Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Lệch đĩa đệm là gì? Bệnh có chữa được không?

Lệch đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp phổ biến mà có nhiều người gặp phải. Đây được xem là giai đoạn nhẹ trong quá trình tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm khi nhân nhầy chưa thoát khỏi bao xơ. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng khó lường cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về căn bệnh lệch đĩa đệm, cách phòng ngừa và điều trị. 

Lệch đĩa đệm là gì?

Lệch đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy chưa hoặc bị rò rỉ một ít ra khỏi phần trung tâm của đĩa đệm nhưng chưa thoát ra khỏi bao xơ. Lúc này đĩa đệm đã bị lệch ra khỏi vị trí cơ bản. Khi bị tổn thương hoặc hao mòn, các đĩa đệm sẽ phồng ra và gây áp lực lên ống sống. 

Lệch đĩa đệm là tình trạng xương khớp thường gặp

Bệnh lệch đĩa đệm có khả năng phát triển thành thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm. Bệnh này thường xảy ra ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng (lưng dưới) hoặc cột sống ngực (vùng ức và giữa xương sườn). Đĩa đệm lệch thường nghiêng hẳn về một bên trái hoặc phải.

Các đĩa đệm bị lệch có thể gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, một số trường hợp bị đau dữ dội và mãn tính. Bệnh thường xảy ra ở người tuổi trung niên hoặc lớn tuổi, trong một số trường hợp bệnh vẫn có thể xảy ra ở người trẻ. 

Nguyên nhân gây bệnh

Đĩa đệm cột sống phải nâng đỡ cơ thể nên chịu lực và ma sát rất lớn, do đó, chúng rất dễ bị bào mòn theo thời gian. Cụ thể những nguyên nhân tác động làm lệch phình đĩa đệm bao gồm: 

Ngoài ra, một số hoạt động hàng ngày làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm và gây bệnh như:

Một nguyên nhân gây lệch đĩa đệm hiếm gặp là do di truyền từ những người thân trong gia đình. Hầu hết các bệnh lý xương khớp đều có xu hướng di truyền từ cha mẹ sang con cái. 

Một số trường hợp trẻ em được sinh ra đã mắc bệnh lồi đĩa đệm bẩm sinh. Đa số trường hợp này cơ thể có mật độ thành phần elastin ít hơn so với người có xương khỏe mạnh. Elastin chính là chất quan trọng cấu tạo nên đĩa đệm. 

Triệu chứng lệch đĩa đệm

Lệch phình đĩa đệm thường bị đau âm ỉ và ngứa ran ở những vùng xương khớp bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn mới tiến triển bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn đau như tình trạng đau cột sống lưng thông thường. 

Dưới đây là những triệu chứng cơ bản mà bạn có thể nhận biết bệnh:

Lệch đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng như đau lưng, co thắt

Ở trường hợp nặng, đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh tọa gây nên tình trạng đau buốt vùng thắt lưng, đi lại vận động khá khó khăn. 

Lệch đĩa đệm có nguy hiểm không?

Lệch đĩa đệm còn gọi là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở thể nhẹ. Trong một số trường hợp, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh:

Ngoài ra, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức thường xuyên và gây ảnh hưởng đến một số hoạt động hàng ngày. 

Lệch đĩa đệm có chữa được không? Cách chữa lệch đĩa đệm

Ở một số trường hợp nhẹ, bệnh lệch đĩa đệm có thể lành tự nhiên mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp khác, bệnh cần mất khoảng vài tuần để cải thiện. Sau thời gian điều trị, đĩa đệm sẽ dần phục hồi chức năng, cải thiện các chấn thương và không còn bị đau nhức như trước kia.

Ở những trường hợp mắc bệnh mãn tính, người bệnh cần được điều trị và chăm sóc phù hợp để hạn chế các biến chứng và nguy cơ tái phát bệnh thành thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, nếu bệnh lệch phình đĩa đệm kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như cứng khớp, mất khả năng vận động, người bệnh cần được can thiệp y tế kịp thời. 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh

Bệnh lệch đĩa đệm ở thể nhẹ thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc bổ xương khớp. Một số loại thuốc chữa bệnh phổ biến thường được bác sĩ kê toa như sau:

Thuốc Tây giúp giảm các cơn đau nhức, tê bì xương khớp

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo những chỉ định của bác sĩ vì thuốc Tây y dễ gây ngộ độc và dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thông báo cho bác sĩ bệnh đau dạ dày, tiền sử dị ứng thuốc để bác sĩ kê đơn cho phù hợp. 

Đông y chữa lệch đĩa đệm

Trong Đông y, bệnh lệch đĩa đệm xảy ra do kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ gây đau nhức và kèm theo một số triệu chứng khác. Khi cơ thể suy yếu, phong tà bên ngoài có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Để điều trị bệnh lệch lồi đĩa đệm, Đông y chia bệnh thành nhiều thể khác như thể thận hư, thấp nhiệt, hàn thấp, phong thấp, thận dương hư, khí trệ huyết ứ… Với nguyên tắc chính là giúp phục hồi các đĩa đệm, cân bằng âm dương, các bài thuốc giúp tán hàn trừ phong, bồi bổ khí huyết. 

Để điều trị đúng thể bệnh, bệnh nhân cần thăm khám tại các bác sĩ Đông y uy tín. Bên cạnh đó, tuân thủ theo liều lượng thuốc mà bác sĩ chỉ định. 

Xem thêm

Top 8 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y hiệu quả, an toàn

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian ngay tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị, lành tính và đạt hiệu quả cao trong giai đoạn đầu của bệnh. Một số những mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi để điều trị bệnh lệch đĩa đệm như:

Lá lốt là một vị thuốc điều trị bệnh lệch đĩa đệm

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng điều trị ở trường hợp nhẹ với những cơn đau nhức thông thường. Khi người bệnh bị đau nhức dữ dội, bạn cần đến thăm khám tại bác sĩ và có những biện pháp can thiệp y khoa khác. 

Vật lý trị liệu

Trong giai đoạn đầu khi bệnh chữa tiến triển nặng, người bệnh có thể điều trị lệch đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn như tập vật lý trị liệu. Phương pháp này mang đến một hiệu quả khá cao, hạn chế lạm dụng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là cách điều trị bệnh lệch đĩa đệm không xâm lấn và có khả năng cải thiện cấu trúc bị hư tổn. Nguyên tắc điều trị bệnh theo các này là dựa trên nguyên lý khôi phục sự cân bằng trong cơ thể. 

Khi đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa hệ thần kinh nắn chỉnh các cột sống, đĩa đệm bị sai lệch. Từ đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh sự sai lệch cấu trúc của đốt sống để đĩa đệm trở về vị trí tự nhiên như ban đầu. 

Tập vật lý trị liệu

Phương pháp này mang đến hiệu quả khá cao vừa giúp phục hồi đĩa đệm vừa giúp người bệnh tăng cường sức khỏe bên trong cơ thể. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân sẽ được phục hồi các vấn đề về cột sống và tăng cường nhóm cơ cốt lõi để cấu tạo nên nền tảng cho cột sống. 

Đồng thời, các bài tập vật lý trị liệu cũng làm dịu các cơn đau, sưng viêm của bệnh nhân và hỗ trợ khả năng vận động, đi lại. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật lệch đĩa đệm được chỉ định trong trường hợp các cơn đau bùng phát dữ dội và không cải thiện được sau khi áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn. Ngoài ra, trong một số trường hợp khẩn cấp như chèn ép dây thần kinh bàng quang, ruột hoặc chèn ép các dây thần kinh nghiêm trọng khác thì cần phải được phẫu thuật ngay lập tức.

Phẫu thuật chữa lệch đĩa đệm thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh nặng

Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là giải phóng các rễ thần kinh khỏi sự chèn ép khỏi đĩa đệm, giúp người bệnh giảm đau và phục hồi vận động. Một số phương pháp phẫu thuật lệch đĩa đệm thường được áp dụng cho bệnh nhân như:

Phòng ngừa bệnh lệch đĩa đệm như thế nào?

Sau một thời gian điều trị, bệnh lệch đĩa đệm sẽ có nguy cơ tái phát lại. Do đó, để phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho mọi người thông tin về nguyên nhân lệch đĩa đệm, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và một số bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh không nên chậm trễ việc thăm khám vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Xem thêm: Mua thuốc podophyllin 25 ở đâu tại TPHCM chính hãng

Rate this post
Exit mobile version