Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ngứa chân mày – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ngứa chân mày có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của nhiều bệnh lý như viêm da, nấm hoặc tiểu đường… Bài viết dưới đây có thể giúp bạn nhận biết mình bị ngứa chân mày do đâu và biết cách điều trị hiệu quả tình trạng bệnh này.

Ngứa chân mày là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Theo các nhà tướng số học, chân mày là một trong 5 yếu tố cấu thành ngũ quan của con người, quyết định đến nhiều yếu tố tâm linh, điềm báo. Do vậy, khi bị ngứa, người ta thường quan tâm nhiều đến vấn đề “điềm ngứa chân mày’ hay “ngứa chân mày là điềm gì” mà ít để ý đến các yếu tố sức khỏe.

Theo các bác sĩ, ngứa chân mày không phải là một hiện tượng bình thường, đặc biệt là khi cơn ngứa da kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu hoặc nội tiết. Tình trạng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh hoạt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số bệnh lý, người bệnh ngứa chân mày có thể mắc phải:

1. Ngứa chân mày do bệnh chàm – Eczema

Chàm da là một tổ hợp nhiều bệnh lý viêm da hình thành ở những có tiền sử mắc các bệnh cơ địa hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Trường hợp ngứa chân mày có thể gặp ở những người viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, phổ biến nhất là viêm da tiết bã. 

Chuyên gia tư vấn phương pháp chữa bệnh VIÊM DA hiệu quả, KHỎI sau MỘT LIỆU TRÌNH
TTƯT. BSCKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất, khỏi sau 1 liệu trình, không tái phát.
Viêm da tiết bã ở mặt có thể gây ngứa và bong tróc tại chân mày

Viêm da tiết bã thường ảnh hưởng nhiều đến vùng da đầu với các triệu chứng tăng tiết chất nhờn, tiết vảy như gàu, ngứa, đỏ và bong tróc. Tình trạng này có thể lan xuống khu vực lông mày, lông mi. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Ngứa do bệnh vảy nến

Ngứa chân mày có thể gặp ở những người bị vảy nến ở mặt. Triệu chứng điển hình giúp nhận biết tình trạng này là hiện tượng da dày sừng, ửng đỏ, có nhiều vảy tiết màu bạc phủ lên bên trên da. Vảy nến ở mặt không quá nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và có thể lan rộng đến các bộ phận khác.

3. Ngứa do bệnh Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh do virus thủy đậu gây ra trên cơ thể của những người từng bị bệnh thủy đậu. Tình trạng này thường bắt đầu bằng những cơn ngứa và đau nhức tại vị trí tổn thương, đó có thể là chân mày.

Sau khoảng 1 – 3 ngày, người bệnh sẽ thấy da ngứa và nổi mụn nước kèm theo đau rát, ửng đỏ. Các mụn nước này có xu hướng dễ vỡ, khiến vết loét lan rộng, trở nên đau nhức và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Zona thần kinh ở mắt và lông mày là tình trạng rất nguy hiểm

Ngoài những triệu chứng ngoài da trên, người bệnh có thể bị sốt, đau nhức mỏi toàn thân, nổi hạch, buồn nôn kèm theo. 

4. Ngứa chân mày do bệnh viêm nang lông

Để nhận biết ngứa chân mày do viêm nang lông, bệnh nhân có thể dựa vào một số triệu chứng như:

Viêm nang lông thường xuất hiện ở vùng da bắp tay, bắp chân, đùi, lưng, ngực. Nhưng vẫn có trường hợp bệnh xảy ra tại khu vực lông mày trái và phải.

5. Ngứa chân mày do chấy

Chấy là loại ký sinh trùng sống ký sinh trên vùng da đầu. Phần lớn các trường hợp chúng không gây ảnh hưởng đến khu vực lông mày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể di chuyển xuống vùng lông mày và gây ngứa. Cảm giác ngứa dữ dội bắt nguồn từ các vết cắn của chấy trên da bạn. 

5. Ngứa do nấm

Nấm men là chủng nấm thường xuyên gây ra những bệnh lý da liễu. Chúng có thể khởi phát ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, trong đó có 2 chân mày. Người bệnh nhiễm nấm lông mày thường xuất hiện các triệu chứng như:

6. Ngứa chân mày do bệnh tiểu đường 

Các trường hợp ngứa da, ngứa chân mày hay bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể người bệnh tiểu đường, phần lớn các những bệnh lý thứ phát. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng nhanh nồng độ đường trong máu, dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Đây là những tác nhân gây bệnh cơ hội.

Ngứa chân mày do bệnh tiểu đường thường đi kèm với một số triệu chứng như sút cân đột ngột, mệt mỏi, liên tục khát nước và đi tiểu nhiều.

7. Ngứa do tác dụng phụ sau khi làm đẹp

Các hoạt động xăm, thêu, điêu khắc, phun lông mày đều có thể gây ngứa, dị ứng. Nguyên nhân thường do tác động lực của kim xăm gây tổn thương da và phản ứng dị ứng của cơ thể với thành phần mực xăm.

Các hoạt động thẩm mỹ như phun, xăm, điêu khắc lông mày có thể gây dị ứng, ngứa, sưng

Tình trạng xăm, thêu, điêu khắc chân mày bị ngứa có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hơn, cảm giác sưng ngứa không cải thiện, rất có thể vùng chân mày mới được “trùng tu” của bạn đã bị nhiễm trùng. Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chăm sóc kịp thời. 

8. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, cảm giác ngứa chân mày có thể khởi phát do:

Bị ngứa mày trái, phải – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp ngứa chân mày đều có thể tự hết hoặc cải thiện mà không cần sử dụng các biện pháp y tế. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán tình hình ngay:

Các cách trị ngứa chân mày hiệu quả nhanh chóng

Điều trị ngứa chân mày phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ ngứa ở từng trường hợp. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

1. Cách trị ngứa chân mày bằng mẹo dân gian

Tình trạng ngứa ở chân mày có thể được cải thiện sau khi thực hiện những mẹo sau:

Sử dụng dầu dừa bôi lên đầu chân mày có thể giúp giảm ngứa hiệu quả

2. Dùng thuốc Tây y điều trị ngứa chân mày

Các loại thuốc tây được sử dụng tùy thuộc vào căn nguyen gây ngứa ở chân mày. Cụ thể:

3. Điều trị ngứa chân mày bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, các triệu chứng ngứa chân mày trái, phải phần lớn khởi phát do nguyên nhân mất cân bằng nhiệt, tổn thương khí huyết, dẫn tới tích tụ nhiều độc tố. Để điều trị chứng bệnh này, các bài thuốc Đông y thường chú trọng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, kết hợp bồi bổ tạng phủ, cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng.

Các bài thuốc Đông y được kê theo từng thể bệnh của mỗi người

Một số vị thuốc thường được sử dụng trong điều trị gồm kim ngân hoa, ké đầu ngựa, ô liên rô, bồ công anh…

Các bài thuốc Đông y sử dụng thành phần thảo dược lành tính, khá an toàn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc khá chậm và phụ thuộc nhiều vào cơ đại người sử dụng, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng.

Những lưu ý khi bị ngứa chân mày

Người bị ngứa chân mày nên chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày để không làm tình trạng bệnh nặng hơn và góp phần phòng ngừa tái phát hiệu quả. Các lưu ý bao gồm:

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng ngứa chân mày. Đây là một trạng thái kích ứng ở da, có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây có thể giúp bạn nhận biết sớm và biết các xử lý khi gặp tình trạng này.

Xem thêm: Vú bị sưng đau có phải là ung thư vú?

Rate this post
Exit mobile version