Nuốt nước bọt vị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm khi xuất hiện triệu chứng khó nuốt, nuốt cảm thấy đau, tình trạng tái diễn thường xuyên với mức độ tăng dần.
Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng có thể có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là bệnh lý thuộc tai- mũi- họng
Quá trình nuốt được thực hiện qua 3 giai đoạn của môi, miệng, lưỡi, họng, thực quản. Mỗi cơ quan có một chức năng riêng bảo đảm cho việc tiêu hóa diễn ra trọn vẹn. Tuy nhiên khi xuất hiện triệu chứng khó nuốt ở cổ họng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau
Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm?
Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng tùy theo mức độ của việc tiết nước bọt kèm theo các cảm giác đau khi nuốt có nhiều hay không, có thường xuyên hay không, do đó có thể chia làm 2 dạng sau đây
1. Nuốt nước bọt bị vướng không nguy hiểm
Chỉ xuất hiện khi nuốt nước bọt, trong khi ăn và uống thì không xuất hiện cảm giác nuốt bị vướng, tuy nhiên kèm theo cảm giác buồn nôn, ợ nóng, các triệu chứng này có lúc xuất hiện, có lúc bình thường.
Đây chỉ là cảm giác có thứ gì đó nghẹn ở cổ họng chứ không có bất kỳ tổn thương thực thể nào ở thực quản, đa số sẽ tự mất đi sau một thời gian ngắn.
Các dấu hiệu này được gọi là rối loạn cảm họng, nghĩa là rối loạn cảm nhận tại các đầu mút dây thần kinh, thường có cảm giác như nuốt có dị vật nằm ngang cổ họng, nhưng khi ho khạc thì không thấy gì cả, nguyên nhân là do một số bệnh lý sau đây
1.1 Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, lượng axit dư thừa từ dạ dày di chuyển lên thực quản gây ra cảm giác khó chịu, khi đó sẽ xuất hiện cảm giác vướng ở cổ họng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn nhiều thức ăn chứa nhiều axit, tinh thần lo lắng căng thẳng, nhiễm khuẩn H.pylori, thừa cân, béo phì, các bệnh lý về tim mạch,…
Nếu không điều trị kịp thời thì về lâu dài, cổ họng sẽ bị sưng tấy và cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
1.2 Lo lắng quá độ
Khi nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng có thể do tinh thần căng thẳng và lo lắng quá độ. Khi càng lo lắng thì cảm giác nước bọt ra nhiều và có cảm giác vướng ở cổ họng. Khi khắc phục được tình trạng này thì các triệu chứng trên biến mất.
1.3 Hen suyễn
Khi bị hen suyễn thì lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ bị co thắt viêm nhiễm, dễ bị kích ứng, lúc đó các đường dẫn khí thu hẹp lại, làm giảm lượng lưu thông khí, người bệnh sẽ gặp tình trạng khó thở, ngoài ra còn xuất hiện đờm, chảy nước mắt, cổ họng bị ngứa, tiết nước bọt.
1.4 Viêm họng
Khi bị viêm họng, thì sẽ có các triệu chứng mưng mủ ở vùng cổ họng, các lớp niêm mạc họng bị kích thích do đó gây nên hiện tượng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra người bị viêm họng còn có các triệu chứng như sốt cao hơn 38 độ, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, ho, nghẹt mũi…
Khi tình trạng này khắc phục thì cảm giác nuốt vướng ở cổ họng không còn nữa, cần điều trị sớm để không gây ra các căn bệnh mãn tính, lúc đó tình trạng nuốt nước bọt bị vướng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
1.5 Viêm amidan
Khi bị vi khuẩn xâm nhập, amidan sẽ bị tổn thương và có hiện tượng sưng tấy, các hạch bạch huyết sẽ được kích hoạt để tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ từ 4-12 tuổi.
Khi bị viêm amidan thì sẽ có cảm giác nuốt bị vướng ở cổ họng do hạch bạch huyết ở cổ họng sưng lên chèn ép các cơ quan vùng cổ, ngoài ra người bệnh còn cảm thấy nóng, sốt, đau rát họng, nhức đầu, ù tai, mệt mỏi,… Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể sẽ chỉ định phẫu thuật.
1.6 Viêm thực quản
Viêm thực quản do axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây khó chịu cho các niêm mạc thực quản và sẽ xuất hiện tình trạng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng.
Ngoài ra với một số bệnh viêm thực quản khác thì khi tiếp xúc một số loại thực phẩm gây dị ứng như sữa, lúa mì, đậu nành, thịt bò… di ứng phấn hoa thì tình trạng nuốt nước bọt bị vướng cũng diễn ra.
1.7 Viêm xoang
Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang. Khi bị viêm xoang thì vi khuẩn xâm nhập các xoang trán, má, mũi gây ra mưng mủ, làm bế tắc sự lưu thông tân dịch, nước mủ này kèm mùi hôi tràn ra chảy xuống họng làm viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm dạ dày,… Lâu dần sẽ biến chứng thành các căn bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
1.8 Hội chứng cổ
Khi máu huyết lưu thông kém, cơ thể thiếu oxy thì không đủ khả năng trung hòa các gốc tự do sản sinh trong quá trình chuyển hóa, từ đó hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây cản trở sự lưu thông máu và tắc nghẽn một số mao mạch, nếu tắc nghẽn ở vùng vai cổ thì sẽ gây ra tình trạng tiết nước bọt nhiều gây cảm giác vướng khi nuốt.
Khi khắc phục được tình trạng trên, máu thuyết lưu thông dễ dàng thì cảm giác vướng khi nuốt nước bọt không còn nữa.
Các triệu chứng trên hoàn toàn không nguy hiểm vì không có bất cứ tổn thương nào nghiêm trọng liên quan tới thực thể, đa số sẽ tự mất đi trong thời gian ngắn nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên khi xuất hiện cảm giác đau đớn thường xuyên thì là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm.
2. Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng gây nguy hiểm
Khác với nuốt nước bọt bị vướng không nguy hiểm, không xuất hiện trong lúc ăn. Cảm giác nuốt nước bọt bị vướng nguy hiểm khi kèm theo cảm giác khó nuốt, nuốt đau, tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kể cả trong lúc ăn uống và ngày càng tăng dần theo thời gian.
Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo các khối u đường tiêu hóa, khối u amidan, khối u lưỡi, khối u màn hầu, u thực quản,…
2.1 Ung thư amidan
Giai đoạn đầu thì khả năng điều trị hết bệnh rất cao. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau dữ dội khi nuốt nước bọt kèm theo cảm giác khó nuốt. Các loại thức ăn khi va chạm với amidan sẽ gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân dù các khối u còn nhỏ, ngoài cảm giác đau thì bệnh nhân đôi khi chảy máu kèm theo khó phát âm.
Các triệu chứng này đôi khi bị nhầm lẫn là viêm họng nên thường bỏ qua. Do đó khi phát hiện sớm các triệu chứng này thì nên đi đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để điều trị kịp thời.
2.2 Ung thư lưỡi
Khi bị ung thư lưỡi, nhất là ở gốc lưỡi thì sẽ có các triệu chứng như đau lưỡi, có cảm giác vướng trong cổ họng, đau họng khi nuốt, ngoài ra bệnh nhân còn khó cử động lưỡi và hàm, đau cổ, đau tai.
Rất nhiều triệu chứng xuất hiện trong vòng 3 tuần, do đó nếu thấy nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng kèm theo các cơn đau không thuyên giảm thì nên đi khám để kịp thời điều trị bệnh.
2.3 Ung hư hạ hầu
Khi bị ung thư hạ hầu, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây đau họng, đau tai, khối u ở cổ, nuốt đau,… lúc đó hiện tượng nuốt nước bọt bị vướng diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
2.4 Ung thư thực quản lành và ác tính
Khi tình trạng trào ngược thực quản kéo dài thì cảm giác nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng xảy ra thường xuyên hơn. Đối với các bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, lo lắng, căng thẳng kéo dài thì mức độ càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra khối ung thư thực quản còn gây ra có triệu chứng như đau ngực, khó thở, thiếu máu, thường xuyên thấy buồn nôn, khàn giọng, đôi khi thay đổi giọng nói…
2.5 Dị vật đường tiêu hóa
Khi bị hóc xương, hóc đồng xu hay các vật khác thì sẽ có sự xáo trộn trong quá trình nuốt. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau khó chịu trong cổ họng và trong đường tiêu hóa, kèm theo việc tiết nước bọt thường xuyên.
Lưu ý:
Để xác định rõ tình trạng bệnh cũng như mức độ đau khi nuốt nước bọt thì cần đến các cơ sở y tế để khám bệnh, không được tự ý chẩn đoán bệnh và chữa bệnh tại nhà. Thông thường các bác sĩ sẽ nội soi vùng tai mũi họng, dạ dày thực quản, nuốt bari, cho chụp X quang lồng ngực, chụp MRI, theo dõi độ ph,… để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Khi nào cần đi khám bác sĩ? Khám chữa ở đâu tốt nhất?
Với những trường hợp sau đây người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân, bệnh lý dẫn tới hiện tượng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng:
- Tình trạng vướng, khó chịu ở cổ họng kéo dài trên 3 ngày.
- Bị đau họng, khó nuốt, khó thở.
- Khó khăn khi mở miệng, khi nói
- Đau cổ, cứng cổ
- Đau tai
- Sốt cao trên 38 C
- Có dính máu ở nước bọt hoặc khạc ra đờm.
Tùy vào mức độ bệnh cùng thể trạng của mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp.
Sau đây là một số cơ sở khám, chữa các bệnh về tai mũi họng uy tín mọi người có thể tham khảo:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương; Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai; Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…
- Miền Trung: Bệnh viện Tai Mũi Họng miền Trung; Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An; Bệnh viện Trung ương Huế
- Tại Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM; Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn; Bệnh viện Nhân Dân Gia Định; Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…
Như vậy, tình trạng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, do đó nếu thấy có những triệu chứng bất thường kéo dài trên 3 tuần thì nên đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để kịp thời điều trị.
Xem thêm: Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?