu hiệu biến chứng. Chủ yếu, nó sử dụng tia laser, đốt điện hoặc ion plasma. Phương pháp này sẽ tiếp cận vùng gây bệnh và đẩy lùi chúng một cách nhanh chóng nhất mà không gây đau, không gây chảy máu, đem lại hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật phương pháp này có thể để lại sẹo, nhiễm trùng hầu họng hoặc giữ gìn không cẩn thận có thể gây chảy máu kéo dài. Hơn nữa, sử dụng phương pháp này chỉ loại bỏ được những hạt có kích thước lớn. Theo thời gian, các hạt nhỏ này sẽ lớn dần và gây bệnh trở lại. Do vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng phương pháp này.
Những lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa viêm họng hạt ở lưỡi
Người bệnh khi áp dụng các phương pháp chữa trị trên cần phải kết hợp với việc chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh tái phát.
Cụ thể, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:
Đối với chế độ ăn uống
Những loại thực phẩm cay nóng luôn là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi trở nên sưng đau và tăng lên trầm trọng hơn. Bệnh nhân nên chú ý, cần tránh xa những loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, đồ ăn chiên nướng, chứa nhiều mỡ bệnh nhân khi ăn vào sẽ có nguy cơ tiết ra nhiều đờm hơn.
Ngoài ra, các loại đồ chiên nướng, bánh kẹo thường rất cứng, nhiều góc cạnh khi ăn vào sẽ gây cảm giác đau họng khi tiêu thụ quá nhiều. Những loại thực phẩm này dễ gây tình trạng thương niêm mạc họng, dẫn đến các triệu chứng hạt ở lưỡi ngày càng xuất hiện nhiều hoặc có nguy cơ bị bong tróc gây chảy máu hoặc nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bệnh nhân viêm họng nên uống nhiều nước, tuy nhiên tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống lạnh như kem, chè lạnh vì khi sử dụng chúng bạn sẽ làm tăng nguy cơ khiến cổ họng sưng tấy, và các triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Thêm nữa, người bệnh nên tránh xa rượu bia, các chất kích thích và nước ngọt có ga vì những chất này có nguy cơ khi đi vào cơ thể sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, từ đó làm cho thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn.
Người bệnh nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất, nên ăn nhiều rau củ và uống nhiều nước mát. Tránh tiêu thụ những thực phẩm quá ngọt vì sẽ làm tăng tiết dịch nhờn làm cho cổ hông có đờm và lâu khỏi bệnh.
Đối với sinh hoạt hằng ngày
Chữa bệnh viêm họng nói chung và bệnh viêm họng hạt ở lưỡi nói riêng là rất khó khăn. Nếu chỉ đơn thuần điều trị bằng thuốc thì thời gian khỏi sẽ rất lâu. Vì vậy, trong dinh hoạt hằng ngày, bạn nên lưu ý những điều sau đây để việc chăm sóc và điều trị sẽ hiệu quả hơn:
- Tránh hít phải các khí độc độc hại từ các nhà máy, hóa chất.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi đến những khu vực ô nhiễm môi trường và không khí.
- Sắp xếp công việc hợp lí, hạn chế căng thẳng và stress, cân bằng cuộc sống ở mức ổn định.
- Giữ ấm cơ thể và cổ khi trời lạnh bằng áo ấm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
- Trong các trường hợp bạn mắc các bệnh có thể gây biến chứng thành viêm họng hạt ở lưỡi thì nên điều trị dứt điểm để tránh xảy ra biến chứng và gây ra những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh viêm họng hạt ở lưỡi. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết trong việc phòng và chữa bệnh. Nên nhớ rằng, trong quá trình điều trị nếu có bất cứ vấn đế gì xảy ra hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bằng các phương pháp an toàn và phù hợp.
Xem thêm: 5 bí quyết quản lý thời gian ngủ của trẻ và giúp con ngủ ngon trong mùa hè