Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường huyết để kịp thời xử lý.
Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường huyết để kịp thời xử lý.
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức cho phép. Những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiểm soát đường huyết bằng phương pháp tiết chế và tập luyện thể lực sẽ không đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết. Cơn hạ đường huyết nguy hiểm chỉ xảy ra trên những thai phụ mắc bệnh được điều trị bằng insulin. Khi xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, bạn cần bổ sung đường ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho mẹ và con.
Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn chỉ số đường huyết ở mức bình thường nên là bao nhiêu và cách xử trí khi bị hạ đường huyết cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ lẫn con.
Chỉ số đường huyết ở mức bình thường
Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE) khuyến nghị giới hạn chỉ số đường huyết nằm ở mức bình thường như sau:
Người bị đái tháo đường có mức đường huyết thấp hơn 4mmol/L được xem là hạ đường huyết. Lúc này, bệnh nhân cần được sơ cứu kịp thời.
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức cho phép. Những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiểm soát đường huyết bằng phương pháp tiết chế và tập luyện thể lực sẽ không đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết. Cơn hạ đường huyết nguy hiểm chỉ xảy ra trên những thai phụ mắc bệnh được điều trị bằng insulin. Khi xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, bạn cần bổ sung đường ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho mẹ và con.
Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn chỉ số đường huyết ở mức bình thường nên là bao nhiêu và cách xử trí khi bị hạ đường huyết cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ lẫn con.
Chỉ số đường huyết ở mức bình thường
Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE) khuyến nghị giới hạn chỉ số đường huyết nằm ở mức bình thường như sau:
Người bị đái tháo đường có mức đường huyết thấp hơn 4mmol/L được xem là hạ đường huyết. Lúc này, bệnh nhân cần được sơ cứu kịp thời.
Cách xử trí khi bị hạ đường huyết
Tuy không nhiều phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bị hạ đường huyết nhưng bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để tự xử trí khi cơn hạ đường huyết xảy ra.
- Hãy luôn mang theo kẹo ngọt, nước ngọt trong túi khi đi ra ngoài và để sẵn các thức ăn ngọt cấp cứu ở nơi dễ lấy trong nhà. Sau khi ăn, uống nước đường 10 – 15 phút, bạn đo lại đường huyết. Để tránh đường huyết tăng quá cao sau đó, bạn cần lưu ý là thức ăn cấp cứu chỉ nên chứa khoảng 15g đường hấp thu nhanh.
- Biết các triệu chứng của hạ đường huyết như run tay, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, đói bụng, hoa mắt, chóng mặt, lơ mơ, hôn mê. Ghi một danh sách các triệu chứng và cách xử trí khi chỉ số đái tháo đường thai kỳ hạ dán ở nơi làm việc hoặc nơi thuận tiện tại nhà để phòng khi bạn cần sự giúp đỡ của người khác. Đôi khi đeo các thẻ ghi chú cảnh báo hạ đường huyết trên người cũng rất hữu ích.
- Ghi chú cách dùng máy đo đường huyết mao mạch và hướng dẫn người thân hoặc bạn bè cách sử dụng máy này.
- Không tự chạy xe máy hay lái xe khi đường huyết dưới 70 mg/dl. Khi đường huyết xuống thấp, bạn có thể gây ra tai nạn do mất tỉnh táo.
- Xử trí cơn hạ đường huyết ngay lập tức càng sớm càng tốt.
- Đo đường huyết tại nhà thường xuyên và báo bác sĩ nếu đường huyết dưới 70 mg/dl để điều chỉnh lại liều thuốc.
Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị bằng insulin. Bạn sẽ được hướng dẫn cách ăn uống, sử dụng thuốc, cách tự đo đường huyết và cách nhận biết, xử trí cơn hạ đường huyết trước khi bắt đầu điều trị bằng insulin. Hạ đường huyết nặng có thể gây nên những kết cục đau lòng cho mẹ và em bé. Do đó, bạn hãy luôn cảnh giác trước những triệu chứng hạ đường huyết, kiểm tra đường huyết ngay khi nghi ngờ và ăn đồ ngọt hoặc uống nước đường ngay khi đường huyết dưới 70 mg/dl.
Cách xử trí khi bị hạ đường huyết
Tuy không nhiều phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bị hạ đường huyết nhưng bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để tự xử trí khi cơn hạ đường huyết xảy ra.
- Hãy luôn mang theo kẹo ngọt, nước ngọt trong túi khi đi ra ngoài và để sẵn các thức ăn ngọt cấp cứu ở nơi dễ lấy trong nhà. Sau khi ăn, uống nước đường 10 – 15 phút, bạn đo lại đường huyết. Để tránh đường huyết tăng quá cao sau đó, bạn cần lưu ý là thức ăn cấp cứu chỉ nên chứa khoảng 15g đường hấp thu nhanh.
- Biết các triệu chứng của hạ đường huyết như run tay, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, đói bụng, hoa mắt, chóng mặt, lơ mơ, hôn mê. Ghi một danh sách các triệu chứng và cách xử trí khi chỉ số đái tháo đường thai kỳ hạ dán ở nơi làm việc hoặc nơi thuận tiện tại nhà để phòng khi bạn cần sự giúp đỡ của người khác. Đôi khi đeo các thẻ ghi chú cảnh báo hạ đường huyết trên người cũng rất hữu ích.
- Ghi chú cách dùng máy đo đường huyết mao mạch và hướng dẫn người thân hoặc bạn bè cách sử dụng máy này.
- Không tự chạy xe máy hay lái xe khi đường huyết dưới 70 mg/dl. Khi đường huyết xuống thấp, bạn có thể gây ra tai nạn do mất tỉnh táo.
- Xử trí cơn hạ đường huyết ngay lập tức càng sớm càng tốt.
- Đo đường huyết tại nhà thường xuyên và báo bác sĩ nếu đường huyết dưới 70 mg/dl để điều chỉnh lại liều thuốc.
Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị bằng insulin. Bạn sẽ được hướng dẫn cách ăn uống, sử dụng thuốc, cách tự đo đường huyết và cách nhận biết, xử trí cơn hạ đường huyết trước khi bắt đầu điều trị bằng insulin. Hạ đường huyết nặng có thể gây nên những kết cục đau lòng cho mẹ và em bé. Do đó, bạn hãy luôn cảnh giác trước những triệu chứng hạ đường huyết, kiểm tra đường huyết ngay khi nghi ngờ và ăn đồ ngọt hoặc uống nước đường ngay khi đường huyết dưới 70 mg/dl.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Fine Natural