Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hội chứng gan thận (HRS) và hướng xử trí hiệu quả nhất

Hội chứng gan thận xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh gan cấp hoặc bệnh gan giai đoạn cuối. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong rất cao. Để bảo vệ mạng sống cho bệnh nhân, biện pháp hữu ích nhất là phẫu thuật ghép gan.

Định nghĩa hội chứng gan thận

Hội chứng gan thận (Hepatorenal syndrome – HRS) là tình trạng suy giảm chức năng thận trên nền bệnh gan cấp, bệnh gan giai đoạn cuối. Hội chứng này chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng áp lực tĩnh mạch cửa tăng, người bị u gan, viêm gan tối cấp, viêm gan do bia rượu…

Hepatorenal syndrome – HRS là tình trạng nghiêm trọng

Theo các báo cáo y tế và một số chuyên đề tại các hội thảo khoa học, hội chứng gan thận đặc trưng bởi sự suy giảm trầm trọng dòng máu đến thận do động mạch thận bị thắt, động mạch ngoại vi bị giãn do tổn thương gan trầm trọng. Đây là hội chứng có tiên lượng rất xấu, bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao, biện pháp duy nhất đem lại hiệu quả trong trường hợp này là ghép gan.

Hội chứng HRS thường xảy ra đột ngột ở khoảng 10% bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng. Ở chiều ngược lại, có khoảng 18% bệnh nhân xơ gan cổ trướng gặp phải hội chứng gan thận sau 1 năm, 39% bệnh nhân bị HRS sau 5 năm mắc bệnh.

Phân loại hội chứng HRS

Thực tế, hội chứng HRS có bản chất là sự mất cân bằng giữa khả năng co mạch và giãn mạch. Nói cách khác, nó chính là những bất thường về sự phân bố thể tích máu trên khắp cơ thể. Theo đó, hội chứng gan thận được chia thành hai giai đoạn/mức độ bệnh như sau:

Hội chứng HRS type 1 (cấp tính):

Hội chứng HRS type 2 (mãn tính):

HRS type 1 có tiên lượng rất nặng. Trong khi đó HRS type 2 mặc dù có tiên lượng sống ngắn hơn xơ gan nhưng vẫn được đánh giá tốt hơn HRS type 1.

Căn nguyên phát sinh hội chứng HRS

Hội chứng gan thận thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị xơ gan mãn tính. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do các tổn thương gan cấp tính gây nên, điển hình là:

Sử dụng bia rượu gây tổn thương mãn tính cho gan và dẫn đến hội chứng HRS

Các yếu tố thúc đẩy hội chứng gan thận phát sinh:

Các triệu chứng điển hình

Hội chứng gan thận phát sinh với những triệu chứng điển hình của bệnh lý về gan như vàng da, chán ăn, mệt mỏi, tiêu hóa rối loạn… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người mà hội chứng HRS sẽ gây ra các triệu chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng, song điển hình nhất vẫn là các dấu hiệu sau:

Xem thêm

Viêm tuyến giáp bán cấp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Biện pháp chẩn đoán

Để xác định chính xác hội chứng HRS trên bệnh nhân gan, một loạt chẩn đoán sẽ được tiến hành. Bao gồm:

1. Chẩn đoán xác định

Nội dung chẩn đoán được đưa ra bởi câu lạc bộ cổ trướng IAC 1996 và 2007, ADQI – hội nghị thế giới thống nhất lần 8:

Các tiêu chuẩn chính:

Trong đó, yêu cầu bắt buộc của chẩn đoán xác định là phải loại trừ các nguyên nhân gây suy thận cấp khác: Sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn, thận nhiễm độc do thuốc, bệnh sỏi thận tiết niệu, tan máu, ống thận hoại tử do nhiễm khuẩn…

Các tiêu chuẩn phụ:

Áp lực thẩm thấu niệu cho biết nồng độ chất hòa tan trong nước tiểu

2. Chẩn đoán phân biệt

Suy thận cấp trước thận ở các bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng do giảm thể tích tuần hoàn thực hoặc dòng máu tới thận giảm bởi sự tác động của các yếu tố như: Dùng thuốc hạ huyết áp, vận mạch trong thận rối loạn (hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, nhiễm khuẩn, sốc…)

3. Chẩn đoán nguyên nhân

Chẩn đoán này nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng gan thận (từ việc sàng lọc những nguyên nhân nêu trên).

Hướng xử trí hội chứng gan thận

Như đã nói ở trên, bệnh nhân mắc hội chứng gan thận có tiên lượng rất xấu. Do vậy, các biện pháp xử lý sẽ tập trung loại bỏ yếu tố thúc đẩy, điều trị nguyên nhân và bảo vệ mạng sống của bệnh nhân bằng biện pháp ghép gan.

Nguyên tắc chung

Phác đồ điều trị hội chứng HRS được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau:

Xử trí ban đầu – cấp cứu

Ngay khi phát hiện bệnh nhân gặp hội chứng gan thận, cần tiến hành các biện pháp xử trí ban đầu và vận chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.

Biện pháp xử trí ban đầu:

Vận chuyển cấp cứu:

Biện pháp xử lý ban đầu rất quan trọng đối với sự an toàn của bệnh nhân

Xử trí tại bệnh viện

Mục tiêu chung:

1. Điều trị yếu tố thúc đẩy hội chứng HRS

Trường hợp nhiễm trùng: Viêm đường hô hấp, viêm cơ, nhiễm khuẩn tiết niệu…

Phù nề, dịch cổ trướng tăng kèm albumin máu giảm:

Nhiễm trùng dịch cổ trướng do chọc cổ trướng nhiều lần:

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cao và thấp do tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cửa tăng áp lực hoặc do yếu tố đông máu, tiểu cầu suy giảm:

2. Các loại thuốc giãn mạch thận

Một số thuốc phổ biến nhất là Prostaglandin, đối kháng Endothelin-1 nhằm hoạt hóa các ET-1 trong xơ gan. Tuy nhiên, kết quả cụ thể vẫn chưa được kiểm chứng.

3. Sử dụng thuốc co mạch hệ thống

Dùng vasopressin co mạch nhưng vẫn phải đảm bảo bồi phụ thể tích tuần hoàn cho bệnh nhân.

Terlipressin – một dẫn chất của vasopressin:

Các chỉ định thay thế terlipressin:

Các đáp ứng khi điều trị bằng thuốc co mạch:

Cầu nối bên – bên hệ thống tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ

4. Làm TIPS (cầu nối bên – bên hệ thống tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ)

Hiện có rất ít nghiên cứu đánh giá vai trò của phương pháp này. Tuy nhiên, sau khi làm TIPS bệnh nhân sẽ được cải thiện mức lọc cầu thận, cải thiện tưới máu thận hiệu quả:

5. Lọc máu, lọc gan nhân tạo

Lọc máu ngắt quãng/liên tục:

Thay huyết tương, lọc gan:

Phẫu thuật ghép gan

Đây là biện pháp tốt nhất cho các bệnh nhân mắc hội chứng gan thận. Tỷ lệ bệnh nhân sống sau 3 năm phẫu thuật ghép gan lên đến 70%, vì vậy cho đến nay đây hiện vẫn là hình thức điều trị hiệu quả nhất ở người bị HRS.

Tuy nhiên cần lưu ý:

Phòng chống hội chứng gan thận

Dự phòng hội chứng gan thận có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với y học lâm sàng. Để phòng chống HRS, cần chú ý:

Hội chứng gan thận là tình trạng y tế nguy hiểm, tiên lượng bệnh nghiêm trọng. Do vậy, bác sĩ cần nắm rõ tính chất của hội chứng, dự phòng yếu tố nguy cơ để đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Điều này đóng vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh lâm sàng cũng như khả năng bảo vệ mạng sống cho bệnh nhân.

Xem thêm: Bệnh viêm nang lông – Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version