Nấm tai là căn bệnh thường gặp ở những người đang sống tại các vùng khí hậu nóng ẩm. Những người thường xuyên bơi lội, người mắc bệnh mãn tính về da hoặc tiểu đường đều cũng là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị bệnh.
Nấm tai là căn bệnh thường gặp ở những người đang sống tại các vùng khí hậu nóng ẩm. Những người thường xuyên bơi lội, người mắc bệnh mãn tính về da hoặc tiểu đường đều cũng là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị bệnh.
Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc và điều trị tại nhà. Đọc ngya bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé!
Triệu chứng của bệnh nấm tai
Theo Healthline, bệnh thường có các triệu chứng cơ bản như:
- Đau tai
- Ngứa tai
- Viêm và sưng tai
- Đỏ tai
- Bong tróc da
- Ù tai
- Cảm giác đầy trong tai
- Tai chảy dịch
- Suy giảm thính giác
Tai chảy dịch là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nấm tai. Dịch chảy từ tai có thể có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh, xám, thậm chí là màu đen.
Nguyên nhân
Bệnh nấm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng do sự phát triển của các loại nấm trong tai. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện bên ngoài và vành, gọi là nấm vành tai và nấm tai ngoài. Có khoảng 60 loại nấm có thể gây ra căn bệnh nhiễm trùng này. Trong số đó, phổ biến nhất là Aspergillus và Candida. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nấm sẽ kết hợp với vi khuẩn khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại nấm gây bệnh cho tai thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới và nơi có khí hậu ấm áp. Nấm cần độ ẩm và nhiệt độ để phát triển, do đó căn bệnh này đặc biệt phổ biến vào mùa hè.
Bơi lội trong môi trường nước bẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm tai. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch yếu, từng bị chấn thương ở tai, mắc bệnh chàm hoặc các vấn đề da mãn tính khác cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Chẩn đoán bệnh nấm tai
Nếu cảm thấy đau và chảy mủ ở một hoặc cả hai bên tai, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bạn có thể cần uống thuốc để điều trị bệnh, do đó việc chẩn đoán chính xác là rất cần thiết.
Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc và điều trị tại nhà. Đọc ngya bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé!
Triệu chứng của bệnh nấm tai
Theo Healthline, bệnh thường có các triệu chứng cơ bản như:
- Đau tai
- Ngứa tai
- Viêm và sưng tai
- Đỏ tai
- Bong tróc da
- Ù tai
- Cảm giác đầy trong tai
- Tai chảy dịch
- Suy giảm thính giác
Tai chảy dịch là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nấm tai. Dịch chảy từ tai có thể có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh, xám, thậm chí là màu đen.
Nguyên nhân
Bệnh nấm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng do sự phát triển của các loại nấm trong tai. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện bên ngoài và vành, gọi là nấm vành tai và nấm tai ngoài. Có khoảng 60 loại nấm có thể gây ra căn bệnh nhiễm trùng này. Trong số đó, phổ biến nhất là Aspergillus và Candida. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nấm sẽ kết hợp với vi khuẩn khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại nấm gây bệnh cho tai thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới và nơi có khí hậu ấm áp. Nấm cần độ ẩm và nhiệt độ để phát triển, do đó căn bệnh này đặc biệt phổ biến vào mùa hè.
Bơi lội trong môi trường nước bẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm tai. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch yếu, từng bị chấn thương ở tai, mắc bệnh chàm hoặc các vấn đề da mãn tính khác cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Chẩn đoán bệnh nấm tai
Nếu cảm thấy đau và chảy mủ ở một hoặc cả hai bên tai, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bạn có thể cần uống thuốc để điều trị bệnh, do đó việc chẩn đoán chính xác là rất cần thiết.
Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thực hiện một số bước kiểm tra thể chất. Họ có thể sử dụng ống soi tai để kiểm tra màng nhĩ và ống tai của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy dịch tụ trong tai bạn để tiến hành các xét nghiệm dưới kính hiển vi. Điều này giúp họ đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn.
Cách chữa bệnh nấm tai
Có khá nhiều lựa chọn điều trị bệnh. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Vệ sinh tai
Vệ sinh tai sẽ giúp làm sạch và loại bỏ sự tích tụ dịch bên trong tai. Bác sĩ có thể dùng dung dịch rửa tai hoặc các phương pháp khác để làm sạch tai của bạn. Bạn không nên tự làm sạch tai tại nhà bằng tăm bông hay các dụng cụ khác. Tăm bông và băng gạc chỉ nên được sử dụng để làm sạch bên ngoài tai, thường dùng cho nấm tai ngoài hoặc nấm vành tai. Nguyên nhân là vì chúng có thể làm tổn thương tai nếu được đưa vào quá sâu bên trong tai.
Sử dụng thuốc nhỏ tai
Các loại thuốc nhỏ tai trị nấm chứa clotrimazole và fluconazole có thể được dùng để điều trị bệnh nấm tai. Ngoài ra, axit axetic là một lựa chọn điều trị khá phổ biến cho bệnh nấm tai. Sử dụng loại thuốc nhỏ tai axit axetic 2% trong khoảng 1 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng. Ngoài axit axetic, thuốc nhỏ tai acetate nhôm 5% cũng mang đến những hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc uống
Thuốc trị nấm tai có nhiều loại với nhiều trường hợp khác nhau. Loại nấm tai Aspergillus có thể kháng lại thuốc nhỏ tai thông thường. Trong trường hợp này, một số loại thuốc uống như itraconazole (Sporanox) sẽ được chỉ định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm tai không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.
Thuốc bôi nấm tai
Nếu bạn bị nấm tai ngoài, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi nấm tai. Các loại thuốc này thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem để điều trị bệnh nấm tai ngoài, nấm vành tai.
Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thực hiện một số bước kiểm tra thể chất. Họ có thể sử dụng ống soi tai để kiểm tra màng nhĩ và ống tai của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy dịch tụ trong tai bạn để tiến hành các xét nghiệm dưới kính hiển vi. Điều này giúp họ đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn.
Cách chữa bệnh nấm tai
Có khá nhiều lựa chọn điều trị bệnh. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Vệ sinh tai
Vệ sinh tai sẽ giúp làm sạch và loại bỏ sự tích tụ dịch bên trong tai. Bác sĩ có thể dùng dung dịch rửa tai hoặc các phương pháp khác để làm sạch tai của bạn. Bạn không nên tự làm sạch tai tại nhà bằng tăm bông hay các dụng cụ khác. Tăm bông và băng gạc chỉ nên được sử dụng để làm sạch bên ngoài tai, thường dùng cho nấm tai ngoài hoặc nấm vành tai. Nguyên nhân là vì chúng có thể làm tổn thương tai nếu được đưa vào quá sâu bên trong tai.
Sử dụng thuốc nhỏ tai
Các loại thuốc nhỏ tai trị nấm chứa clotrimazole và fluconazole có thể được dùng để điều trị bệnh nấm tai. Ngoài ra, axit axetic là một lựa chọn điều trị khá phổ biến cho bệnh nấm tai. Sử dụng loại thuốc nhỏ tai axit axetic 2% trong khoảng 1 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng. Ngoài axit axetic, thuốc nhỏ tai acetate nhôm 5% cũng mang đến những hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc uống
Thuốc trị nấm tai có nhiều loại với nhiều trường hợp khác nhau. Loại nấm tai Aspergillus có thể kháng lại thuốc nhỏ tai thông thường. Trong trường hợp này, một số loại thuốc uống như itraconazole (Sporanox) sẽ được chỉ định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm tai không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.
Thuốc bôi nấm tai
Nếu bạn bị nấm tai ngoài, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi nấm tai. Các loại thuốc này thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem để điều trị bệnh nấm tai ngoài, nấm vành tai.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Hydrogen peroxide pha loãng có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn tai do tích tụ dịch và ráy tai. Các loại thuốc không kê đơn chứa carbamide peroxide cũng có tác dụng tương tự.
Sau khi bơi, bạn có thể dùng các loại dung dịch nhỏ tai không kê đơn để làm sạch tai. Đội mũ bơi hoặc sử dụng nút bịt tai khi bơi sẽ giúp giảm tình trạng nước vào tai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô tai sau khi tắm hoặc bơi. Tuy nhiên, khi dùng máy sấy, bạn nên bật nhiệt độ vừa phải và tránh đặt máy quá gần tai.
Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị nấm tai
Phần lớn các trường hợp này đều được điều trị dứt điểm bằng thuốc trị nấm. Tuy nhiên, một số người không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, khiến bệnh trở thành tình trạng mãn tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Nếu bạn bị tiểu đường, suy yếu hệ miễn dịch hoặc các vấn đề sức khỏe mãn tính khác, bạn cần kiểm soát chặt chẽ các tình trạng này. Ngoài ra, điều trị các căn bệnh về da mãn tính như bệnh chàm cũng cực kỳ quan trọng.
Sau khi điều trị, bạn cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bởi nó có thể tạo điều kiện cho bệnh quay trở lại.
Cách ngăn ngừa bệnh nấm tai
Để ngăn ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện một số mẹo nhỏ sau:
- Tránh để nước vào tai khi bơi lội hoặc lướt sóng
- Lau khô tai sau khi tắm
- Không vệ sinh tai bằng bông gòn
- Tránh làm trầy xước phần da bên ngoài và bên trong tai
- Sử dụng thuốc nhỏ tai axit axetic sau khi lấy nước ra khỏi tai
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Hydrogen peroxide pha loãng có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn tai do tích tụ dịch và ráy tai. Các loại thuốc không kê đơn chứa carbamide peroxide cũng có tác dụng tương tự.
Sau khi bơi, bạn có thể dùng các loại dung dịch nhỏ tai không kê đơn để làm sạch tai. Đội mũ bơi hoặc sử dụng nút bịt tai khi bơi sẽ giúp giảm tình trạng nước vào tai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô tai sau khi tắm hoặc bơi. Tuy nhiên, khi dùng máy sấy, bạn nên bật nhiệt độ vừa phải và tránh đặt máy quá gần tai.
Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị nấm tai
Phần lớn các trường hợp này đều được điều trị dứt điểm bằng thuốc trị nấm. Tuy nhiên, một số người không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, khiến bệnh trở thành tình trạng mãn tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Nếu bạn bị tiểu đường, suy yếu hệ miễn dịch hoặc các vấn đề sức khỏe mãn tính khác, bạn cần kiểm soát chặt chẽ các tình trạng này. Ngoài ra, điều trị các căn bệnh về da mãn tính như bệnh chàm cũng cực kỳ quan trọng.
Sau khi điều trị, bạn cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bởi nó có thể tạo điều kiện cho bệnh quay trở lại.
Cách ngăn ngừa bệnh nấm tai
Để ngăn ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện một số mẹo nhỏ sau:
- Tránh để nước vào tai khi bơi lội hoặc lướt sóng
- Lau khô tai sau khi tắm
- Không vệ sinh tai bằng bông gòn
- Tránh làm trầy xước phần da bên ngoài và bên trong tai
- Sử dụng thuốc nhỏ tai axit axetic sau khi lấy nước ra khỏi tai
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Xem thêm: Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và điều trị