Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu y khoa, triệu chứng thường gặp đau bụng dưới bên phải âm ỉ liên tục tăng dần, kèm theo ói hoặc tiêu lỏng, sốt… Đa số trường hợp bệnh cần được phẫu thuật sớm lấy đoạn ruột thừa viêm ra khỏi cơ thể. Nếu trì hoãn chẩn đoán và xử trí có thể dẫn tới biến chứng ruột thừa vỡ, viêm nhiễm lan rộng trong ổ bụng gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị viêm ruột thừa khác nhau cho bạn.
Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu y khoa, triệu chứng thường gặp đau bụng dưới bên phải âm ỉ liên tục tăng dần, kèm theo ói hoặc tiêu lỏng, sốt… Đa số trường hợp bệnh cần được phẫu thuật sớm lấy đoạn ruột thừa viêm ra khỏi cơ thể. Nếu trì hoãn chẩn đoán và xử trí có thể dẫn tới biến chứng ruột thừa vỡ, viêm nhiễm lan rộng trong ổ bụng gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị viêm ruột thừa khác nhau cho bạn.
Sau khi được chẩn đoán viêm ruột thừa, nhiều bệnh nhân sẽ thắc mắc rằng điều trị viêm ruột thừa bằng phương pháp nào hiệu quả, bị viêm ruột thừa có cần mổ không và các biến chứng sau mổ thường gặp là gì? Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp nhé!
Viêm ruột thừa có cần mổ không? Các phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến
Không ít người thắc mắc rằng “Viêm ruột thừa có cần mổ không?”. Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị viêm ruột thừa phù hợp với bạn. Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội khoa thay cho phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến hiện nay:
1/ Điều trị viêm ruột thừa nội khoa không cần phẫu thuật
Điều trị viêm ruột thừa nội khoa không phẫu thuật bằng các thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng trong một số trường hợp như viêm ruột thừa nhẹ không biến chứng và bệnh nhân chưa đồng ý phẫu thuật. Bệnh cần được theo dõi sát tại bệnh viện 1-2 ngày, điều trị thuốc 10-14 ngày. Trong số đó, 30% bệnh nhân cần phẫu thuật cắt ruột thừa sau 3 tháng, và tỷ lệ viêm ruột thừa tái phát sau 1 năm điều trị với phương pháp này là khá cao.
Ngoài ra, biến chứng tăng ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có nhiều bệnh phối hợp, không được theo dõi sát. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, mổ viêm ruột thừa vẫn là phương pháp điều trị được lựa chọn phổ biến hơn.
2/ Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị được ưu tiên lựa chọn, giúp giải quyết tình trạng viêm nhanh chóng và xác định được nguyên nhân viêm ruột thừa. Thời điểm phẫu thuật tùy vào tình trạng nặng của viêm ruột thừa hiện tại, tốt nhất là trong 12 tiếng sau nhập viện hoặc có thể được mổ trì hoãn đến 12-24 giờ sau nhập viện. Trong thời gian theo dõi, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau, kháng sinh dự phòng trước mổ, đồng thời bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật, tất cả ruột thừa lấy ra sẽ được kiểm tra giải phẫu bệnh lý, đa phần viêm ruột thừa do sỏi phân, tắc nghẽn thức ăn, nhưng một số ít trường hợp viêm ruột thừa do ung thư.
2.1 Mổ nội soi viêm ruột thừa
Hiện nay, mổ nội soi là phương pháp phổ biến nhất điều trị viêm ruột thừa, với những ưu điểm ít xâm lấn, ít gây đau, ít để lại sẹo, giảm nguy cơ nhiễm trùng, thời gian nằm viện ngắn và khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Phương pháp điều trị này được áp dụng với những trường hợp viêm ruột chưa biến chứng vỡ, phù hợp với hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi, người bị thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai.
Sau khi được chẩn đoán viêm ruột thừa, nhiều bệnh nhân sẽ thắc mắc rằng điều trị viêm ruột thừa bằng phương pháp nào hiệu quả, bị viêm ruột thừa có cần mổ không và các biến chứng sau mổ thường gặp là gì? Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp nhé!
Viêm ruột thừa có cần mổ không? Các phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến
Không ít người thắc mắc rằng “Viêm ruột thừa có cần mổ không?”. Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị viêm ruột thừa phù hợp với bạn. Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội khoa thay cho phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến hiện nay:
1/ Điều trị viêm ruột thừa nội khoa không cần phẫu thuật
Điều trị viêm ruột thừa nội khoa không phẫu thuật bằng các thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng trong một số trường hợp như viêm ruột thừa nhẹ không biến chứng và bệnh nhân chưa đồng ý phẫu thuật. Bệnh cần được theo dõi sát tại bệnh viện 1-2 ngày, điều trị thuốc 10-14 ngày. Trong số đó, 30% bệnh nhân cần phẫu thuật cắt ruột thừa sau 3 tháng, và tỷ lệ viêm ruột thừa tái phát sau 1 năm điều trị với phương pháp này là khá cao.
Ngoài ra, biến chứng tăng ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có nhiều bệnh phối hợp, không được theo dõi sát. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, mổ viêm ruột thừa vẫn là phương pháp điều trị được lựa chọn phổ biến hơn.
2/ Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị được ưu tiên lựa chọn, giúp giải quyết tình trạng viêm nhanh chóng và xác định được nguyên nhân viêm ruột thừa. Thời điểm phẫu thuật tùy vào tình trạng nặng của viêm ruột thừa hiện tại, tốt nhất là trong 12 tiếng sau nhập viện hoặc có thể được mổ trì hoãn đến 12-24 giờ sau nhập viện. Trong thời gian theo dõi, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau, kháng sinh dự phòng trước mổ, đồng thời bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật, tất cả ruột thừa lấy ra sẽ được kiểm tra giải phẫu bệnh lý, đa phần viêm ruột thừa do sỏi phân, tắc nghẽn thức ăn, nhưng một số ít trường hợp viêm ruột thừa do ung thư.
2.1 Mổ nội soi viêm ruột thừa
Hiện nay, mổ nội soi là phương pháp phổ biến nhất điều trị viêm ruột thừa, với những ưu điểm ít xâm lấn, ít gây đau, ít để lại sẹo, giảm nguy cơ nhiễm trùng, thời gian nằm viện ngắn và khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Phương pháp điều trị này được áp dụng với những trường hợp viêm ruột chưa biến chứng vỡ, phù hợp với hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi, người bị thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai.
Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch khoảng 3-4 vết nhỏ trên bụng bệnh nhân và đưa một số dụng cụ phẫu thuật đặc biệt vào trong ổ bụng thông qua vết rạch, bao gồm:
- Ống kính nội soi (camera): Đây là một ống nhỏ có đèn và máy ảnh, giúp chuyển tiếp hình ảnh bên trong ổ bụng đến màn hình TV, phóng to phẫu trường giúp bác sĩ dễ quan sát trong lúc nội soi.
- Một ống khí được bơm vào ổ bụng để làm căng dãn thành bụng, tạo phẫu trường thuận lợi hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy ruột thừa rõ ràng và dễ dàng thao tác xử trí cắt ruột thừa.
- Một số các dụng cụ phẫu thuật cần thiết để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ nhìn lên màn hình tivi và quan sát bên trong ổ bụng để tiến hành thao tác cắt bỏ ruột thừa. Sau khi ruột thừa đã được cắt bỏ, bác sĩ phẫu thuật sử
dụng các loại chỉ khâu tự tiêu để may các vết mổ lại. Trong trường hợp bác sĩ thực hiện các mũi khâu bằng chỉ thông thường thì cần phải tiến hành cắt chỉ vết mổ sau khoảng 7-10 ngày.
Một trong những ưu điểm chính của phương pháp mổ nội soi là thời gian hồi phục khá ngắn và hầu hết bệnh nhân có thể xuất viện chỉ vài ngày sau khi phẫu thuật.
2.2 Phẫu thuật mổ hở viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có cần mổ không? Trong trường hợp ruột thừa viêm bị vỡ, nhiễm trùng lan rộng hoặc bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật nội soi: như bệnh nhân có bệnh tim phổi nặng, thoát vị thành bụng lớn, rối loạn đông máu,.. thì họ sẽ cần được tiến hành mổ hở để cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt và làm sạch khoang bụng bị viêm nhiễm. Trong trường hợp ruột thừa đã vỡ và tạo áp xe, bác sĩ có thể lựa chọn đặt ống dẫn lưu áp xe vài tuần để kiểm soát nhiễm trùng trước khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị viêm ruột thừa bằng phương pháp mổ hở cắt bỏ ruột thừa được tiến hành như sau:
- Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết rạch dài khoảng 5-10 cm ở phía dưới bên phải bụng, sau đó, đưa ruột thừa bị viêm ra ngoài thông qua vết mổ.
- Trong những trường hợp xuất hiện nhiễm trùng lan rộng của niêm mạc bên trong ổ bụng (hay còn được gọi là viêm phúc mạc), bác sĩ phẫu thuật đôi khi cần phải phẫu thuật thông qua một vết cắt dọc giữa bụng, làm sạch khoang phúc mạc bị viêm. Thủ tục này còn được gọi là mở ổ bụng.
Tương tự như mổ nội soi, vết mổ trong loại phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa này sẽ được đóng lại bằng cách sử dụng các mũi khâu với chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường và cần được loại bỏ sau đó. Phẫu thuật mở ổ bụng khá phức tạp nên bệnh nhân có thể mất đến một tuần hoặc lâu hơn để được xuất viện.
Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch khoảng 3-4 vết nhỏ trên bụng bệnh nhân và đưa một số dụng cụ phẫu thuật đặc biệt vào trong ổ bụng thông qua vết rạch, bao gồm:
- Ống kính nội soi (camera): Đây là một ống nhỏ có đèn và máy ảnh, giúp chuyển tiếp hình ảnh bên trong ổ bụng đến màn hình TV, phóng to phẫu trường giúp bác sĩ dễ quan sát trong lúc nội soi.
- Một ống khí được bơm vào ổ bụng để làm căng dãn thành bụng, tạo phẫu trường thuận lợi hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy ruột thừa rõ ràng và dễ dàng thao tác xử trí cắt ruột thừa.
- Một số các dụng cụ phẫu thuật cần thiết để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ nhìn lên màn hình tivi và quan sát bên trong ổ bụng để tiến hành thao tác cắt bỏ ruột thừa. Sau khi ruột thừa đã được cắt bỏ, bác sĩ phẫu thuật sử
dụng các loại chỉ khâu tự tiêu để may các vết mổ lại. Trong trường hợp bác sĩ thực hiện các mũi khâu bằng chỉ thông thường thì cần phải tiến hành cắt chỉ vết mổ sau khoảng 7-10 ngày.
Một trong những ưu điểm chính của phương pháp mổ nội soi là thời gian hồi phục khá ngắn và hầu hết bệnh nhân có thể xuất viện chỉ vài ngày sau khi phẫu thuật.
2.2 Phẫu thuật mổ hở viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có cần mổ không? Trong trường hợp ruột thừa viêm bị vỡ, nhiễm trùng lan rộng hoặc bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật nội soi: như bệnh nhân có bệnh tim phổi nặng, thoát vị thành bụng lớn, rối loạn đông máu,.. thì họ sẽ cần được tiến hành mổ hở để cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt và làm sạch khoang bụng bị viêm nhiễm. Trong trường hợp ruột thừa đã vỡ và tạo áp xe, bác sĩ có thể lựa chọn đặt ống dẫn lưu áp xe vài tuần để kiểm soát nhiễm trùng trước khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị viêm ruột thừa bằng phương pháp mổ hở cắt bỏ ruột thừa được tiến hành như sau:
- Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết rạch dài khoảng 5-10 cm ở phía dưới bên phải bụng, sau đó, đưa ruột thừa bị viêm ra ngoài thông qua vết mổ.
- Trong những trường hợp xuất hiện nhiễm trùng lan rộng của niêm mạc bên trong ổ bụng (hay còn được gọi là viêm phúc mạc), bác sĩ phẫu thuật đôi khi cần phải phẫu thuật thông qua một vết cắt dọc giữa bụng, làm sạch khoang phúc mạc bị viêm. Thủ tục này còn được gọi là mở ổ bụng.
Tương tự như mổ nội soi, vết mổ trong loại phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa này sẽ được đóng lại bằng cách sử dụng các mũi khâu với chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường và cần được loại bỏ sau đó. Phẫu thuật mở ổ bụng khá phức tạp nên bệnh nhân có thể mất đến một tuần hoặc lâu hơn để được xuất viện.
2.3 Giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật
Trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ bị đau vết mổ và điều này được cải thiện theo thời gian sau khi dùng thuốc giảm đau.
Ban đầu, bác sĩ sẽ cho bạn uống nước đường và ăn cháo loãng, bạn có thể chưa đi cầu 1-2 ngày. Sau đó bạn bắt đầu xì hơi và đi cầu là dấu hiệu ruột hoạt động lại tốt.
Ngoài ra, trước khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được tư vấn về cách chăm sóc vết thương và những hoạt động nên tránh trong 4-6 tuần đầu sau phẫu thuật.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục thể trạng và vết mổ nhanh lành tốt.
2.4 Biến chứng sau mổ nội soi và mổ hở viêm ruột thừa
Bạn cũng cần lưu ý các biến chứng sau phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa (cả mổ nội soi và mổ hở) thường gặp có thể là:
- Nhiễm trùng vết mổ: dù bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, nhưng vẫn có một số trường hợp nhiễm trùng sau mổ. Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề chăm sóc vết thương sau mổ.
- Nhiễm trùng huyết: ít gặp, do viêm ruột thừa biến chứng vỡ gây viêm phúc mạc toàn thể nặng.
- Áp xe: Trong một số ít trường hợp, ruột thừa vỡ và gây viêm nhiễm tạo dịch nhiều trong ổ bụng, sau rửa ổ bụng dịch viêm có thể còn ít và tạo mủ (áp xe).
- Tắc ruột và tổn thương các cơ quan lân cận: Đây là các biến chứng sau mổ nội soi viêm ruột thừa khá hiếm gặp, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.
2.3 Giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật
Trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ bị đau vết mổ và điều này được cải thiện theo thời gian sau khi dùng thuốc giảm đau.
Ban đầu, bác sĩ sẽ cho bạn uống nước đường và ăn cháo loãng, bạn có thể chưa đi cầu 1-2 ngày. Sau đó bạn bắt đầu xì hơi và đi cầu là dấu hiệu ruột hoạt động lại tốt.
Ngoài ra, trước khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được tư vấn về cách chăm sóc vết thương và những hoạt động nên tránh trong 4-6 tuần đầu sau phẫu thuật.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục thể trạng và vết mổ nhanh lành tốt.
2.4 Biến chứng sau mổ nội soi và mổ hở viêm ruột thừa
Bạn cũng cần lưu ý các biến chứng sau phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa (cả mổ nội soi và mổ hở) thường gặp có thể là:
- Nhiễm trùng vết mổ: dù bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, nhưng vẫn có một số trường hợp nhiễm trùng sau mổ. Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề chăm sóc vết thương sau mổ.
- Nhiễm trùng huyết: ít gặp, do viêm ruột thừa biến chứng vỡ gây viêm phúc mạc toàn thể nặng.
- Áp xe: Trong một số ít trường hợp, ruột thừa vỡ và gây viêm nhiễm tạo dịch nhiều trong ổ bụng, sau rửa ổ bụng dịch viêm có thể còn ít và tạo mủ (áp xe).
- Tắc ruột và tổn thương các cơ quan lân cận: Đây là các biến chứng sau mổ nội soi viêm ruột thừa khá hiếm gặp, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Xem thêm: Bệnh lang ben đỏ: Đặc điểm nhận diện và điều trị