Cây nhọ nồi (cỏ mực) không chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da như nổi mề đay, rôm sảy mà còn có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, chữa viêm họng, sốt cao, sốt phát ban… Đặc biệt, cây nhọ nồi còn được khẳng định là có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang, giúp giúp nhanh các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Dưới đây là cách chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi đơn giản, chi phí thấp, an toàn, lành tính mà bạn có thể thực hiện.
Cây nhọ nồi và công dụng chữa viêm xoang
Tìm hiểu về cây nhọ nồi
Nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo, thủy hạn liên, là loài cây mọc dại khắp các đồng quê Việt Nam, thuộc họ Hoa Cúc, khi vò nát cây sẽ có nước màu đen như mực chảy ra nên được gọi là nhọ nồi. Cây bò ngang trên mặt đất hoặc mọc thẳng, thân cây cứng màu đỏ tía hoặc lục, thân cây có một lớp lông màu trắng, lá mọc đối xứng nhau, mặt lá có nhiều lông, có mép răng cưa thưa. Hoa cỏ mực mọc thành cụm, khá nhỏ và có màu trắng.
Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi vị ngọt thanh hơi chua, có công dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, mát huyết, bổ gan thận, có thể dùng tươi hoặc sấy khô. Theo tài liệu tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương, trị vàng da, bệnh gan, choáng váng, ăn khó tiêu, chữa đau răng, làm thuốc bổ tổng quát. Theo y học Trung Quốc, toàn thân cây nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu, trị ho ra máu, tiểu ra máu, đau mắt, đau lưng , sưng gan, vàng gan.
Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần chính của cây nhọ nồi bao gồm các dẫn xuất của thiophene, dimethyl wedelolactone, isoflavonoids, flavonoids, luteolin, alkaloids, saponin, beta-amyrin wedelic acid, triterpenoid, ecliptin, glycosides…
Công dụng chữa viêm xoang của cây nhọ nồi
Sở dĩ nhọ nồi có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm xoang là vì:
- Chứa saponin có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, tốt cho xương khớp, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng kháng viêm của cơ thể từ đó giúp cải thiện các triệu chứng do viêm xoang gây ra.
- Chứa nhóm chất flavonoids có tác dụng chống oxy hóa cao, có khả năng làm giảm lượng cholesterol, chống lão hóa, làm bền thành mạch máu., Đặc biệt trong y học, flavonoids còn được ứng dụng để điều trị viêm nhiễm do có tác dụng chống viêm
- Ngoài ra, cỏ nhọ nồi còn có tác dụng diệt khuẩn, giảm sưng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt tắc mũi, phù nề niêm mạc.
Cách chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi
Theo các tài liệu y khoa, cỏ nhỏ nồi có tác dụng giảm ho, hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm xoang hiệu quả. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về công dụng chữa viêm xoang của cây nhọ nồi, tuy nhiên, thảo dược này lại xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị viêm xoang và mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh. Có nhiều cách chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi có thể kể đến như:
1. Dùng nước sắc từ lá cỏ nhọ nồi
Sử dụng lá nhọ nồi chữa viêm xoang được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị đơn giản và dễ thực hiện nhất. Với phương pháp này, bạn chỉ mất vài phút là có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 15g lá nhọ nồi, nước lọc
- Lá nhọ nồi lặt sạch, đem rửa sạch với nước rồi để ráo
- Nấu với một lượng nước vừa phải
- Có thể uống thay nước lọc hoặc nước trà, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.
2. Dùng nước ép lá cỏ nhọ nồi
Nếu không có thời gian sắc thuốc, bạn có thể dùng trực tiếp nước ép cỏ nhọ nồi tương để uống. Phương pháp này có thể giúp thông mũi, trị chảy máu cam, giảm phù nề sưng viêm niêm mạc xoang do viêm xoang gây ra. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp dùng cho người lớn.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, lặt sạch
- Ngâm với nước muối loãng, rửa sạch lại với nước
- Giã nát, vắt lấy nước cốt, bỏ bã
- Pha với nước sôi để nguội, uống 2 lần/ngày
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện.
3. Nhỏ mũi chữa viêm xoang bằng cỏ nhọ nồi
Song song với việc dùng cỏ nhọ nồi theo đường uống, bạn có thể dùng thảo dược này để nhỏ mũi. Cách làm này có thể giúp làm sạch xoang mũi, hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, giúp thông thoáng đường thở, giảm thiểu viêm nhiễm đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá cỏ mực ngâm với nước muối loãng, rửa sạch
- Giã nát, lọc lấy nước cốt, dùng 3 – giọt nước cốt này nhỏ mũi
- Thực hiện liên tục trong 1 tuần.
4. Chữa viêm xoang bằng theo phương pháp của Ấn Độ
Ở Ấn Độ có một phương pháp chữa viêm xoang bằng cây cỏ mực gọi là trị viêm xoang theo kiểu ayurveda. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhưng tốt nhất nên giảm lượng tiêu sử dụng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá cỏ mực, một nhúm nhỏ hạt tiêu xay thô, 3 nhúm bột nghệ
- Cho vào nồi thêm nước, sắc lấy nước để uống.
Lưu ý: Không nên dùng hạt tiêu đã nghiền mịn, nếu quá mịn sẽ làm nước thuốc cay, rất khó uống.
5. Chữa viêm xoang với cỏ nhọ nồi và các thảo dược khác
Đây là bài thuốc chữa viêm xoang được rất nhiều người áp dụng. Có thể giúp cải thiện các triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi rất tốt. Trong đó, kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, giảm tắc nghẽn lỗ thông, làm giảm phù nề niêm mạc hỗ trợ chữa viêm xoang rất tốt. Cam thảo có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, thông mũi, giảm ngứa mũi, ngạt mũi, đau đầu hỗ trợ chữa viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Củ rẻ quạt, kim ngân hoa giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu cho viêm xoang gây ra.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 20g cỏ nhọ nồi, 20g bồ công anh, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo, 12g củ rẻ quạt
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, cho vào nồi sắc với nước trong 20 – 30 phút
- Thấy cạn thì tắt bếp, chia nước thuốc làm nhiều phần, uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày thang
- Sử dụng liên tiếp trong 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm xoang được cải thiện đáng kể
Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi
Khi chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu sử dụng cỏ nhọ nồi với liều lượng cao, có thể gây ra tình trạng kích ứng dạ dày gây buồn nôn, nôn. Do đó, nên uống từ 2 – 3 lần/ngày, không bắt buộc phải uống cả ngày.
- Cẩn thận khi dùng cỏ nhọ nồi cho người viêm đại tràng mãn tính, hay sôi bụng, tiêu chảy, đặc biệt là phụ nữ có thai vì có nguy cơ gây sảy thai cao
- Nếu khi sử dụng mà gặp các triệu chứng như nôn, buồn nôn thì nên ngưng dùng và nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị chuyên khoa bằng phương pháp khác
- Cây cỏ nhọ nồi chỉ nên dùng dưới dạng phương pháp hỗ trợ khi điều trị viêm xoang vì nó có tác dụng chậm, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Hơn nữa, cây thuốc này cũng không có tác dụng trị dứt điểm viêm xoang mà chỉ có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Khi áp dụng biện pháp dân gian này, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hễ miễn dịch, hạn chế sử dụng các thực phẩm như đường, sữa bò, bột, muối, ngũ cốc tinh chế.
Cách chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi mặc dù có thể mang đến những chuyển biến tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được tư vấn, có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu muốn sử dụng cỏ nhọ nồi chữa viêm xoang thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Công dụng chữa viêm xoang của ké đầu ngựa ít ai ngờ
- Bật mí 9 loại tinh dầu trị viêm xoang bạn không nên bỏ qua
Xem thêm: Bệnh bụi phổi là gì? Có những loại bệnh bụi phổi nào?