Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh lao phổi có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc

Lao phổi là một trong những dạng bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng cao. Ước tính, mỗi năm số người chết vì lao phổi trên toàn thế giới khoảng 3 triệu người. Vậy, thực tế bệnh lao phổi có chữa được không để giảm thiểu con số tử vong do bệnh gây ra? Mời bạn đọc cùng đi tìm lời giải đáp ngay sau đây!

Lao phổi là gì?

Để giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản về dạng bệnh lý này là gì và nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh này nhé!

Bệnh lao phổi là gì?

Theo các chuyên gia y tế, lao phổi là một dạng bệnh viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Quá trình hình thành bệnh là do vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể theo đường máu, bạch huyết cư trú và phát triển gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, trong đó có phổi.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao phổi chủ yếu là trực khuẩn lao Mycobateriae tuberculosis, vi khuẩn lao bò khi chúng ta uống sữa bò chưa được tiệt trùng.

Lao phổi thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ người già, người bệnh tiểu đường, người nghiện rượu,… Biến chứng của bệnh có thể gây ho ra máu, u nấm phổi, xơ phổi, giãn phế quản, tràn khí màng phổi và suy hô hấp nặng.

Cách nhận biết lao phổi thường dựa vào triệu chứng như ho có đờm, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, sụt cân và kém ăn,…

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành về bệnh lao cho biết, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp và cơ thể đáp ứng với thuốc điều trị.

Hiện nay, có 2 quan điểm điều trị bệnh lao phổi là:

Các trường hợp bị lao phổi do nhiễm trực khuẩn Mycobateriae tuberculosis (BK) dương tính sẽ được điều trị theo chương trình chống lao quốc gia. Với trường hợp BK âm tính sẽ quản lý, điều trị theo tỷ lệ quy định trong chương trình chống lao.

Điều trị bệnh lao phổi theo chẩn đoán lâm sàng như nguồn lây; hình ảnh tổn thương phổi trên X-Quang,… và cũng tuân thủ theo chương trình chống lao chung.

Lý giải các trường hợp bị lao phổi nặng không thể điều trị dứt bệnh, khả năng gặp biến chứng và tử vong cao; các chuyên gia y tế cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng đáng tiếc này là vì:

Phác đồ điều trị lao phổi

Khi biết được bệnh lao phổi có chữa được không, cùng tham khảo phác đồ điều trị lao phổi theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lao” của Bộ y tế năm 2015 ngay sau đây nhé!

Phác đồ điều trị lao phổi

Nguyên tắc điều trị lao phổi

Dùng phối hợp nhiều loại thuốc chữa lao phổi, phù hợp với từng giai đoạn bênh. Thường tối thiểu là 2 loại thuốc.

Chỉ định và phác đồ điều trị lao phổi

Phương pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh nhân lao phổi là dùng các loại thuốc tấn công trực tiếp trực khuẩn lao; kìm hãm sự phát triển và loại bỏ mầm bệnh, đồng thời phục hồi tổn thương đang có.

Quá trình điều trị lao phổi chia thành các giai đoạn khác nhau; có thể là 3 – 6 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại chia thành 2 giai đoạn nhỏ là tấn công và duy trì.

Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE

Dùng cho người bệnh là người lớn mới mắc lao phổi; đã từng điều trị dưới 1 tháng hoặc chưa từng điều trị.

Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng; gồm 4 loại thuốc là R, H, Z, E hoặc có thể thay E bằng S

Giai đoạn duy trì: điều trị trong 4 tháng sau đó; gồm 3 loại thuốc là H, E và R dùng hàng ngày.

Phác đồ IB: 2RHZE/4RH

Bệnh nhân là trẻ em mới mắc lao phổi; chưa từng điều trị hoặc điều trị dưới 1 tháng

Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng; gồm 4 loại thuốc là R, H, Z và E.

Giai đoạn duy trì: điều trị trong 4 tháng; gồm 2 loại thuốc là H và R.

Phác đồ I điều trị bệnh lao phổi

Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

Dùng cho bệnh nhân bị lao tái phát, đã từng điều trị nhưng thất bại, không rõ tiền sử điều trị

Giai đoạn tấn công: điều trị 3 tháng. 2 tháng đầu dùng 5 loại thuốc chống lao thiết yếu S, R, H, Z, E dùng hàng ngày, 1 tháng sau dùng 4 loại thuốc lá R, H, Z, E dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì: điều trị trong 5 tháng; gồm 3 loại thuốc R, H và E dùng hàng ngày. Hoặc dùng cách quãng 3 lần/tuần.

Phác đồ III A: 2RHZE/10RHE

Dùng cho bệnh nhân lao màng não và lao xương khớp người lớn

Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E và dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì: điều trị trong 10 tháng; gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày.

Phác đồ III B: 2RHZE/10RH

Áp dụng cho bệnh nhân lao màng não và lao xương khớp trẻ em

Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng; gồm 4 loại thuốc R, H, Z, E và dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì: điều trị trong 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày.

Phác đồ IV: Theo hướng dẫn Quản lý lao kháng thuốc

Phác đồ IV điều trị bệnh lao phổi

Các biện pháp phòng ngừa lao phổi

Để phòng ngừa bệnh lao phổi tốt nhất bạn nên:

Qua những phân tích cơ bản trên, hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không? Và từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: https://viemphequan.net/

Nguồn: https://viemphequan.net/benh-lao-phoi-co-chua-duoc-khong.html

Xem thêm: Thuốc nam hỗ trợ chữa ung thư gan

Rate this post
Exit mobile version