Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh mẹ nên lưu ý

Hội chứng ống cổ tay gặp nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới – đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hội chứng này thường bùng phát vào quý 2 hoặc quý 3 thai kỳ và có xu hướng kéo dài từ 3 – 6 tháng sau khi sinh. 

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay khi mang thai, sau sinh

Hội chứng ống cổ tay là một trong những dạng rối loạn thần kinh ngoại vi phổ biến. Hội chứng này thường gặp ở người làm các công việc phải gập – duỗi cổ tay liên tục như nhân viên văn phòng, vận động viên tennis, bóng bàn, cầu lông, người làm công việc chân tay phải mang vác nặng,… Hoạt động gập – duỗi cổ tay thường xuyên khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép và gây ra các biểu hiện lâm sàng của hội chứng ống cổ tay.

Trên thực tế, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này. Nguyên nhân là do mất cân bằng điện giải khiến lượng dịch trong cơ thể tăng cao và gây ứ dịch trong các mô tế bào.

Tình trạng này khiến mẹ bầu bị phù chân tay vào những tháng cuối thai kỳ, từ đó làm tăng áp lực bên trong cổ tay và dẫn đến hội chứng ống cổ tay khi mang thai. Tình trạng ứ dịch này có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng sau sinh và ảnh hưởng đến cả phụ nữ đang cho con bú.

Tăng cân quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Ngoài nguyên nhân do rối loạn điện giải, hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh còn có thể xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi như:

Trong một số trường hợp, bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, có đến hơn 80% trường hợp mắc hội chứng này trong thai kỳ sẽ tự thuyên giảm sau khi sinh khoảng 3 – 6 tháng.

Nhận biết hội chứng ống cổ tay khi mang thai, sau sinh

Hội chứng ống cổ tay thường bùng phát vào quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Hội chứng này có thể gây ra cơn đau cùng với các triệu chứng rối loạn cảm giác và làm giảm chức năng vận động. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng có sự khác biệt rõ rệt ở từng trường hợp tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tổn thương của dây thần kinh.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai điển hình bởi cơn đau ở ngón tay cái, ngón trỏ, giữa và áp út

Nhận biết hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh:

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay là một trong những dạng rối loạn thần kinh ngoại vi phổ biến nhất, xảy ra chủ yếu ở nữ giới. Hội chứng này có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng cách điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên nếu không tiến hành khắc phục, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Ảnh hưởng của hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau khi sinh:

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và cho con bú hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hội chứng này tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của mẹ. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp khắc phục và cải thiện trong thời gian sớm nhất.

Cách xử lý hội chứng ống cổ tay khi mang thai – sau sinh

Đa phần các trường hợp bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai đều có thể tự thuyên giảm sau khi sinh 3 – 6 tháng. Lúc này, nồng độ điện giải trong cơ thể có xu hướng ổn định trở lại và hiện tượng giữ nước trong các mô sẽ được khắc phục hoàn toàn. Từ đó làm giảm áp lực trong ống cổ tay và giải phóng mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa.

Chính vì vậy, hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh gần như không phải can thiệp các biện pháp y tế. Các phương pháp được áp dụng chỉ hỗ trợ làm giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, kiểm soát một số triệu chứng lâm sàng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện hội chứng ống cổ tay cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh:

1. Thay đổi thói quen

Các thói quen xấu như đánh máy thường xuyên, mang vác vật nặng và thực hiện các hoạt động phải gập – duỗi cổ tay liên tục có thể làm nghiêm trọng hội chứng ống cổ tay. Vì vậy để giảm nhẹ cơn đau và kiểm soát tiến triển của bệnh, phụ nữ mang thai và sau sinh cần thay đổi các thói quen xấu như:

Thay đổi thói quen ăn mặn giúp giảm tích nước trong các mô và hạn chế chèn ép lên dây thần kinh giữa

2. Sử dụng nẹp cổ tay

Đeo nẹp cổ tay là biện pháp điều trị hội chứng ống cổ tay mức độ nhẹ. Biện pháp này giúp giữ ống cổ tay ở trạng thái cân bằng, giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa và hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau, cải thiện tượng rối loạn cảm giác,…

Đeo nẹp giúp giảm áp lực trong ống cổ tay và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh giữa

Sau khi lượng dịch trong cơ thể ổn định trở lại, bác sĩ có thể đề nghị bỏ nẹp cổ tay. Lúc này, áp lực bên trong ống cổ tay sẽ giảm đi đáng kể và không còn xuất hiện hiện tượng chèn ép lên dây thần kinh giữa.

3. Một số biện pháp hỗ trợ

Ngoài ra, mẹ bầu và phụ nữ sau khi sinh cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm do hội chứng ống cổ tay gây ra:

Tập yoga thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng do hội chứng ống cổ tay gây ra

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai, sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, tâm lý và chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa hội chứng này bằng một số biện pháp đơn giản như:

Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen và đeo nẹp cổ tay, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế trong trường hợp cần thiết.

Nguồn: https://ihs.org.vn/hoi-chung-ong-co-tay-khi-mang-thai-39206.html

Xem thêm: Giải đáp bị nổi đốm đỏ trên da không ngứa là bị gì cách trị như thế nào

Rate this post
Exit mobile version