Nội soi lồng ngực là gì? Khi nào cần tiến hành, những lưu ý và quy trình thực hiện như thế nào, cũng như có những biến chứng nào có thể xảy ra? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội soi lồng ngực là gì? Khi nào cần tiến hành, những lưu ý và quy trình thực hiện như thế nào, cũng như có những biến chứng nào có thể xảy ra? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu chung
Nội soi lồng ngực là gì?
Nội soi lồng ngực là một thủ thuật được dùng để kiểm tra xem có điều gì bất thường trong khoang màng phổi của bạn hay không. Khoang màng phổi là một khoang tạo bởi hai lá của màng phổi, một lá bao bọc mặt ngoài của phổi, một lá lót mặt trong thành ngực.
Bác sĩ có thể thực hiện luôn thủ thuật làm dày dính màng phổi để điều trị tràn dịch màng phổi (là tình trạng có quá nhiều dịch trong khoang màng phổi) hoặc tràn khí màng phổi (tình trạng có không khí ở trong khoang màng phổi). Hai tình trạng trên có thể làm cho phổi bị xẹp lại.
Khi nào bạn nên thực hiện nội soi lồng ngực?
Bạn nên thực hiện nội soi lồng ngực để tìm nguyên nhân gây ra các vấn đề ở phổi (chẳng hạn như khó thở hoặc ho ra máu). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yếu cầu tiến hành nội soi lồng ngực khi bạn có một vùng đáng ngờ ở ngực cần được kiểm tra.
Nội soi lồng ngực có thể được sử dụng để xem xét một khu vực bất thường được nhìn thấy sau khi chụp X-quang ngực hoặc chụp CT . Nó cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu sinh thiết các hạch bạch huyết, mô phổi bất thường, thành ngực hoặc màng phổi. Ngoài ra, nội soi lồng ngực còn kết hợp để loại bỏ chất lỏng dư thừa xung quanh phổi gây khó thở, đồng thời tiến hành kiểm tra ung thư hoặc nhiễm trùng.
Nội soi lồng ngực là gì?
Nội soi lồng ngực là một thủ thuật được dùng để kiểm tra xem có điều gì bất thường trong khoang màng phổi của bạn hay không. Khoang màng phổi là một khoang tạo bởi hai lá của màng phổi, một lá bao bọc mặt ngoài của phổi, một lá lót mặt trong thành ngực.
Bác sĩ có thể thực hiện luôn thủ thuật làm dày dính màng phổi để điều trị tràn dịch màng phổi (là tình trạng có quá nhiều dịch trong khoang màng phổi) hoặc tràn khí màng phổi (tình trạng có không khí ở trong khoang màng phổi). Hai tình trạng trên có thể làm cho phổi bị xẹp lại.
Khi nào bạn nên thực hiện nội soi lồng ngực?
Bạn nên thực hiện nội soi lồng ngực để tìm nguyên nhân gây ra các vấn đề ở phổi (chẳng hạn như khó thở hoặc ho ra máu). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yếu cầu tiến hành nội soi lồng ngực khi bạn có một vùng đáng ngờ ở ngực cần được kiểm tra.
Nội soi lồng ngực có thể được sử dụng để xem xét một khu vực bất thường được nhìn thấy sau khi chụp X-quang ngực hoặc chụp CT . Nó cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu sinh thiết các hạch bạch huyết, mô phổi bất thường, thành ngực hoặc màng phổi. Ngoài ra, nội soi lồng ngực còn kết hợp để loại bỏ chất lỏng dư thừa xung quanh phổi gây khó thở, đồng thời tiến hành kiểm tra ung thư hoặc nhiễm trùng.
Thận trọng/Cảnh báo
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi lồng ngực?
Nội soi lồng ngực có thể là không an toàn cho những người đã từng phẫu thuật phổi trước đó, những người có rối loạn đông máu, hoặc những người không thể thở được chỉ với một lá phổi (vì trong quá trình nội soi, một bên phổi của bạn sẽ được làm xẹp hoàn toàn hoặc một phần).
Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp (CT) có thể cho thêm nhiều thông tin. Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện thêm thủ thuật sinh thiết (lấy một mẫu mô màng phổi để xét nghiệm) bằng cách đưa một kim nhỏ vào lồng ngực của bạn.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi lồng ngực?
Nội soi lồng ngực có thể là không an toàn cho những người đã từng phẫu thuật phổi trước đó, những người có rối loạn đông máu, hoặc những người không thể thở được chỉ với một lá phổi (vì trong quá trình nội soi, một bên phổi của bạn sẽ được làm xẹp hoàn toàn hoặc một phần).
Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp (CT) có thể cho thêm nhiều thông tin. Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện thêm thủ thuật sinh thiết (lấy một mẫu mô màng phổi để xét nghiệm) bằng cách đưa một kim nhỏ vào lồng ngực của bạn.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện nội soi lồng ngực?
Hãy báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn thường xuyên uống thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid (như aspirin, ibuprofen, hay naproxen), hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn ngưng uống một số loại thuốc trước khi làm thủ thuật. Bạn nên khai báo luôn cả các loại thuốc nam, thuốc bắc hoặc các loại thực phẩm chức năng bạn đang dùng.
Bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng vài giờ trước khi tiến hành thủ thuật.
Ngay trước khi làm thủ thuật, y tá sẽ đặt một kim luồn vào tĩnh mạch ở tay của bạn, sau đó bạn sẽ được gây mê toàn thân.
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện nội soi lồng ngực?
Hãy báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn thường xuyên uống thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid (như aspirin, ibuprofen, hay naproxen), hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn ngưng uống một số loại thuốc trước khi làm thủ thuật. Bạn nên khai báo luôn cả các loại thuốc nam, thuốc bắc hoặc các loại thực phẩm chức năng bạn đang dùng.
Bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng vài giờ trước khi tiến hành thủ thuật.
Ngay trước khi làm thủ thuật, y tá sẽ đặt một kim luồn vào tĩnh mạch ở tay của bạn, sau đó bạn sẽ được gây mê toàn thân.
Quy trình thực hiện nội soi lồng ngực
Nội soi lồng ngực có thể là một thủ tục ngoại trú, bạn có thể chỉ cần gây mê cục bộ (không phải toàn thân) và dùng thuốc an thần nhẹ. Quy trình ngoại trú tương tự như những gì được mô tả dưới đây, còn đối với quy trình nội trú thường sẽ phức tạp hơn và cần được thực hiện trong phòng mổ.
Khi tiến hành nội soi lồng ngực, bạn sẽ được truyền thuốc qua đường truyền tĩnh mạch để đưa bạn vào giấc ngủ sâu (gây mê toàn thân). Một ống sẽ được đưa vào cổ họng của bạn và được nối với máy thở. Một vết cắt nhỏ được tạo ra ở phía sau ngay dưới đầu của xương bả vai giữa hai xương sườn, cũng là nơi đặt ống soi lồng ngực.
Một vết cắt nhỏ khác được thực hiện ngay bên dưới cánh tay ở cùng bên để dụng cụ cắt có thể được đưa vào. Thông thường, một phần không khí trong phổi có thể được thoát ra nên dễ dàng nhìn thấy bất kỳ khu vực bất thường nào. Sau đó, bất kỳ khu vực bất thường nào được loại bỏ hoặc sinh thiết bằng dụng cụ cắt và kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Nếu chất lỏng cần được loại bỏ, một vết cắt thứ ba được thực hiện ở thành dưới ngực và một ống thông mềm (gọi là ống lồng ngực) được đưa vào để chất lỏng có thể chảy ra ngoài trong vài ngày. Sau đó, dụng cụ soi lồng ngực và dụng cụ cắt sẽ được lấy ra và đóng các vết cắt lại. Sau khi quy trình hoàn tất, bạn sẽ được nhẹ nhàng đánh thức và tháo máy thở.
Quy trình này có thể mất từ 30 đến 90 phút, nhưng có thể lâu hơn, tùy thuộc vào những gì đang được thực hiện.
Sau khi khi thực hiện nội soi lồng ngực
Sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ được theo dõi sát sao để đảm bảo rằng không gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Khi thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể bị chệnh choạng hoặc bối rối trong vài giờ. Miệng và cổ họng có thể sẽ bị tê trong vài giờ. Bạn sẽ không được phép ăn uống cho đến khi hết tê. Sau khi hết tê, bạn có thể bị đau họng, ho hoặc khàn giọng trong ngày hôm sau. Bạn có thể bị đau hoặc tê ở các vị trí vết cắt.
Nếu bạn làm thủ thuật ngoại trú, bạn sẽ có thể về nhà sau một vài giờ. Bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn cụ thể về những gì bạn có thể làm và không thể làm trong vài giờ sau khi nội soi lồng ngực.
Quy trình thực hiện nội soi lồng ngực
Nội soi lồng ngực có thể là một thủ tục ngoại trú, bạn có thể chỉ cần gây mê cục bộ (không phải toàn thân) và dùng thuốc an thần nhẹ. Quy trình ngoại trú tương tự như những gì được mô tả dưới đây, còn đối với quy trình nội trú thường sẽ phức tạp hơn và cần được thực hiện trong phòng mổ.
Khi tiến hành nội soi lồng ngực, bạn sẽ được truyền thuốc qua đường truyền tĩnh mạch để đưa bạn vào giấc ngủ sâu (gây mê toàn thân). Một ống sẽ được đưa vào cổ họng của bạn và được nối với máy thở. Một vết cắt nhỏ được tạo ra ở phía sau ngay dưới đầu của xương bả vai giữa hai xương sườn, cũng là nơi đặt ống soi lồng ngực.
Một vết cắt nhỏ khác được thực hiện ngay bên dưới cánh tay ở cùng bên để dụng cụ cắt có thể được đưa vào. Thông thường, một phần không khí trong phổi có thể được thoát ra nên dễ dàng nhìn thấy bất kỳ khu vực bất thường nào. Sau đó, bất kỳ khu vực bất thường nào được loại bỏ hoặc sinh thiết bằng dụng cụ cắt và kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Nếu chất lỏng cần được loại bỏ, một vết cắt thứ ba được thực hiện ở thành dưới ngực và một ống thông mềm (gọi là ống lồng ngực) được đưa vào để chất lỏng có thể chảy ra ngoài trong vài ngày. Sau đó, dụng cụ soi lồng ngực và dụng cụ cắt sẽ được lấy ra và đóng các vết cắt lại. Sau khi quy trình hoàn tất, bạn sẽ được nhẹ nhàng đánh thức và tháo máy thở.
Quy trình này có thể mất từ 30 đến 90 phút, nhưng có thể lâu hơn, tùy thuộc vào những gì đang được thực hiện.
Sau khi khi thực hiện nội soi lồng ngực
Sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ được theo dõi sát sao để đảm bảo rằng không gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Khi thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể bị chệnh choạng hoặc bối rối trong vài giờ. Miệng và cổ họng có thể sẽ bị tê trong vài giờ. Bạn sẽ không được phép ăn uống cho đến khi hết tê. Sau khi hết tê, bạn có thể bị đau họng, ho hoặc khàn giọng trong ngày hôm sau. Bạn có thể bị đau hoặc tê ở các vị trí vết cắt.
Nếu bạn làm thủ thuật ngoại trú, bạn sẽ có thể về nhà sau một vài giờ. Bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn cụ thể về những gì bạn có thể làm và không thể làm trong vài giờ sau khi nội soi lồng ngực.
Nếu bạn bị gây mê toàn thân, rất có thể sẽ ở lại bệnh viện vài ngày. Nếu một ống ngực được đưa vào để hút chất lỏng, nó có thể được rút ra trong vài ngày sau khi ngừng thoát dịch.
Nếu có tiến hành sinh thiết, kết quả thường sẽ có trong vòng vài ngày hoặc có thể lâu hơn. Bạn sẽ cần tái khám với bác sĩ sau khi làm thủ thuật để nhận được kết quả.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết nhất.
Nếu bạn bị gây mê toàn thân, rất có thể sẽ ở lại bệnh viện vài ngày. Nếu một ống ngực được đưa vào để hút chất lỏng, nó có thể được rút ra trong vài ngày sau khi ngừng thoát dịch.
Nếu có tiến hành sinh thiết, kết quả thường sẽ có trong vòng vài ngày hoặc có thể lâu hơn. Bạn sẽ cần tái khám với bác sĩ sau khi làm thủ thuật để nhận được kết quả.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết nhất.
Biến chứng
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Những biến chứng bạn có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật này bao gồm:
- Đau
- Tràn khí màng phổi
- Khó thở
- Chảy máu
- Nhiễm trùng trong khoang màng phổi
- Nhiễm trùng vết mổ
Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực sau khi nội soi lồng ngực để kiểm tra tình trạng tràn khí màng phổi (hoặc các vấn đề về phổi khác). Một số biến chứng có thể tự biến mất, nhưng nếu chúng gây ra các triệu chứng (chẳng hạn như khó thở) thì sẽ cần được điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Những biến chứng bạn có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật này bao gồm:
- Đau
- Tràn khí màng phổi
- Khó thở
- Chảy máu
- Nhiễm trùng trong khoang màng phổi
- Nhiễm trùng vết mổ
Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực sau khi nội soi lồng ngực để kiểm tra tình trạng tràn khí màng phổi (hoặc các vấn đề về phổi khác). Một số biến chứng có thể tự biến mất, nhưng nếu chúng gây ra các triệu chứng (chẳng hạn như khó thở) thì sẽ cần được điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh gan giai đoạn đầu – Giúp nhận biết sớm