Tìm hiểu chung
Tăng aldosteron nguyên phát là gì?
Tăng aldosteron nguyên phát là một loại dư thừa aldosteron. Tình trạng này xảy ra khi tuyến thượng thận, hai tuyến nhỏ nằm trên đỉnh của thận, tiết ra quá nhiều aldosteron. Aldosteron là một hormone giúp cân bằng nồng độ natri (muối) và kali trong cơ thể. Dư thừa aldosteron làm cơ thể giữ natri, kết quả gây ra tích lũy muối và nước dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao không kiểm soát được làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc suy thận. Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ có thể cao hơn ở những người bị tăng aldosteron so với những người bị huyết áp cao khác.
Tăng aldosteron nguyên phát là gì?
Tăng aldosteron nguyên phát là một loại dư thừa aldosteron. Tình trạng này xảy ra khi tuyến thượng thận, hai tuyến nhỏ nằm trên đỉnh của thận, tiết ra quá nhiều aldosteron. Aldosteron là một hormone giúp cân bằng nồng độ natri (muối) và kali trong cơ thể. Dư thừa aldosteron làm cơ thể giữ natri, kết quả gây ra tích lũy muối và nước dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao không kiểm soát được làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc suy thận. Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ có thể cao hơn ở những người bị tăng aldosteron so với những người bị huyết áp cao khác.
Tăng aldosteron gây ra bởi các vấn đề của tuyến thượng thận được gọi là tăng aldosteron nguyên phát. Khi vấn đề có nguồn gốc bên ngoài tuyến thượng thận, tình trạng này được gọi là tăng aldosteron thứ phát.
Tăng aldosteron gây ra bởi các vấn đề của tuyến thượng thận được gọi là tăng aldosteron nguyên phát. Khi vấn đề có nguồn gốc bên ngoài tuyến thượng thận, tình trạng này được gọi là tăng aldosteron thứ phát.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng aldosteron nguyên phát là gì?
Các triệu chứng phổ biến của tăng aldosteron nguyên phát là:
- Cao huyết áp mức độ từ vừa đến nghiêm trọng
- Cần vài loại thuốc để kiểm soát huyết áp (tăng huyết áp đề kháng)
- Huyết áp cao đi kèm với nồng độ kali thấp (hạ kali máu)
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng aldosteron nguyên phát là gì?
Các triệu chứng phổ biến của tăng aldosteron nguyên phát là:
- Cao huyết áp mức độ từ vừa đến nghiêm trọng
- Cần vài loại thuốc để kiểm soát huyết áp (tăng huyết áp đề kháng)
- Huyết áp cao đi kèm với nồng độ kali thấp (hạ kali máu)
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra tăng aldosteron nguyên phát?
Nguyên nhân chính gây tăng aldosteron nguyên phát là:
- Hoạt động quá mức ở cả hai tuyến thượng thận – đây là nguyên nhân gây ra khoảng 2/3 các trường hợp
- Sự tăng trưởng không phải ung thư hoặc khối u ở một tuyến thượng thận (còn gọi là hội chứng Conn), xảy ra với khoảng 1/3 các trường hợp
- Rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sản xuất aldosterone (nguyên nhân hiếm gặp)
- Khối u ung thư của tuyến thượng thận, cực kỳ hiếm.
Nguyên nhân nào gây ra tăng aldosteron nguyên phát?
Nguyên nhân chính gây tăng aldosteron nguyên phát là:
- Hoạt động quá mức ở cả hai tuyến thượng thận – đây là nguyên nhân gây ra khoảng 2/3 các trường hợp
- Sự tăng trưởng không phải ung thư hoặc khối u ở một tuyến thượng thận (còn gọi là hội chứng Conn), xảy ra với khoảng 1/3 các trường hợp
- Rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sản xuất aldosterone (nguyên nhân hiếm gặp)
- Khối u ung thư của tuyến thượng thận, cực kỳ hiếm.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tăng aldosteron nguyên phát?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng aldosteron nguyên phát như:
- Cần nhiều hơn ba loại thuốc để kiểm soát huyết áp cao
- Huyết áp cao bắt đầu khi còn trẻ (dưới 30 tuổi)
- Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ lúc còn trẻ
- Nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu)
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tăng aldosteron nguyên phát?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng aldosteron nguyên phát như:
- Cần nhiều hơn ba loại thuốc để kiểm soát huyết áp cao
- Huyết áp cao bắt đầu khi còn trẻ (dưới 30 tuổi)
- Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ lúc còn trẻ
- Nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu)
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng aldosteron nguyên phát?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đo nồng độ aldosteron và renin trong máu. Renin là một protein được sản xuất bởi thận giúp điều chỉnh huyết áp. Ở những người tăng aldosteron nguyên phát, nồng độ renin thấp và nồng độ aldosteron cao. Nếu bệnh được chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu chẩn đoán hình ảnh tuyến thượng thận (thường là CT hoặc MRI) để xem có một khối u hoặc khối u thượng thận song phương (trên cả hai tuyến).
Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng aldosteron nguyên phát?
Điều trị tăng aldosteron nguyên phát phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, với mục tiêu chính là bình thường hóa hoặc ngăn chặn ảnh hưởng của nồng độ cao aldosteron và ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng do huyết áp cao và nồng độ kali thấp.
Điều trị khối u tuyến thượng thận
Khối u tuyến thượng thận có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc thuốc và thay đổi lối sống.
- Phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận có chứa khối u (cắt tuyến thượng thận) thường được khuyến khích vì nó có thể điều trị triệt để huyết áp cao, thiếu hụt kali đồng thời đưa nồng độ aldosteron trở lại bình thường. Huyết áp thường giảm dần sau khi cắt một tuyến thượng thận. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân sát sao sau phẫu thuật và dần dần điều chỉnh hoặc loại bỏ các loại thuốc dùng để kiểm soát huyết áp cao. Cắt bỏ tuyến thượng thận có những rủi ro thông thường của một phẫu thuật ổ bụng, bao gồm chảy máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên, thay thế hormone tuyến thượng thận là không cần thiết sau khi cắt bỏ một tuyến thượng thận vì tuyến thượng thận còn lại có thể tự sản xuất các kích thích tố với hàm lượng đầy đủ cho cơ thể.
- Thuốc chặn aldosteron. Nếu bạn không thể hay không muốn phẫu thuật, tình trạng tăng aldosteron nguyên phát gây ra bởi một khối u lành tính có thể được điều trị bằng thuốc chặn aldosteron (chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid) và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, bạn có thể lại mắc huyết áp cao và hàm lượng kali thấp nếu bạn ngừng dùng thuốc.
Điều trị tình trạng cả hai tuyến thượng thận hoạt động quá mức
Kết hợp các loại thuốc và thay đổi lối sống là điều trị hiệu quả cho tình trạng tăng aldosteron nguyên phát do hoạt động quá mức của cả hai tuyến thượng thận (tăng sản thượng thận song phương).
Chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid ngăn chặn các tác dụng của aldosteron trong cơ thể. Ban đầu, bác sĩ có thể kê toa spironolactone. Thuốc này giúp kiểm soát huyết áp cao và kali thấp, nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng aldosteron nguyên phát?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đo nồng độ aldosteron và renin trong máu. Renin là một protein được sản xuất bởi thận giúp điều chỉnh huyết áp. Ở những người tăng aldosteron nguyên phát, nồng độ renin thấp và nồng độ aldosteron cao. Nếu bệnh được chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu chẩn đoán hình ảnh tuyến thượng thận (thường là CT hoặc MRI) để xem có một khối u hoặc khối u thượng thận song phương (trên cả hai tuyến).
Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng aldosteron nguyên phát?
Điều trị tăng aldosteron nguyên phát phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, với mục tiêu chính là bình thường hóa hoặc ngăn chặn ảnh hưởng của nồng độ cao aldosteron và ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng do huyết áp cao và nồng độ kali thấp.
Điều trị khối u tuyến thượng thận
Khối u tuyến thượng thận có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc thuốc và thay đổi lối sống.
- Phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận có chứa khối u (cắt tuyến thượng thận) thường được khuyến khích vì nó có thể điều trị triệt để huyết áp cao, thiếu hụt kali đồng thời đưa nồng độ aldosteron trở lại bình thường. Huyết áp thường giảm dần sau khi cắt một tuyến thượng thận. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân sát sao sau phẫu thuật và dần dần điều chỉnh hoặc loại bỏ các loại thuốc dùng để kiểm soát huyết áp cao. Cắt bỏ tuyến thượng thận có những rủi ro thông thường của một phẫu thuật ổ bụng, bao gồm chảy máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên, thay thế hormone tuyến thượng thận là không cần thiết sau khi cắt bỏ một tuyến thượng thận vì tuyến thượng thận còn lại có thể tự sản xuất các kích thích tố với hàm lượng đầy đủ cho cơ thể.
- Thuốc chặn aldosteron. Nếu bạn không thể hay không muốn phẫu thuật, tình trạng tăng aldosteron nguyên phát gây ra bởi một khối u lành tính có thể được điều trị bằng thuốc chặn aldosteron (chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid) và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, bạn có thể lại mắc huyết áp cao và hàm lượng kali thấp nếu bạn ngừng dùng thuốc.
Điều trị tình trạng cả hai tuyến thượng thận hoạt động quá mức
Kết hợp các loại thuốc và thay đổi lối sống là điều trị hiệu quả cho tình trạng tăng aldosteron nguyên phát do hoạt động quá mức của cả hai tuyến thượng thận (tăng sản thượng thận song phương).
Chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid ngăn chặn các tác dụng của aldosteron trong cơ thể. Ban đầu, bác sĩ có thể kê toa spironolactone. Thuốc này giúp kiểm soát huyết áp cao và kali thấp, nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề.
Một loại chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid mới hơn và đắt tiền hơn gọi là eplerenone chỉ hoạt động trên thụ thể aldosteron, không gây tác dụng phụ lên các hormone sinh dục như spironolactone. Bác sĩ có thể kê toa eplerenone nếu bạn có các tác dụng phụ nghiêm trọng với spironolacto. Bạn có thể cần các loại thuốc kiểm soát cao huyết áp khác.
Ngoài chẹn thụ thể aldosteron, spironolactone chẹn cả các thụ thể androgen và progesterone, do đó dẫn đến giảm hoạt động của các hormone này. Các tác dụng phụ có thể bao gồm ngực nở ở nam giới, giảm ham muốn tình dục, liệt dương, kinh nguyệt không đều và đau dạ dày.
Ngoài ra, thuốc cao huyết áp có hiệu quả hơn khi kết hợp với một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để thiết lập kế hoạch giảm natri trong chế độ ăn uống và duy trì một cân nặng khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống rượu và ngưng hút thuốc lá cũng có thể cải thiện đáp ứng của cơ thể với thuốc.
Một loại chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid mới hơn và đắt tiền hơn gọi là eplerenone chỉ hoạt động trên thụ thể aldosteron, không gây tác dụng phụ lên các hormone sinh dục như spironolactone. Bác sĩ có thể kê toa eplerenone nếu bạn có các tác dụng phụ nghiêm trọng với spironolacto. Bạn có thể cần các loại thuốc kiểm soát cao huyết áp khác.
Ngoài chẹn thụ thể aldosteron, spironolactone chẹn cả các thụ thể androgen và progesterone, do đó dẫn đến giảm hoạt động của các hormone này. Các tác dụng phụ có thể bao gồm ngực nở ở nam giới, giảm ham muốn tình dục, liệt dương, kinh nguyệt không đều và đau dạ dày.
Ngoài ra, thuốc cao huyết áp có hiệu quả hơn khi kết hợp với một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để thiết lập kế hoạch giảm natri trong chế độ ăn uống và duy trì một cân nặng khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống rượu và ngưng hút thuốc lá cũng có thể cải thiện đáp ứng của cơ thể với thuốc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tăng aldosteron nguyên phát?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tăng aldosteron nguyên phát:
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế natri trong chế độ ăn uống bằng cách tập trung vào các thực phẩm tươi sống và các sản phẩm giảm natri, tránh dùng nhiều gia vị và loại bỏ muối ra khỏi các món ăn. Chế độ ăn uống cũng nên tập trung vào các loại thực phẩm lành mạnh bao gồm ngũ cốc, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, nhờ đó giúp giảm cân và hạ huyết áp. Hãy thử các phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để quản lý huyết áp cao (DASH) – đã được chứng minh có lợi cho tim.
- Giữ trọng lượng khỏe mạnh. Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) là trên 25, bạn cần giảm khoảng 4,5kg để giảm huyết áp.
- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp. Bạn không cần phải đến phòng tập thể dục, đi bộ nhanh hầu hết các ngày trong tuần có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn.
- Không hút thuốc. Bỏ hút thuốc sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Nicotin có trong thuốc lá làm tim hoạt động nhiều hơn do làm co thắt mạch máu, tăng nhịp tim và huyết áp. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
- Hạn chế rượu và caffeine. Cả hai chất này có thể làm tăng huyết áp và rượu có thể cản trở hoạt động của một số loại thuốc huyết áp. Hãy hỏi bác sĩ về việc uống rượu vừa phải có an toàn cho bạn không.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tăng aldosteron nguyên phát?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tăng aldosteron nguyên phát:
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế natri trong chế độ ăn uống bằng cách tập trung vào các thực phẩm tươi sống và các sản phẩm giảm natri, tránh dùng nhiều gia vị và loại bỏ muối ra khỏi các món ăn. Chế độ ăn uống cũng nên tập trung vào các loại thực phẩm lành mạnh bao gồm ngũ cốc, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, nhờ đó giúp giảm cân và hạ huyết áp. Hãy thử các phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để quản lý huyết áp cao (DASH) – đã được chứng minh có lợi cho tim.
- Giữ trọng lượng khỏe mạnh. Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) là trên 25, bạn cần giảm khoảng 4,5kg để giảm huyết áp.
- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp. Bạn không cần phải đến phòng tập thể dục, đi bộ nhanh hầu hết các ngày trong tuần có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn.
- Không hút thuốc. Bỏ hút thuốc sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Nicotin có trong thuốc lá làm tim hoạt động nhiều hơn do làm co thắt mạch máu, tăng nhịp tim và huyết áp. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
- Hạn chế rượu và caffeine. Cả hai chất này có thể làm tăng huyết áp và rượu có thể cản trở hoạt động của một số loại thuốc huyết áp. Hãy hỏi bác sĩ về việc uống rượu vừa phải có an toàn cho bạn không.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước để điều trị kịp thời