Hẹp bao quy đầu ở trẻ em nam là một vấn đề thường gặp ở trẻ em và nam giới trưởng thành. Trong một số trường hợp, hẹp bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng bình thường và hầu hết sẽ tự tách ra khi trẻ lớn. Ở người trường thành bị hẹp bao quy đầu có thể gây ra một số bất tiện trong sinh hoạt tình dục, vệ sinh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm…
Hẹp bao quy đầu là bệnh gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da bao quy đầu phủ lên đầu dương vật. Bao quy đầu bị thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Đây là tình trạng thường gặp phải ở trẻ nhỏ, trong đó có khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu. Tình trạng này có thể biến mất khi trưởng thành, tuy nhiên khi dương vật phát triển và bắt đầu cương cứng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi. Khi dùng tay kéo lớp da bao quy đầu xuống sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
Có hai dạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Trong đó tỷ lệ hẹp bao quy đầu sinh lý chiếm hầu hết các trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu. Trường hợp hẹp bao quy đầu do bệnh lý ít gặp hơn (<16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.
Trong độ tuổi trưởng thành, nam giới được phân làm 2 nhóm hẹp bao quy đầu gồm:
- Bán hẹp bao quy đầu: Phần trên của quy đầu chỉ tuột hết được phần đầu dương vật. Tuy nhiên, khi cương cứng thì chỉ tuột được một nửa.
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Đây là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột khỏi dương vật, mặc dù dương vật cương cứng hay khi ở trạng thái bình thường.
Hẹp bao quy đầu không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Ở trẻ sơ sinh, đây là tình trạng sinh lý bình thường khi da quy đầu dính với quy đầu. Trong giai đoạn dậy thì, dương vật bắt đầu phát triển nhanh, to và dài ra, lúc này bao quy đầu sẽ tự tuột ra ngoài. Trong đó có khoảng 50% trẻ một tuổi, 90% trẻ 3 tuổi và 99% trẻ 17 tuổi có thể tuột da quy đầu lên bình thường. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo cha mẹ không nên cố gắng tuột da quy đầu cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu
Như đã đề cập, tình trạng hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý mà là sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Phần lớn nguyên nhân gây gây hẹp bao quy đầu bẩm binh chiếm hầu hết các trường hợp. Đây là cấu trúc phát triển bình thường của cơ thể, khi trẻ vừa mới sinh ra không có khả năng bảo vệ bộ phận sinh dục, khi đó, bao da bao quy đầu đảm nhiệm trọng trách này bằng cách che phủ và dính chặt vào quy đầu.
Đối với nguyên nhân hẹp bao quy đầu do bệnh lý, chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trưởng thành. Mặc dù trường hợp này ít gặp hơn cần được can thiệp sớm, nhằm tránh để lại sẹo xơ gây dính bao quy đầu. Tình trạng sẹo xơ có thể là do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra.
Biểu hiện của bệnh hẹp bao quy đầu ở người lớn
Nam giới bị hẹp bao quy đầu có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu cơ bản. Đặc biệt là biểu hiện của phần quy đầu chỉ lộ ra một khoảng nhỏ hoặc bị trùm kín hoàn toàn ngay cả khi cương cứng. Một số dấu hiệu khác giúp nhận biết tình trạng hẹp bao quy đầu ở người lớn:
- Khó có thể cương cứng: Do đầu của dương vật bị phần da quy đầu bao bọc khiến dương vật luôn bị bó chặt bởi một lớp da bao quy đầu quá dày bao bọc bên ngoài. Nam giới phải dùng tay kéo lớp da đó xuống dưới gốc dương vật mỗi khi cương cứng thì mới có thể lộ đầu dương vật ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quan hệ tình dục, quý ông cần thời gian lâu hơn để kích thích và đạt trạng thái cương dương.
- Đau rát khi cương cứng: Phần lớn trường hợp hẹp bao quy đầu ở tuổi trưởng thành đều gặp phải ít nhiều đau đớn khi quan hệ tình dục. Bởi vì lớp da bao bọc quanh dương vật luôn thắt chặt và bó chặt vào dương vật, điều này khiến nam giới luôn có cảm giác đau khi cương cứng.
- Dương vật sưng đỏ mọng nước: Người bệnh có thể nhận thấy vùng da bao quy đầu bị sưng tấy đỏ, mỗi lần đi vệ sinh đều đau buốt. Tình trạng này sẽ không cho nước tiểu thoát hết ra ngoài. Lượng nước tiểu đọng lại dưới lớp bao da quy đầu gây viêm nhiễm, sưng tấy, mẩn đỏ và căng phồng lên.
- Bựa sinh dục tích tụ: Tình trạng bao quy đầu bó lấy dương vật sẽ khiến cho khâu vệ sinh gặp khó khăn. Vì thế khi quan hệ tình dục sẽ xảy ra tình trạng bựa sinh dục không được loại bỏ mà tích tụ ở dưới lớp bao quy đầu. Điều này sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi phát triển.
- Xuất tinh sớm: Một ảnh hưởng của tình trạng hẹp bao quy đầu thường gặp ở nam giới trưởng thành là lớp da bao kín phần quy đầu dễ bị nhạy cảm, khi chịu sự kích thích. Điều này khiến nam giới dễ bị hưng phấn quá mức, từ đó dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm. Một số trường hợp còn gây rối loạn khả năng cương cứng.
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?
Theo nhận định của các chuyên gia thì hẹp bao quy đầu hẹp là bệnh lý nam khoa lành tính. Bệnh không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tình dục của đấng mày râu. Mức độ ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu còn phụ thuộc vào cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín của nam giới. Trong số ít trường hợp, hẹp bao quy đầu tạo điều kiện gây viêm nhiễm, ung thư dương vật vô cùng nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm của hẹp bao quy đầu gồm:
Cản trở sự phát triển của dương vật
Đối với trẻ em, tình trạng hẹp bao quy đầu khi không được can thiệp điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Do hạn chế lưu thông máu khiến dương vật không thể đạt được kích cỡ bình thường. Bởi vì dương vật luôn bị bao phủ và bó hẹp trong lớp da mà không được tự do phát triển.
Đối với người trưởng thành, hẹp bao quy đầu khiến cho quá trình cương cứng bị ức chế gây đau tức, khó chịu. Lâu dần tình trạng này sẽ khiến quá trình lưu thông máu hoạt động không hiệu quả gây phù nề. Nếu không may dương vật bị tổn thương cũng mất nhiều thời gian hồi phục hơn do máu không được lưu thông tốt.
Gây khó khăn cho việc đi tiểu
Một vấn đề thường gặp ở người bị hẹp bao quy đầu là việc tiểu tiện cũng bị ảnh hưởng. Hẹp làm bó chặt lỗ niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu. Đa số nam giới bị hẹp hoặc bán hẹp bao quy đầu thường phải cố gắng rặn cho nước tiểu ra hết. Tình trạng tiếp diễn kéo dài khiến chức năng của bàng quang bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây suy thận. Do đó cần lưu ý nếu hoạt động bài tiết chị cản
trở thì nam giới cần điều trị ngay.
Gây các bệnh viêm nhiễm
Viêm nhiễm đường tiểu là biến chứng thường gặp ở người bị hẹp bao quy đầu. Da bao quy đầu chít hẹp không lộn xuống được để vệ sinh sạch sẽ, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và chất độc trong nước tiểu bị giữ lại. Nếu xảy ra thường xuyên, lâu ngày tại các ké dương vật hình thành nên bựa sinh dục. Bựa sinh dục có chứa vi khuẩn và dễ phát sinh nấm, nếu chúng xâm nhập ngược vào trong đường tiểu của nam giới sẽ gây ra bệnh nam khoa. Triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng là tình trạng sưng, nổi mụn nhọt ở cơ quan sinh dục.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Ở độ tuổi trưởng thành, nam giới phát triển dương vật về cả chiều rộng vẫn chiều dài, hoạt động cương cứng cũng diễn ra thường xuyên. Hẹp bao quy đầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn xuất tinh, đau khi cương dương, bệnh nham khoa, viêm đường tiết niệu… Những bệnh lý nam khoa khiến nam giới mặc cảm, tự ti, sợ hãi mỗi lần quan hệ. Nghiêm trọng hơn, nếu hoạt động tình dục bị ảnh hưởng, sức khỏe sinh sản của nam giới có thể bị ảnh hưởng dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Tăng nguy cơ ung thư dương vật
Mặc dù biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng nam giới cũng cần phải cảnh giác. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, trung bình có khoảng 85% nam giới bị ung thư dương vật do không phát hiện và điều trị hẹp bao quy đầu sớm. Nếu như vùng kín bị viêm nhiễm thường xuyên, từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây bệnh. Các ổ viêm phát triển thành những khối u nhỏ ở đầu dương vật và tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất cao.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh hẹp bao quy đầu
Mặc dù bao quy đầu có thể tự tách ra khi trẻ đến tuổi trưởng thành nhưng các tổ chức cũng đã đưa ra lời khuyên phụ huynh không nên cắt da quy đầu trước một tuổi. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ nguy cơ hẹp bao quy đầu bằng các dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định:
- Chỉ lộn bao quy đầu được một phần quy đầu dương vật.
- Không thể lộn được bao da quy đầu, miệng bao quy đầu nhỏ.
- Bao quy đầu không trượt được về phía gốc dương vật khi cương cứng và gây đau.
- Bao quy đầu sưng phồng, ôm chặt lấy dương vật .
- Khi đi tiểu tia, bao quy đầu phồng lên và có nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa
- Khó quan sát thấy lỗ niệu đạo ngoài.
Điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ em
Để điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ em, các phương pháp chăm sóc tại nhà thường được ưu tiên. Thông thường bác sĩ có thể hướng dẫn phụ huynh cách điều trị bằng kem thoa steroid trước (thay vì phẫu thuật cắt da quy đầu). Phương pháp điều trị can thiệp được chỉ định cho trẻ nhỏ dưới sáu tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm.
Trung bình có khoảng 90% trẻ em sau 3 tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Phụ huynh không cố gắng tự tuột da quy đầu cho trẻ sớm, nếu không cẩn thận sẽ khiến trẻ bị đau và chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu. Nếu không cẩn thận sẽ để lại sẹo ở da quy đầu, từ đó gây hẹp da quy đầu thứ phát. Đối với trẻ lớn và người lớn, tình trạng hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn. Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn không cần phẫu thuật cắt bỏ nếu không xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp bao quy đầu, các điều trị có thể bao gồm:
- Lộn bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày
- Bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ
- Nong bao quy đầu
- Cắt bao quy đầu.
Một số thống kê cho thấy có khoảng 1% bé trai không thuận theo quy luật tự nhiên, không tự lột quy đầu khi trưởng thành. Nên phải áp dụng cách lột bao quy đầu. Những trường hợp được chỉ định tiến hành điều trị hẹp bao quy đầu tại nhà:
- Đối tượng hẹp bao quy đầu là trẻ nhỏ trên 1 năm tuổi, bao quy đầu có dấu hiệu viêm nhiễm, cha/mẹ có thể tự thực lộn bao quy đầu nhẹ nhàng cho bé bằng tay vô khuẩn
- Đối tượng trẻ bị bán hẹp bao quy đầu có các biến chứng như viêm bao quy đầu, nhiễm trùng quy đầu, nghẹt bao quy đầu…Cũng cần thực hiện chữa hẹp bao quy đầu sớm.
- Đối tượng nam giới bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh mà không phải do sẹo xơ, không đến từ biến chứng của quá trình phẫu thuật dương vật trước đó.
Phương pháp lộn bao quy đầu
Điều trị hẹp bao quy đầu bằng cách lộn bao quy đầu thường được chỉ định cho trẻ nhỏ, bao quy đầu không có vòng xơ. Đối với những trẻ 5 – 6 tháng tuổi có thể thực hiện lộn bao quy đầu mỗi lần một chút. Cha mẹ nên thực hiện trong lúc trẻ tắm, dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, thực hiện thường xuyên đến khi bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.
Phương pháp lộn bao quy đầu tương đối an toàn, không gây sang chấn cũng như hạn chế làm tổn thương cấu trúc của da quy đầu. Khi thực hiện, phụ huynh lưu ý động tác kéo căng bao quy đầu thật chậm và nhẹ nhàng, sau mỗi lần thực hiện tăng mức độ kéo căng, nhờ vậy mà lớp bao da sẽ giãn dần. Cần tuân thủ đúng kỹ thuật để tránh gây biến chứng hoặc tạo sẹo về sau. Đối với những trường hợp thực hiện thường xuyên tập luyện nhưng sau 1 tháng không thấy hiệu quả thì phụ huynh có thể chuyển sang phương án khác.
Bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ
Bôi thuốc hỗ trợ chống viêm, sau thời gian lộn bao quy đầu có kết quả phụ huynh có thể chuyển sang kết hợp bôi thuốc mỡ corticoid. Sử dụng thuốc mỡ chứa steroid bôi vào da quy đầu kết hợp với lộn quy đầu ngày 2 lần. Thuốc mỡ có tác dụng chống viêm, đồng thời giúp quy đầu giãn ra hỗ trợ cho động tác lộn. Phương pháp này có thể tự làm mà không cần can thiệp ngoại khoa.
Phương pháp điều trị kết hợp này mang lại tỷ lệ thành công cao (85 – 95%). Ưu điểm là không gây đau hay sang chấn tâm lý cho trẻ. Tuy nhiên phụ huynh cần sử dụng thuốc được chỉ định và dùng thuốc đúng liều lượng phù hợp.
Phương pháp nong bao quy đầu
Nong bao quy đầu một hình thức tiểu phẫu được bác sĩ tại bệnh viện tiến hành bằng dụng cụ, có thể áp dụng cho trẻ em và người trưởng thành. Kỹ thuật nong bao quy đầu khá đơn giản với thời gian thực hiện rất nhanh, khoảng từ 3 – 5 phút.
Trong khi nong, trẻ có thể bị đau do không sử dụng thuốc tê. Trẻ chỉ được gây tê toàn thân khi tình trạng hẹp quy đầu quá khít. Sau khi thực hiện thủ thuật, trẻ sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, song song đó là sử dụng các loại thuốc bôi kháng viêm và theo dõi tại nhà. Trong vòng vài ngày đến 1 tuần, trẻ có thể sinh hoạt và đi vệ sinh bình thường.
Phương pháp cắt bao quy đầu ở người trưởng thành
Phẫu thuật cắt bao quy đầu thường được thực hiện ở nam giới trưởng thành bị hẹp bao quy đầu, có nguy cơ biến chứng và viêm nhiễm. Do đây là phương pháp xâm lấn nên có thể điều trị triệt để, thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Hẹp bao quy đầu do bệnh lý
- Người bị viêm da quy đầu nặng, thường xuyên tái phát.
- Người thường xuyên thất bại với phương pháp điều trị thuốc bôi tại chỗ
- Người bị nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường
- Người bị nhiễm trùng tiểu tái phát do hẹp bao quy đầu
Phẫu thuật cắt bao quy đầu gồm các bước chính là mở rộng bao quy đầu và cắt bỏ vòng hẹp. Khi thực hiện, bệnh nhân được gây tê cục bộ xung quanh bộ phận sinh dục nam, người bệnh không cảm thấy đau khi thực hiện thủ thuật. Thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 15 – 30 phút. Sau khi được cắt bao quy đầu, bề mặt vùng da có thể hơi sưng phồn
g, cấu trúc và hoạt động của dương vật có thể sớm trở lại bình thường trong 10 ngày sau..
Phương pháp cắt bao quy đầu được đánh giá là biện pháp cuối cùng được áp dụng để chữa hẹp khi những cách trên không phát huy hiệu quả. Hình thức điều trị này được đánh giá cao vì có thể giải quyết được tình trạng khó tiểu mà cũng dễ vệ sinh hơn, hạn chế nhiễm trùng. Tuy thủ thuật được thực hiện đơn giản nhưng người bệnh cũng cần chọn lựa những bệnh viện cắt bao quy đầu uy tín để hạn chế các rủi ro xảy ra.
Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm khi hẹp bao quy đầu
Nếu tình trạng hẹp bao quy đầu không đến mức nghiêm trọng, hoạt động tình dục và sinh hoạt, vệ sinh không bị ảnh hưởng thì nam giới không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần chăm sóc cần biết cách vệ sinh sạch sẽ để tránh các vấn đề viêm nhiễm, bệnh nam khoa. Cụ thể những điều cần lưu ý là:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ cần được thay tã và vệ sinh vùng kín thường xuyên, đảm bảo khu vực quanh vùng sinh dục luôn thoáng và khô ráo, tránh bị hăm tã và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phụ huynh thường xuyên kiểm tra bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.
- Phụ huynh không nên cố gắng lộn mạnh bao quy đầu vì có thể gây tổn thương, tránh để vùng kín chảy máu, sẽ tạo sẹo xơ tạo điều kiện gây ra bệnh hẹp bao quy đầu bệnh lý sau này.
- Đối với người trưởng thành, sau khi quan hệ tình dục hoặc đi vệ sinh, cần rửa vùng kín và lau khô kỹ lưỡng. Ngoài ra sau khi vệ sinh nên kéo bao quy đầu trở lại bình thường, phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.
- Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh lý nam khoa cần điều trị dứt điểm. Trong trường hợp cần thiết, nam giới có thể thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu để tránh các bất tiện trong sinh hoạt.
Hẹp bao quy đầu là một trong những triệu chứng thường gặp ở nam giới. Đối với trẻ em hay người trưởng thành cũng cần theo dõi thường xuyên và chăm sóc đúng cách phòng viêm nhiễm.
Xem thêm: Ăn bơ có tác dụng gì? Nên ăn thế nào để tốt cho sức khỏe