Hoặc:
“Khi say đánh bậy nhau rồi
Tỉnh ra mới biết là người anh em” (1).
Thật vậy, ai cũng biết uống rượu là một lạc thú nhưng nghiện rượu thì lại là một tai họa. Uống quá nhiều rượu không chỉ làm tăng nguy cơ ngộ độc mà còn làm hại gan, thận, làm thương tổn hệ thần kinh và sức khỏe (thậm chí gây tử vong) vì vậy bạn nên biết 5 lưu ý khi dùng rượu thuốc sau.
Khi rượu cũng được dùng làm thuốc
Tuy nhiên, với liều vừa phải và đúng mục đích, rượu lại có nhiều công dụng quý mà các thảo dược khác không thể thay thế được. Chẳng hạn, nếu dùng rượu ngâm với dược liệu để làm rượu thuốc thì nó sẽ giúp hòa tan các dược chất có trong thuốc và “dẫn thuốc” đi vào cơ thể.
Bởi lẽ, theo quan niệm y học cổ truyền thì rượu cũng là một vị thuốc giúp thúc đẩy tiêu hóa và tuần hoàn máu. Ngày nay, không chỉ những người bị bệnh dùng rượu thuốc điều trị mà nhiều người khỏe mạnh cũng thích dùng rượu thuốc để tẩm bổ, dưỡng sinh (với liều vừa phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc) (2).
Với những người có điều kiện kinh tế, những keo rượu thuốc có giá trị còn được dùng để trưng bày, trang trí nhà cửa và dùng làm tặng phẩm.
Với những gia đình bình thường, nhiều người cũng có thói quen ngâm các keo rượu thuốc bình dân như rượu trái nhàu, rượu chuối hột rừng, rượu đinh lăng…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng rượu thuốc.
Những người nào không nên dùng rượu thuốc?
Những đối tượng không nên dùng rượu thuốc nói riêng và rượu nói chung, đó là:
1. Người bị bệnh gan
Người bị bệnh gan không nên dùng rượu vì chức năng giải độc của gan (người bệnh) vốn dĩ đã thấp, khi gặp rượu lại bị tích tụ cồn khiến cho tổn thương và dần dần mất khả năng giải độc, từ đó dẫn đến ngộ độc gan mãn tính và bệnh xơ gan (đặc biệt là ở phụ nữ thì lại càng dễ bị xơ gan hơn nữa).
2. Người cao huyết áp
Những người bị cao huyết áp cũng cần tránh rượu vì rượu làm tăng huyết áp và dẫn đến các bệnh về tim, não, thận… Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải dùng rượu thuốc để điều trị bệnh thì người huyết áp cao cần tuân thủ đúng liều lượng mà thầy thuốc chỉ định, khi thấy khỏi bệnh thì ngưng.
3. Người bị bệnh mạch vành
Uống nhiều rượu làm tăng nồng độ máu và nguy cơ bị đau thắt tim, xơ cứng động mạch, vì vậy, nó rất có hại với những người đang mắc bệnh mạch vành.
4. Người bị trúng phong
Chất cồn có trong rượu tác động đáng kể đến hoạt động của tim (khiến tim đập nhanh) và huyết áp (khiến huyết áp tăng cao), từ đó dễ dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu nếu dùng nhiều.
Vì vậy, những người hay hút thuốc lá, bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc xơ vữa động mạch, nếu uống rượu thêm thì sẽ dễ bị trúng phong (với người đã bị trúng phong thì lại càng cần kiêng rượu vì nó sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn).
5. Những cặp vợ chồng có ý định sinh con
Uống rượu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản của cả nam và nữ (với nam giới thì còn dễ gây liệt dương và tinh trùng dị dạng). Không chỉ thế, đối với đứa trẻ được sinh ra sau này, trí tuệ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng (dễ bị đần độn, ngu muội, kém tăng trưởng…).
6. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nếu uống rượu (dù chỉ là một ít) cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống rượu còn làm tăng nguy cơ bị quái thai, sảy thai hoặc chết non và nếu được sinh ra, tính tình đứa trẻ cũng sẽ dễ cáu kỉnh…
7. Người bị gãy xương
Rượu có tính hoạt huyết, vì vậy, những người bị gãy xương mà uống nhiều rượu thì sẽ làm tổn hại đến cơ cấu xương, khiến xương mất khả năng hồi phục thương tổn và sinh trưởng, phát triển.
8. Các trường hợp khác
- Trẻ nhỏ không được dùng.
- Người bị lao phổi và viêm loét hệ thống tiêu hóa không nên dùng.
- Người bị kết hạch ở phổi chứng động kinh cũng không nên dùng.
- Người mắc các bệnh ngoài da không nên dùng.
- Người mẫn cảm với rượu cũng không nên dùng (2).
5 lưu ý khi dùng rượu thuốc bạn nên biết
- Thứ nhất, không được uống quá nhiều rượu, kể cả các rượu tẩm bổ như rượu nhân sâm, rượu bổ nhung hươu… và khi khỏi bệnh thì nên ngưng (dùng rượu thuốc nên chú trọng ở mục đích điều trị bệnh).
- Thứ hai, không được kết hợp tùy tiện các loại dược liệu khi chưa có sự chỉ dẫn của thầy thuốc (vì mỗi loại dược liệu có đặc tính và yêu cầu sơ chế, ngâm tẩm khác nhau: có loại cần sao lên, có loại cần nướng rồi mới ngâm, có loại cần sao vàng hạ thổ…). Ngoài ra, chúng ta cũng không nên uống xen kẽ các loại rượu thuốc khác nhau.
- Thứ ba, cần chọn rượu ngâm chất lượng vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của keo rượu thuốc (đồng thời cũng để phòng tránh ngộ độc rượu).
- Thứ tư, có một số trường hợp cần gia giảm liều lượng rượu thuốc, chẳng hạn như: người hàng ngày hay uống rượu thì khi uống rượu thuốc phải tăng liều lên; người hàng ngày ít uống rượu thì phải giảm liều xuống; người không biết uống thì bắt đầu bằng một lượng thật nhỏ rồi tăng từ từ cho đúng liều…
- Cuối cùng, không nên tùy tiện uống rượu thuốc nếu bạn chưa hiểu rõ tình trạng sức khỏe và tác dụng của rượu thuốc đó (2).
- Những câu ca dao, tục ngữ đặc sắc nhất về rượu, https://stthay.net/bai-viet/nhung-cau-ca-dao-tuc-ngu-dac-sac-nhat-ve-ruou.html, ngày truy cập: 21/ 04/ 2021.
- Mẫn Đào, 999 bài thuốc ngâm rượu, NXB Văn hóa dân tộc, trang 05.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyển
Gửi thuốc toàn quốc, giao thuốc tận nơi Nhận thuốc rồi mới thanh toán tiền.
Xem thêm: Bệnh lao phổi có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc