Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị nôn trớ ngay cả khi bú không quá no hoặc thay đổi tư thế đột ngột thì các bậc phụ huynh cần phải cảnh giác. Đây là hiện tượng cảnh báo các bé đang mắc phải bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên tiến hành đưa trẻ thăm khám sớm, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như hở van tâm vị, viêm xoang, viêm phế quản,…
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Căn bệnh dễ gây nhầm lẫn
Rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng nôn trớ sau khi bú hoặc ăn khoảng 15 phút. Tình trạng nôn trớ thường xuyên sẽ rất dễ khiến bé bị đau rát ở cuống họng, nuốt khó khăn, quấy khóc,… Đây là triệu chứng khiến các phụ huynh nhầm lẫn cho rằng nôn trớ là hiện tượng sinh lý thông thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ít người biết được, những biểu hiện trên cảnh báo con bạn đang mắc phải bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh ngày càng tăng nhanh. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh chủ quan, không phân biệt được hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý và bệnh lý. Điều này đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải sớm nhận biết được triệu chứng bệnh và có thêm kiến thức phân biệt rõ hai căn bệnh này.
Nếu trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày diễn ra trong thời gian ngắn với tần suất ít và không gây bất cứ triệu chứng nào khác được xem là trào ngược dạ dày sinh lý. Với trẻ sơ sinh, nếu bé bị nôn trớ nhưng vẫn vui đùa, lên cân tốt, không có dấu hiệu thở khò khè thì cha mẹ có thể an tâm bởi đây là trào ngược sinh lý. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng giảm dần theo thời gian.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bệnh lý sẽ diễn ra thường xuyên hơn và kéo dài. Các bé sẽ gặp một số triệu chứng như bị nôn sữa liên tục, chậm tăng cân, biếng ăn, cơ thể gầy gò do không hấp thụ được chất dinh dưỡng, hơi thở khò khè, viêm phổi tái phát thường xuyên, khó thở,… Nếu trẻ mắc phải những triệu chứng này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám bác sĩ sớm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Cha mẹ cần cảnh giác
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xuất hiện rất phổ biến. Theo thống kê, có đến 50% các bé dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi trẻ từ 4 – 12 tháng tuổi, tỉ lệ mắc bệnh càng tăng lên khoảng 70%. Với căn bệnh này, phụ huynh cần phải sớm cảnh giác và nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
1. Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày sẽ khiến thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản mà không đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này còn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ thể của từng trẻ. Hầu hết trẻ em bị trào ngược dạ dày thường gặp phải các triệu chứng bất thường về cơ thể như sau:
- Nôn trớ sau khi bú, sữa bị chảy lên mũi
- Quấy khóc liên tục, khàn giọng
- Uốn cong người để giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày
- Khó thở, hơi thở khò khè
- Thường xuyên cáu kỉnh
- Đau tức ngực và bụng
- Chậm tăng cân, kém phát triển thể chất
- Ho kéo dài, nhiễm trùng phổi, viêm họng
- Nôn trớ kèm theo máu, cơ thể tím tái, thở gấp, ngưng thở
- Tiêu chảy, táo bón
- Cơ thể gầy gò, xanh xao, không bú sữa
- Viêm tai, viêm xoang, giãn phế quản
- Thức giấc giữa đêm, khó ngủ
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là căn bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, cha mẹ cần biết.
# Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của các bé chưa phát triển hoàn toàn. Vòng cơ nằm ở giữa thực quản và dạ dày (cơ thắt thực quản dưới) có nhiệm vụ giữ thức ăn ở trong dạ dày luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi con người nuốt thức ăn. Tuy nhiên, cơ quan này ở trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn toàn chức năng đóng mở nên khi trẻ bú sữa sẽ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Sữa sẽ đi từ miệng xuống thực quản qua tâm vị và vào dạ dày. Tại dạ dày, cơ vòng thực quản, cơ van tâm vị rất yếu và xốp, khiến cho thức ăn bị ứ động. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
# Cho trẻ bú tư thế không đúng
Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nằm ngang hoặc nghiêng về bên phải. Nếu mẹ cho trẻ bú với tư thế không đúng sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Sữa sẽ nhanh chóng chảy sang phần thực quản và miệng khi trẻ bú. Một số trẻ có thể bị sặc sữa, nôn ra máu, chảy sữa qua mũi, cơ thể tím tái, ngưng thở,… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, nhất là những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
# Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng trào ngược này còn xảy ra do một số nguyên nhân khác gây ra như:
- Trẻ sinh non, thiếu cân
- Trẻ thường xuyên nằm ngửa, nằm quá nhiều khiến cho thức ăn bị ứ động ở dạ dày
- Chế độ dinh dưỡng chủ yếu là chất lỏng, mềm nên dễ đi qua các khe hở
- Cơ thể trẻ không thích ứng được với sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Trẻ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như hẹp môn vị, viêm thực quản do dị ứng, chứng không dung nạp thực phẩm,…
3. Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Với căn bệnh này, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời cho trẻ là rất cần thiết. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn, hướng dẫn cho bé uống thuốc kháng axit hoặc ngăn tiết axit. Trẻ có thể phải sử dụng thuốc uống trong khoảng thời gian vài tháng.
Nếu dùng thuốc không có tác dụng, trẻ sẽ phải tiến hành thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
- Chụp X quang đường tiêu hóa: Hình ảnh chụp X-quang sẽ giúp phát hiện các vấn đề trẻ thường hay gặp phải về dạ dày và đường nhai nuốt thức ăn.
- Nội soi đường tiêu hóa: Trẻ được gây mê và sử dụng camera nhỏ đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm theo dõi PH thực quản 24h: Trẻ sẽ ở bệnh viện qua đêm. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ luồn qua mũi xuống thực quản của trẻ và theo dõi trong vòng 24h. Cách làm này sẽ giúp định tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nhịp tim, nhịp thở của trẻ.
Ngoài ra, trẻ cần được theo dõi cân nặng trong suốt quá trình chữa trị bệnh. Nếu cha mẹ thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp kiểm soát bệnh sớm. Bệnh có thể gây suy dinh dưỡng cho bé và khiến trẻ đối diện với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như hen suyễn, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản,… Thậm chí, trẻ có thể tử vong nếu hiện tượng trào ngược dạ dày xuất hiện khi ngủ và gây tắc đường thở. Do đo, cha mẹ cần phải cảnh giác với căn bệnh này.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Phụ huynh nên làm gì?
Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề bất ổn về sức khỏe. Nếu nhận thấy bé có biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh như quấy khóc, ho, nôn, da mặt tím tái,… cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau để sớm kiểm soát bệnh cho trẻ.
- Mẹ nên cho trẻ bú đúng tư thế, tránh tình trạng nằm bú.
- Không nên cho trẻ bú sữa quá nhiều và chia ra nhiều bữa nhỏ để tránh bị nôn trớ
- Nếu trẻ bú bình, mẹ nên không để bình sữa nằm nghiêng và để sữa đầy bình. Khi cho bé bú sữa nên để phần đầu của trẻ cao hơn 15 – 20 phút. Đồng thời vỗ nhẹ ở phần lưng cho trẻ khi bé có dấu hiệu ợ hơi.
- Trong quá trình trẻ bú sữa, mẹ không nên rung lắc mà giữ yên tư thế. Hãy cho trẻ bú vú trái trước, giữ bé nằm nghiêng bên phải và chuyển bé sang vú phải để sữa xuống dạ dày dễ dàng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng cho trẻ bằng nước ấm.
- Nếu bé ngủ, mẹ nên để trẻ nằm nghiêng tránh nôn trớ làm sặc lên mũi và gây tắc đường thở. Bên cạnh đó, bạn nên dùng gối ngủ dành riêng cho các bé bị trào ngược dạ dày theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch gan, thận và tăng nguy cơ kháng thuốc, suy giảm sức khỏe của bé.
- Khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, cơ thể tím tái, ngưng thở thì mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ ở sau lưng.
- Tiến hành hút sữa ở mũi cho trẻ nếu trẻ bị sặc sữa ở mũi
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống sữa mẹ kèm sữa công thức nếu trẻ bị dị ứng sữa
- Không được cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm
- Tuyệt đối không được cho bé nằm sấp vì sẽ khiến cho triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra nhanh hơn, tăng nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng rất thường hay gặp ở trẻ và luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Nếu nhận thấy cơ thể trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, hãy nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám sớm. Với căn bệnh này, cha mẹ nên chú ý và chủ động phòng ngừa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không?