Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm gan D là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm gan D (Hepatitis D) còn có tên gọi khác là viêm gan delta. Bệnh tiến triển do sự tác động và phá hủy tế bào gan của một loại virus mang tên Hepatitis D virus (HDV). Ngoài ra virus này còn khiến chức năng gan suy giảm nhanh chóng. Không giống như các dạng viêm gan khác, viêm gan do Hepatitis D virus thường phát triển theo kiểu đồng nhiễm. Điều này có nghĩa bệnh nhân sẽ nhiễm đồng thời Hepatitis D virus và Hepatitis B virus. 

Viêm gan D thể hiện cho tình trạng cơ thể bị nhiễm Hepatitis D virus (HDV) khiến các tế bào gan bị phát hủy và bị tổn thương nghiêm trọng

Viêm gan D là gì?

Viêm gan D là một trong những dạng viêm gan có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh lý này phát sinh khi cơ thể bị nhiễm Hepatitis D virus (HDV) khiến các tế bào gan bị phát hủy và bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời làm suy giảm chức năng và các hoạt động của gan. Nếu không sớm kiểm soát, các tế bào gan bị tổn thương sẽ phát triển thành ung thư gan.

Viêm gan do Hepatitis D virus được phân thành hai thể. Bao gồm: Thể cấp tính và thể mãn tính. Bệnh viêm gan D cấp tính thường hình thành và phát triển một các đột ngột. Bệnh thường kéo theo các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chăm sóc đúng cách, những triệu chứng này có thể tự thuyên giảm và biến mất.

Nếu không được kiểm soát, Hepatitis D virus có thể tồn tại và hoạt động trong gan trên 6 tháng. Khi đó bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính, quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, bệnh tiến triển dài hạn.

Trước khi phát sinh các triệu chứng, Hepatitis D virus có thể đã bám trên gan và hoạt động trong nhiều tháng. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát hiện bệnh lý, tăng nguy cơ phát hiện bệnh trong giai đoạn mãn tính. Từ đó dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan D

Hepatitis D virus (HDV) được xác định là tác nhân gây bệnh viêm gan D. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hepatitis D virus có bộ gen là ARN. Cấu trúc này hoàn toàn không hề liên quan đến virus viêm gan C (HCV), virus gây viêm gan A (HAV) và virus viêm gan B (HBV).

Vào năm 1977, Hepatitis D virus lần đầu tiên được phát hiện. Theo kết quả nghiên cứu, Hepatitis D virus hình thành nên một sự nhiễm virus kết hợp diễn ra trong cơ thể của bệnh nhân. Cần có sự giúp đỡ của các kháng nguyên bề mặt điển hình như HbsAg của các hạt Hepatitis D virus nhằm thực hiện nhân bản và lây lan sang những tế bào gan khác trong thời gian ngắn.

Những bệnh nhân bị nhiễm Hepatitis D virus có diễn biến lâm sàng tương đối đa dạng. Ngoài ra viêm gan do virus HDV có thể nhanh chóng thay đổi từ thể cấp tính đến tự giới hạn cấp tính và cấp tính hoặc nguy hiểm hơn và suy gan tối cấp.

Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị nhiễm Hepatitis D virus mạn tính, viêm gan có thể nhanh chóng phát triển và chuyển sang bệnh lý về gan giai đoạn cuối. Đồng thời phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm có liên quan đến căn bệnh này.

Hepatitis D virus được xác định là tác nhân gây bệnh viêm gan D

Hepatitis D virus có thể nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và phát sinh bệnh viêm gan B thông qua một số con đường sau:

Bệnh nhân sẽ chỉ mắc bệnh viêm gan D khi cơ thể đã bị nhiễm sẵn viêm gan B. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm đồng thời viêm gan siêu vi D và viêm gan siêu vi B. Theo kết quả thống kê có khoảng 5% trường hợp bị viêm gan B trước khi bị viêm gan D.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan D

Đa số trường hợp mắc bệnh viêm gan D thường không phát sinh triệu chứng cụ thể. Điều này tạo ra nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán phân biệt những triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm gan do Hepatitis D virus cùng với những bệnh viêm gan phát sinh từ các loại virus khác.

Từ 21 – 45 ngày được xác định là thời kỳ ủ bệnh của Hepatitis D virus. Tuy nhiên nếu xảy ra bội nhiễm từ Hepatitis B virus, thời gian ủ bệnh của virus HDV sẽ rút ngắn lại.

Những triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu cơ bản dưới đây có thể phát sinh trong thời gian ủ bệnh của virus gây viêm gan D:

Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan D

Trong thời kỳ bùng phát bệnh viêm gan D, bệnh nhân thường đối mặt với những triệu chứng và và các dấu hiệu nổi bật sau:

Bệnh viêm gan D có nguy hiểm không?

Bệnh viêm gan D cấp tính làm ảnh hưởng đến các tế bào gan và khiến gan bị tổn thương. Ở một số trường hợp, tình trạng suy gan cấp tính có thể  xảy ra. Trong giai đoạn cấp tính, nếu bệnh nhân không sớm kiểm tra và áp dụng các phương pháp chữa trị thích hợp, bệnh viêm gan do Hepatitis D virus sẽ nhanh chóng chuyển từ thể cấp tính thành thể mãn tính. Đồng thời  phát sinh nhiều biến chứng. Bao gồm:

Ngoài ra khi bệnh chuyển sang thể mãn tính, những tổn thương trên bề mặt gan sẽ lan rộng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và gây suy giảm các hoạt động của gan. Để nhận biết gan tổn thương, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau:

Ung thư gan sẽ phát sinh khi bệnh viêm gan D không được kiểm soát và điều trị kịp thời

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm gan D

Thông thường để chẩn đoán bệnh viêm gan D, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các triệu chứng điển hình và kết quả xét nghiệm.

1. Triệu chứng điển hình

Nếu có nghi ngờ bệnh viêm gan phát sinh do Hepatitis D virus, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào một số triệu chứng lâm sàng đang xảy  ra trên cơ thể của bệnh nhân. Bao gồm:

Ngoài bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt viêm gan D cùng với một số tình trạng khác, bao gồm:

Chẩn đoán phân biệt viêm gan do Hepatitis D virus với các bệnh gan khác:

2. Xét nghiệm cần thiết

Để chẩn đoán chính xác đồng nhiễm Hepatitis D virus và Hepatitis B virus, một số xét nghiệm huyết thanh được liệt kê dưới đây sẽ được chỉ định:

Một số xét nghiệm máu và huyết thanh giúp chẩn đoán chính xác đồng nhiễm Hepatitis D virus và Hepatitis B virus

Phương pháp điều trị bệnh viêm gan D

Bệnh nhân bị viêm gan D thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng thuốc. Bao gồm:

Trong đó quá trình điều trị nhiễm HDV, thuốc Pegylated interferon alpha sẽ giúp bệnh nhân giảm tải số lượng virus hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ các hoạt động của gan, giúp giảm các tác động xấu do nhiễm Hepatitis D virus đến chức năng gan trong suốt thời gian sử dụng thuốc.

Tuy nhiên các tác dụng nêu trên sẽ dừng lại nếu thuốc Pegylated interferon alpha không còn được sử dụng. Theo kết quả thống kê, hiệu quả chữa bệnh của Pegylated interferon alpha thường dưới 20%.

Thuốc Myrcludex B khi được đưa vào quá trình điều trị viêm gan D sẽ phát huy tác dụng ức chế hoạt động xâm nhập vào cơ thể và các tế bào gan của virus. Tuy nhiên hiện nay loại thu
ốc này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung dưỡng chất có trong rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng. Đồng thời tránh sử dụng những loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh…

Ngoài ra, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng, tránh làm việc quá sức và nên loại bỏ các thói quen xấu. Cụ thể như thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích…

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D

Hiện nay tiêm vắc xin phòng viêm gan do Hepatitis D virus là cách duy nhất giúp phòng ngừa bệnh viêm gan D hiệu quả. Ngoài ra để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do lây nhiễm virus, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau:

Tiêm vắc xin phòng nhiễm Hepatitis D virus là cách duy nhất giúp phòng ngừa bệnh viêm gan D hiệu quả

Viêm gan D là bệnh lý ở gan. Bệnh phát sinh do nhiễm trùng Hepatitis D virus. Hiện nay hầu hết người lớn bị viêm gan D có thể nâng cao thể trạng và hồi phục hoàn toàn bằng cách dùng thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kể cả khi phát sinh triệu chứng nặng.

Chính vì thế, nếu nhận thấy cơ thể bất ổn, phát sinh các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Đồng thời tiến hành chữa trị theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Tác dụng lòng đỏ trứng gà khiến bạn phải ngạc nhiên!

Rate this post
Exit mobile version