Sinh thiết vú là gì?
Sinh thiết vú là một thủ thuật y tế đơn giản, trong đó một mẫu mô vú được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm để làm các xét nghiệm. Sinh thiết vú là cách tốt nhất để đánh giá khối u ở vú hoặc một phần của vú có phải là ung thư hay không.
Bạn cần nhớ rằng không phải khối u nào cũng là ung thư. Vẫn có nhiều căn bệnh gây ra các khối u ở vú nhưng chúng không phải là ung thư. Thủ thuật sinh thiết vú sẽ giúp xác định được khối u của bạn là ung thư hay lành tính (không bị ung thư).
Tại sao phải thực hiện sinh thiết vú?
Sinh thiết vú thường được thực hiện để kiểm tra xem một khối u trong ngực của bạn có phải là ung thư hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì khối u vú có vẻ khá đáng sợ, nhưng chỉ 1/5 trong số đó là ung thư.
Bác sĩ thường sẽ yêu cầu sinh thiết nếu họ phát hiện ra bạn có một khối u ở vú khi chụp quang tuyến vú, siêu âm vú, hay khám lâm sàng phát hiện ra bạn có khối u.
Thủ thuật sinh thiết cũng có thể được yêu cầu nếu núm vú của bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường như tiết ra máu, da đóng vảy, lõm vào hoặc căng ra. Tất cả điều này đều cho thấy triệu chứng của một khối u ở vú.
Những nguy cơ của thủ thuật sinh thiết vú
Mặc dù thủ thuật sinh thiết vú tương đối đơn giản và ít nguy cơ, nhưng bất cứ phương pháp phẫu thuật nào cũng hàm chứa những rủi ro. Một số tác dụng phụ mà thủ thuật sinh thiết có thể gây ra bao gồm:
- Ảnh hưởng tới hình dạng ngực bạn, tùy thuộc vào kích cỡ của phần mô bị loại bỏ
- Làm vú bị bầm và sưng
- Gây nhức ở chỗ tiêm
- Chỗ sinh thiết bị nhiễm trùng
Hãy tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vú sau khi sinh thiết.
Sinh thiết thường hiếm khi để lại biến chứng. Hơn nữa lợi ích của việc kiểm tra được các khối u có nguy cơ là ung thư lớn hơn nhiều so với các rủi ro của thủ thuật này.
Bạn phát hiện ung thư càng nhanh thì có thể tiến hành điều trị càng sớm và nhờ đó cơ hội khỏi bệnh sẽ càng lớn hơn.
Chuẩn bị cho thủ thuật sinh thiết vú như thế nào?
Trước khi tiến hành sinh thiết, hãy nói với bác sĩ tất cả các loại dị ứng mà bạn mắc phải, đặc biệt là dị ứng với thuốc gây mê.
Ngoài ra, bạn cũng cần nói cho bác sĩ biết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn như aspirin hoặc thực phẩm chức năng vì chúng có thể gây hiện tượng chảy máu kéo dài.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn chụp cộng hưởng từ (MRI), hãy thông báo cho họ nếu bạn có bất cứ loại máy điện tử nào được đặt trong cơ thể bạn, ví dụ như máy tạo nhịp tim.
Nếu có thai hoặc nghi ngờ mình có thai, bạn cũng nên nói cho bác sĩ vì xét nghiệm được cho là không an toàn cho thai nhi.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên mang áo ngực khi đến buổi sinh thiết. Chiếc áo ngực sẽ giúp bạn giữ các túi nước đá mà bác sĩ sẽ đưa cho bạn để giảm đau và chống viêm.
Thủ thuật sinh thiết được tiến hành như thế nào?
Trước khi sinh thiết, bác sĩ sẽ khám vú của bạn. Việc này bao gồm khám tổng quát bằng tay, siêu âm, chụp quang tuyến vú hoặc chụp MRI.
Trong lúc thực hiện một trong các kiểm tra trên, bác sĩ có thể đặt một cây kim nhỏ hoặc một cọng dây vào khu vực có khối u để đánh dấu vị trí bất thường, nhờ đó mà bác sĩ phẫu thuật có thể dễ dàng tìm ra chỗ đó. Bạn sẽ được gây mê cục bộ để làm tê liệt khu vực chung quanh khối u.
Các loại sinh thiết vú
Có nhiều phương pháp phẫu thuật để lấy mẫu mô vú. Những phương pháp đó bao gồm:
Phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)
Ở thủ thuật này, bạn sẽ nằm trên bàn trong lúc bác sĩ phẫu thuật chọc một cây kim và ống tiêm nhỏ vào trong khối u và rút ra một ít dịch để mang đi xét nghiệm. Nó sẽ giúp xác định được khối u của bạn là u nang chứa chất lỏng hay khối u dạng rắn.
Phương pháp sinh thiết kim lấy lõi (CNB)
Gần giống như phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ, nhưng phương pháp này sẽ sử dụng một cây kim lớn hơn để lấy những mẫu xét nghiệm, mỗi mẫu sẽ có kích thước bằng một hạt gạo.
Phương pháp sinh thiết kim định vị không gian
Ở phương pháp này, bạn sẽ nằm sấp trên một chiếc bàn có lỗ. Chiếc bàn này chạy bằng điện và có thể nâng lên. Bằng cách này, các bác sĩ phẫu thuật có thể làm việc dưới bàn trong khi vú của bạn được đặt vững chắc giữa hai tấm kim loại. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ và lấy mẫu xét nghiệm bằng một cây kim hoặc máy dò hút.
Phương pháp sinh thiết kim lấy lõi theo chỉ dẫn của ảnh chụp MRI
Ở phương pháp này, bạn sẽ nằm sấp và ngực bạn sẽ nằm trong một chỗ lõm trên bàn. Một chiếc máy chụp MRI sẽ cung cấp hình ảnh để bác sĩ phẫu thuật xác định được khối u. Một vết mổ nhỏ sẽ được thực hiện tại đó và mẫu xét nghiệm sẽ được lấy bằng một cây kim lấy lõi.
Phương pháp phẫu thuật sinh thiết
Phương pháp này sẽ cắt bỏ một phần ở vú, sau đó phần mô vú bị cắt đi sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm của bệnh viện để làm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm sẽ cho biết khối ung thư đã được cắt bỏ đủ chưa. Bác sĩ sẽ đánh dấu điểm khối u đó bằng một miếng kim loại nhỏ để dễ dàng theo dõi nó trong tương lai.
Sau buổi sinh thiết
Sau buổi sinh thiết, bạn sẽ được xuất viện, còn mẫu xét nghiệm sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm. Thường thì chỉ sau vài ngày là sẽ có kết quả phân tích.
Bạn cần chăm sóc nơi sinh thiết bằng cách làm sạch và thay băng thường xuyên. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc vết thương.
Nếu bạn bị sốt trên 37°C hoặc bị mẩn đỏ, nóng, tiết dịch ở khu vực vừa tiến hành sinh thiết, bạn nên liên lạc với bác sĩ vì đó đều là các dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Kết quả sinh thiết vú
Kết quả xét nghiệm của bạn có thể là lành tính (không có ung thư), tiền ung thư hoặc bị ung thư. Nếu mẫu xét nghiệm là ung thư, kết quả sinh thiết cũng sẽ cho biết đó là loại ung thư nào. Những loại ung thư có thể được phát hiện bao gồm:
- Ung thư tuyến vú: ung thư ở các ống dẫn vú
- Ung thư vú dạng viêm: một dạng ung thư hiếm gặp khiến vùng da của vú xuất hiện nhiễm trùng
- Bệnh Paget: một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến đầu vú
Bác sĩ sẽ sử dụng danh sách các loại ung thư và các thông tin khác từ thủ thuật sinh thiết để giúp lập kế hoạch điều trị cho bạn. Nó sẽ có thể bao gồm biện pháp cắt bỏ khối u vú (phẫu thuật cắt bỏ bướu), xạ trị, hóa trị, và/hoặc liệu pháp sử dụng hormone.
Tuy nhiên, có một số căn bệnh khác không phải ung thư cũng gây ra các khối u ở ngực. Chúng bao gồm:
- U xơ tuyến: một khối u lành tính ở mô vú
- Bệnh u nang xơ: xuất hiện khối u ở ngực do thay đổi hormone và gây đau nhức
- U nhú ống dẫn sữa: khối u nhỏ và lành tính ở tuyến sữa
- Hoại tử mô mỡ ở vú: các khối u hình thành từ các mô mỡ bị thâm, tổn thương hoặc chết.
Sinh thiết vú là gì?
Sinh thiết vú là một thủ thuật y tế đơn giản, trong đó một mẫu mô vú được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm để làm các xét nghiệm. Sinh thiết vú là cách tốt nhất để đánh giá khối u ở vú hoặc một phần của vú có phải là ung thư hay không.
Bạn cần nhớ rằng không phải khối u nào cũng là ung thư. Vẫn có nhiều căn bệnh gây ra các khối u ở vú nhưng chúng không phải là ung thư. Thủ thuật sinh thiết vú sẽ giúp xác định được khối u của bạn là ung thư hay lành tính (không bị ung thư).
Tại sao phải thực hiện sinh thiết vú?
Sinh thiết vú thường được thực hiện để kiểm tra xem một khối u trong ngực của bạn có phải là ung thư hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì khối u vú có vẻ khá đáng sợ, nhưng chỉ 1/5 trong số đó là ung thư.
Bác sĩ thường sẽ yêu cầu sinh thiết nếu họ phát hiện ra bạn có một khối u ở vú khi chụp quang tuyến vú, siêu âm vú, hay khám lâm sàng phát hiện ra bạn có khối u.
Thủ thuật sinh thiết cũng có thể được yêu cầu nếu núm vú của bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường như tiết ra máu, da đóng vảy, lõm vào hoặc căng ra. Tất cả điều này đều cho thấy triệu chứng của một khối u ở vú.
Những nguy cơ của thủ thuật sinh thiết vú
Mặc dù thủ thuật sinh thiết vú tương đối đơn giản và ít nguy cơ, nhưng bất cứ phương pháp phẫu thuật nào cũng hàm chứa những rủi ro. Một số tác dụng phụ mà thủ thuật sinh thiết có thể gây ra bao gồm:
- Ảnh hưởng tới hình dạng ngực bạn, tùy thuộc vào kích cỡ của phần mô bị loại bỏ
- Làm vú bị bầm và sưng
- Gây nhức ở chỗ tiêm
- Chỗ sinh thiết bị nhiễm trùng
Hãy tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vú sau khi sinh thiết.
Sinh thiết thường hiếm khi để lại biến chứng. Hơn nữa lợi ích của việc kiểm tra được các khối u có nguy cơ là ung thư lớn hơn nhiều so với các rủi ro của thủ thuật này.
Bạn phát hiện ung thư càng nhanh thì có thể tiến hành điều trị càng sớm và nhờ đó cơ hội khỏi bệnh sẽ càng lớn hơn.
Chuẩn bị cho thủ thuật sinh thiết vú như thế nào?
Trước khi tiến hành sinh thiết, hãy nói với bác sĩ tất cả các loại dị ứng mà bạn mắc phải, đặc biệt là dị ứng với thuốc gây mê.
Ngoài ra, bạn cũng cần nói cho bác sĩ biết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn như aspirin hoặc thực phẩm chức năng vì chúng có thể gây hiện tượng chảy máu kéo dài.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn chụp cộng hưởng từ (MRI), hãy thông báo cho họ nếu bạn có bất cứ loại máy điện tử nào được đặt trong cơ thể bạn, ví dụ như máy tạo nhịp tim.
Nếu có thai hoặc nghi ngờ mình có thai, bạn cũng nên nói cho bác sĩ vì xét nghiệm được cho là không an toàn cho thai nhi.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên mang áo ngực khi đến buổi sinh thiết. Chiếc áo ngực sẽ giúp bạn giữ các túi nước đá mà bác sĩ sẽ đưa cho bạn để giảm đau và chống viêm.
Thủ thuật sinh thiết được tiến hành như thế nào?
Trước khi sinh thiết, bác sĩ sẽ khám vú của bạn. Việc này bao gồm khám tổng quát bằng tay, siêu âm, chụp quang tuyến vú hoặc chụp MRI.
Trong lúc thực hiện một trong các kiểm tra trên, bác sĩ có thể đặt một cây kim nhỏ hoặc một cọng dây vào khu vực có khối u để đánh dấu vị trí bất thường, nhờ đó mà bác sĩ phẫu thuật có thể dễ dàng tìm ra chỗ đó. Bạn sẽ được gây mê cục bộ để làm tê liệt khu vực chung quanh khối u.
Các loại sinh thiết vú
Có nhiều phương pháp phẫu thuật để lấy mẫu mô vú. Những phương pháp đó bao gồm:
Phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)
Ở thủ thuật này, bạn sẽ nằm trên bàn trong lúc bác sĩ phẫu thuật chọc một cây kim và ống tiêm nhỏ vào trong khối u và rút ra một ít dịch để mang đi xét nghiệm. Nó sẽ giúp xác định được khối u của bạn là u nang chứa chất lỏng hay khối u dạng rắn.
Phương pháp sinh thiết kim lấy lõi (CNB)
Gần giống như phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ, nhưng phương pháp này sẽ sử dụng một cây kim lớn hơn để lấy những mẫu xét nghiệm, mỗi mẫu sẽ có kích thước bằng một hạt gạo.
Phương pháp sinh thiết kim định vị không gian
Ở phương pháp này, bạn sẽ nằm sấp trên một chiếc bàn có lỗ. Chiếc bàn này chạy bằng điện và có thể nâng lên. Bằng cách này, các bác sĩ phẫu thuật có thể làm việc dưới bàn trong khi vú của bạn được đặt vững chắc giữa hai tấm kim loại. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ và lấy mẫu xét nghiệm bằng một cây kim hoặc máy dò hút.
Phương pháp sinh thiết kim lấy lõi theo chỉ dẫn của ảnh chụp MRI
Ở phương pháp này, bạn sẽ nằm sấp và ngực bạn sẽ nằm trong một chỗ lõm trên bàn. Một chiếc máy chụp MRI sẽ cung cấp hình ảnh để bác sĩ phẫu thuật xác định được khối u. Một vết mổ nhỏ sẽ được thực hiện tại đó và mẫu xét nghiệm sẽ được lấy bằng một cây kim lấy lõi.
Phương pháp phẫu thuật sinh thiết
Phương pháp này sẽ cắt bỏ một phần ở vú, sau đó phần mô vú bị cắt đi sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm của bệnh viện để làm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm sẽ cho biết khối ung thư đã được cắt bỏ đủ chưa. Bác sĩ sẽ đánh dấu điểm khối u đó bằng một miếng kim loại nhỏ để dễ dàng theo dõi nó trong tương lai.
Sau buổi sinh thiết
Sau buổi sinh thiết, bạn sẽ được xuất viện, còn mẫu xét nghiệm sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm. Thường thì chỉ sau vài ngày là sẽ có kết quả phân tích.
Bạn cần chăm sóc nơi sinh thiết bằng cách làm sạch và thay băng thường xuyên. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc vết thương.
Nếu bạn bị sốt trên 37°C hoặc bị mẩn đỏ, nóng, tiết dịch ở khu vực vừa tiến hành sinh thiết, bạn nên liên lạc với bác sĩ vì đó đều là các dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Kết quả sinh thiết vú
Kết quả xét nghiệm của bạn có thể là lành tính (không có ung thư), tiền ung thư hoặc bị ung thư. Nếu mẫu xét nghiệm là ung thư, kết quả sinh thiết cũng sẽ cho biết đó là loại ung thư nào. Những loại ung thư có thể được phát hiện bao gồm:
- Ung thư tuyến vú: ung thư ở các ống dẫn vú
- Ung thư vú dạng viêm: một dạng ung thư hiếm gặp khiến vùng da của vú xuất hiện nhiễm trùng
- Bệnh Paget: một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến đầu vú
Bác sĩ sẽ sử dụng danh sách các loại ung thư và các thông tin khác từ thủ thuật sinh thiết để giúp lập kế hoạch điều trị cho bạn. Nó sẽ có thể bao gồm biện pháp cắt bỏ khối u vú (phẫu thuật cắt bỏ bướu), xạ trị, hóa trị, và/hoặc liệu pháp sử dụng hormone.
Tuy nhiên, có một số căn bệnh khác không phải ung thư cũng gây ra các khối u ở ngực. Chúng bao gồm:
- U xơ tuyến: một khối u lành tính ở mô vú
- Bệnh u nang xơ: xuất hiện khối u ở ngực do thay đổi hormone và gây đau nhức
- U nhú ống dẫn sữa: khối u nhỏ và lành tính ở tuyến sữa
- Hoại tử mô mỡ ở vú: các khối u hình thành từ các mô mỡ bị thâm, tổn thương hoặc chết.
Xem thêm: Đầy hơi chướng bụng ảnh hưởng đến hệ thần kinh như thế nào?