Ho khan uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Bởi lẽ, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm trị ho khan, người bệnh không biết nên chọn loại nào. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn đọc những loại thuốc trị ho khan an toàn, hiệu quả nhất và những lưu ý khi dùng.
Ho khan dùng thuốc gì? Uống kháng sinh Tây y
Triệu chứng của ho khan là ho liên tục nhưng không có đờm, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ho khan kéo dài có thể là do thời tiết, hệ miễn dịch suy giảm hoặc do các bệnh lý về đường hô hấp.
Ho khan không phải là một bệnh nguy hiểm có thể khỏi nhanh chóng nếu điều trị đúng cách.
Do đó, rất nhiều người thường điều trị ho khan tại nhà. Một trong những cách chữa ho khan phổ biến mà mọi người thường áp dụng là điều trị bằng thuốc Tây y.
Người bị ho khan uống thuốc gì? Thuốc kháng histamin
Người bị ho khan có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1. Đây là loại thuốc phổ biến có thể điều trị các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho kéo dài do dị ứng. Không chỉ giảm ho mà chúng còn giúp cải thiện tình trạng đau rát, ngứa cổ họng, sổ mũi, nghẹt mũi… Vì vậy, thuốc kháng histamin có khả năng điều trị các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm mũi. Một số loại thuốc histamin người bệnh có thể tham khảo bao gồm: Alimemazin, Diphenhydramin…
Ngoài những công dụng trên, thuốc kháng histamin còn có tác dụng phụ gây buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung. Do đó, người bị ho khan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Thuốc giảm các phản xạ ho
Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị cho khan gồm: Codein, Noscapin hoặc Dextromethorphan. Đây là những loại thuốc có khả năng ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành tủy. Từ đó giúp làm giảm tần suất các cơn ho.
- Dextromethorphan: Thường được sử dụng để điều trị bệnh ho khan, ho mãn tính kéo dài trên 8 tuần. Người bệnh nếu dùng thuốc ở liều lượng cao có thể gây nguy hiểm ức chế hệ thần kinh trung ương. Do đó, người bệnh không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Codein: Nên sử dụng khi người bệnh bị ho khan nhẹ kéo dài từ 1-2 tuần. Các trường hợp nặng, ho khan kéo dài, ho trên 8 tuần không nên sử dụng codein. Vì chúng không đủ hiệu lực. Codein gây ra các tác dụng phụ như táo bón và lệ thuốc thuốc.
- Noscapin: Loại thuốc này có công dụng ức chế các cơn ho nhất là ho khan.
Lưu ý khi sử dụng Noscapin:
- Không sử dụng thuốc với trường hợp: Bệnh nhân bị dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt mở rộng, vấn đề về tuyến giáp. Bệnh nhân bị bệnh tim, thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Ho khan dùng thuốc gì? Thuốc ho Bảo Thanh
Thuốc ho Bảo Thanh là một trong những loại thuốc ho phổ biến được nhiều người sử dụng để điều trị ho khan. Thuốc do công ty Dược phẩm Hoa Linh sản xuất, được phân phối và bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.
Tác dụng: Thuốc làm giảm các triệu chứng ho khan lâu ngày, ho có đờm, ho do thời tiết. Đồng thời điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản. Ngoài ra, thuốc ho Bảo Thanh còn có công dụng bổ phế, tiêu đờm, tăng sức đề kháng.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 15ml
- Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 10ml
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 5ml
Chống chỉ định: Cho tới thời điểm hiện nay chưa có báo cáo nào đưa ra chính xác về tác dụng phụ của thuốc với đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Những đối tượng này nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Giá bán cụ thể:
- Dạng siro 120ml: 35.000 VNĐ/hộp
- Dạng viên ngậm gồm 20 vỉ: 190.000 VNĐ/hộp
Trẻ em bị ho khan nên uống thuốc gì? Thuốc ho Ivy Kids
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị ho khan nên sử dụng thuốc ho Ivy Kids. Đây là sản phẩm xuất xứ từ nước Úc được nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng. Thành phần chính của thuốc là lá thường xuân có công dụng nổi tiếng trong việc trị ho. Lá thường xuân giúp làm dịu họng và thông mũi.
Tác dụng chính: Ivy Kids làm giảm các chứng ho khan, ho có đờm, ho do cảm cúm ở trẻ. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng chữa trị triệu chứng ngứa rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi ở các bé.
Cách sử dụng: Phụ huynh có thể cho bé sử dụng thuốc trước và sau khi ăn đều được. Với các bé hay bị nôn trớ, phụ huynh nên cho bé uống thuốc sau bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 25 giọt
- Các bé từ 4 đến 12 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ 12-18 giọt
- Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 4 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 10 giọt
Chống chỉ định: Những đối tượng dị ứng với bất kì thành phần nào trong thuốc. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi dùng.
Giá bán: Một lọ 20ml có giá là 210.000 VNĐ
Thuốc trị ho đau rát họng Theralene
Thuốc trị ho đau rát họng Theralene có thành phần chính là Alimemazine. Chất này có khả năng ngăn ngừa hoạt động của các histamin gây dị ứng, phát ban, nổi mề đay.
Tác dụng: Điều trị các chứng ho khan nhiều về đêm, ho do dị ứng, viêm mũi, viêm kết mạc. Thuốc còn cải thiện tình trạng mất ngủ, nổi mề đay, phát ban do dị ứng.
Thuốc được bào chế dưới hai dạng là dạng viên và dạng siro uống. Dưới đây là cách sử dụng của từng dạng.
Dạng viên nén:
- Người lớn: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ 1-2 viên
- Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ ½ – 1 viên
Dạng siro uống:
- Người lớn: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ 10-20 ml
- Trẻ em trên 1 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ 0,25 – 0,5 ml
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
- Người bị rối loạn chức năng gan và thận, người bị động kinh, suy giáp không nên sử dụng thuốc
- Các bệnh nhân bị nhược cơ, khó tiểu vì phì đại tuyến tiền liệt và bệnh nhân bị giảm bạch cầu
Giá bán:
- Dạng viên nén: Một hộp 20 viên có giá là 20.000 VNĐ
- Dạng siro 90ml: Một chai có giá là 15.000 VNĐ
Thuốc ho Atussin
Đây là loại thuốc đặc trị ho khan cho người lớn và trẻ nhỏ, được bào chế bởi Công ty TNHH United International Pharma.
Tác dụng: Cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, làm loãng và tăng tiết dịch nhầy ra bên ngoài. Thuốc còn có tác dụng hạn chế kích thích hô hấp ở niêm mạc, giảm sưng viêm. Thuốc còn được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, sổ mũi,…
Cách sử dụng:
- Dạng viên nén: Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 1-2 viên
- Dạng siro: Người lớn uống 15ml/lần. Trẻ trong khoảng 7-12 tuổi uống 10ml/lần. Trẻ trong khoảng 2-5 tuổi uống 5ml/lần. Các bé sơ sinh uống từ 1,25 – 2,5 ml/lần.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với một trong số các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân bị hen cấp tính có triệu chứng ho khó thở hoặc thở khò khè.
- Những người đang sử dụng thuốc ức chế MAO
- Người bệnh bị Glaucom góc hẹp, ứ tiểu do rối loạn tuyến tiền liệt.
- Hoặc những người bị loét dạ dày, tắc môn vị do thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày.
- Những người bị các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao và cường giúp cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Giá bán:
- Dạng viên nén: Một hộp 30 gói có giá 68.000 VNĐ
- Dạng siro: Một chai 60ml có giá 20.000 VNĐ
Ho khan uống thuốc gì? Bài thuốc Đông y trị bệnh
Bên cạnh Tây y, Đông y cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để chữa trị ho khan. Đông y thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính cho cơ thể, không gây tác dụng phụ. Phương pháp này mang lại tính hiệu quả lâu dài do đó được nhiều bệnh nhân sử dụng để điều trị ho khan.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1
- Chuẩn bị các thảo dược: 16g kim ngân, 12g các thảo dược lá dâu, rau má. Kết hợp cùng 8g các loại nguyên liệu sau: Cúc hoa, rễ chanh, bạc hà và lá hẹ.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu bỏ vào nồi sắc cùng 600ml nước. Đun thuốc dưới lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml nước thì bắc ra. Chắt bã lấy nước uống
- Mỗi ngày uống từ 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng khô rát họng, ho khan lâu ngày, ho do cảm lạnh.
Bài thuốc số 2
- Chuẩn bị các thảo dược: 20g rau má, 16g sao mật.
- Các nguyên liệu sau 12g: Lá chanh, lá tre.
- Cuối cùng là 8g các nguyên liệu: Quả sao vàng, cam thảo.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu bỏ vào nồi sắc dưới lửa nhỏ.
- Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, uống hằng ngày để đem lại hiệu quả.
Công dụng chính của bài thuốc trên là trị chứng ho khan liên tục, người mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị: 20 lá tía tô.
- Các nguyên liệu sau 12g: Lá hẹ, Rau húng (lá xương sông).
- Cuối cùng chuẩn bị 8g các loại thảo dược sau: Kinh giới, vài lát gừng tươi.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu bỏ vào nồi sắc cùng 600ml nước dưới lửa nhỏ. Đun đến khi còn 200ml bắc ra, chắt bã lấy nước uống.
- Người bệnh uống thuốc mỗi ngày từ 2-3 lần sau ăn.
Bài thuốc Đông y điều trị ho không có đờm, kèm theo sốt, cảm lạnh và sổ mũi.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho khan
Để tránh “tiền mất tật mang”, người bệnh khi sử dụng những loại thuốc trị ho khan cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ các loại thuốc trị ho khan trước khi sử dụng. Nên chọn những loại thuốc đã được cấp phép và có nguồn gốc rõ ràng.
- Bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng đúng thuốc và điều trị hiệu quả.
- Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.
- Người bị ho có bất kỳ phản ứng nào với thuốc cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Các bài thuốc Đông y chỉ phù hợp khi người bệnh có triệu chứng nhẹ, ho khan cấp tính dưới 3 tuần. Khi sử dụng, người bệnh cần kiên trì để thấy được hiệu quả.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp và thực hiện những biện pháp phòng ngừa ho khan. Cụ thể:
- Tăng cường các chất dinh dưỡng: Các loại rau, củ, quả chứa vitamin A, C, E rất tốt cho người bị ho khan. Những thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng các loại rau củ như súp lơ, cà chua, rau dền, bắp cải,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ: Việc làm này có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của các vi khuẩn, virus, bụi bẩn tấn công vòm họng. Từ đó ngăn chặn nguy cơ gây ra ho khan.
- Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch cổ họng, làm mềm niêm mạc, kháng khuẩn. Người bị ho khan súc miệng hằng ngày bằng nước muối có thể giảm triệu chứng ngứa cổ họng, ngăn ngừa ho sổ mũi kéo dài.
- Giữ ấm cho cơ thể: Thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Vì thế, người bị ho khan khi đi ra ngoài nên mặc ấm, che chắn kín vùng cổ họng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao: Hoạt động này sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể trị ho khan tại nhà bằng một số mẹo dân gian. Chẳng hạn như: Ngâm quất mật ong, lê chưng đường phèn, nấu cháo tía tô…
Bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ho khan uống thuốc gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể tìm được cho mình một loại thuốc trị ho khan phù hợp. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh và khỏi bệnh nhanh chóng.
Xem thêm: 10 dấu hiệu ung thư não thường gây nhầm lẫn với bệnh khác