Ngứa chân tay là triệu chứng thường gặp khi mắc phải các bệnh lý ngoài da hoặc gặp các tác nhân kích ứng dị ứng. Trong nhiều trường hợp tình trạng này có thể tự khỏi, không cần dùng thuốc. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan, bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh lý da liễu và gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bị ngứa chân tay là triệu chứng của bệnh gì?
Ngứa da là hiện tượng thường gặp ở tất cả các vị trí trên cơ thể, phần lớn các trường hợp không phải là triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Ngứa chân tay cũng là một trong những tình trạng thường xuyên xảy ra và không nguy hiểm, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa xảy ra dữ dội sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống. Nguy hiểm, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ngoài da cần điều trị sớm.
Một số bệnh lý ngoài da có thể gây ra tình trạng ngứa chân tay thường gặp như:
Chàm tổ đỉa gây ngứa chân
Khi mắc phải các tình trạng bệnh viêm da như chàm, tổ đỉa cũng sẽ khiến da chân, tay bị ngứa dữ dội. Đặc biệt ở lòng bàn chân, tay sẽ mọc các mụn nước dày và cứng khiến da bị sần sùi, ngứa ngáy. Khi các mụn này vỡ, sẽ chảy dịch và nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến lây lan, nhiễm trùng ra các vùng da khác. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa hè, khi da chân, tay bị ra mồ hôi.
Ghẻ lở gây ngứa chân
Triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ là ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Cùng với đó khi bị ghẻ, trên da tay, chân sẽ xuất hiện nhiều mụn nước đỏ với kích thước khác nhau, khi các mụn này vỡ các nốt ghẻ lở sẽ dễ lây lan và nhiễm trùng trên da. Bệnh thường phát triển mạnh ở các kẽ ngón tay, ngón chân và lây sang các vùng da khác.
Bệnh vảy nến
Khi bị vảy nến người bệnh sẽ có thể bị ngứa ở các kẽ ngón tay, ngón chân cũng như các tình trạng bong tróc, đóng từng lớp vảy dày trên da gây mất thẩm mỹ. Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, tình trạng rối loạn trên da khi lớp tế bào chết không được đào thải.
Nấm chân tay
Đây là bệnh lý phổ biến có nguyên nhân do vi khuẩn trú ngụ tại các kẽ ngón chân, ngón tay phát triển mạnh do mồ hôi tích tụ, vệ sinh không tốt,… Biểu hiện của bệnh là trên vùng da tay, chân xuất hiện những vùng da màu hồng, có mụn nước li ti, chảy dịch vàng và rất ngứa ngáy. Nấm chân tay nếu không được điều trị tốt sẽ lây lan nhanh chóng và da bị bong tróc, phồng rộp rất khó chịu.
Mề đay mẩn ngứa
Ngứa chân tay cũng là một trong những triển chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Đây là tình trạng bệnh lý da liễu phổ biến có thể gây ngứa ở tất cả các bộ phận trên cơ thể như: tay, chân, mặt, cổ,… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay, có thể do cơ địa hoặc khi tiếp với các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng.
Bệnh mề đay không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh cũng tuyệt đối không chủ quan, bởi bệnh nếu diễn tiến nặng có thể dẫn đến mãn tính và gây viêm nhiễm nghiêm trọng đến da.
Viêm da tiếp xúc gây ngứa chân
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu có nguyên nhân do cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các nhân gây kích ứng, dị ứng da. Triệu chứng của bệnh là trên da xuất hiện các nốt mụn nước li ti, mẩn đỏ và ngứa ngày dội. Viêm da tiếp xúc có thể ngăn ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây kích ứng da.
Các bệnh lý khác
Ngứa chân tay còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như: Bệnh về gan, các bệnh về thận, bệnh tuyến giáp, các lý tay chân miệng, thủy đậu,…
Do đó, khi thấy các triệu chứng ngứa chân tya người bệnh cũng không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân ngứa để kịp thời có biện pháp xử lý và điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm ngay ở giai đoạn đầu giúp hạn chế nguy cơ bệnh diễn tiến cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây ngứa chân tay do đâu?
Ngoài những bệnh lý kể trên, tình trạng ngứa chân tay còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân, tác động như:
- Da khô: Da khô, nứt nẻ, thiếu độ ẩm cũng là nguyên nhân gây ngứa ngáy, bong tróc và thô ráp khó chịu trên da. Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn và chủ yếu ở những người da khô, uống ít nước, không sử dụng các biện pháp cấp ẩm cho da.
- Côn trùng cắn: Trường hợp bị một số loại côn trùng như sâu róm, muỗi, rệp,… tấn công cũng sẽ khiến vùng da chân bị ngứa ngáy, khó chịu.
- Cạo lông sai cách: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, gặp ở nhiều người. Cạo lông chân sai cách, khiến chân mọc ngược và các lỗ chân lông bị tổn thương cũng là nguyên nhân khiến da chân bị sưng tấy, nổi mụn và ngứa ngáy. Lâu ngày có thể dẫn đến viêm lỗ chân lông.
- Dị ứng mỹ phẩm: Thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất, các loại kem tẩy lông cũng có thể khiến da chân, tay bị nổi mụn và gây ngứa.
- Mắc bệnh tiểu đường: Những người bị tiểu đường thường có thể mắc một số biến chứng ảnh hưởng đến da và gây ngứa, khô da. Nguyên nhân do khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến mô hôi phát triển mạnh sẽ khiến cơ thể bị mất nước, da khô.
Ngứa chân tay có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da thường không nguy hiểm có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, tái phát liên tục hoặc liên quan đến các bệnh lý da liễu mãn tính sẽ cần điều trị sớm để hạn chế các khó chịu cũng như một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.
Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng khó chịu trên da, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Các triệu chứng cụ thể như:
- Cơn ngứa ngày càng dữ dội và lan rộng ra các vùng khác nhau, đặc biệt ở vùng bắp chân, kẽ ngón chân và vùng da lòng bàn tay,.. Tình trạng ngứa ngáy khiến bạn không thể tập trung trong công việc và sinh hoạt sẽ cần phải điều trị sớm.
- Các mụn, mẩn ngứa xuất hiện trên da và ngày càng lan rộng ra khắp chân, tay, cơ thể.
- Vùng da chân, tay xuất hiện nhiều mụn đỏ, mụn nước, mụn bọc và các mụn nước ngày càng dày lên
- Người bệnh có triệu chứng ngứa chân dữ dội khi ngủ, có cảm giác sốt, buồn nôn, chóng mặt, da khô và mệt mỏi.
- Tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ở chân, tay khiến các vùng da này có dấu hiệu viêm sưng, lở loét và nhiễm trùng
- Đau rát chân khi đi giày và di chuyển
Để tình trạng ngứa chân, tay không nghiêm trọng hơn người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bị ngứa chân, tay cần làm gì để giảm ngứa nhanh chóng?
Trong một số trường hợp bị ngứa da chân do các tác động, kích ứng, tiếp xúc với các tác nhân dự ứng từ bên ngoài có thể giải quyết ngứa nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngứa chân do các bệnh lý da liễu, người bệnh sẽ cần can thiệp bằng các biện pháp dân gian, dùng thuốc tây y hoặc đông y.
Mẹo giảm ngứa nhanh chóng tại nhà
Ngay khi thấy trên vùng da chân, tay xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo chữa dân gian đơn giản dưới đây:
- Vệ sinh bằng nước muối: Để giảm ngứa nhanh, người bệnh có thể hòa muối trắng với nước ấm, ngâm chân để giúp lưu thông khí huyết, làm sạch các vi khuẩn và cảm giác ngứa khó chịu trên chân, tay.
- Chườm đá: Đây cũng là cách giảm ngứa nhanh chóng và khá hiệu quả: Người bệnh dùng đá lạnh bọc trong khăn mỏng và chườm lên vùng da bị ngứa trong khoảng 5-10 phút, ngày 2-3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
- Ngâm nước lá khế: Dùng lá khế tươi, rửa sạch đun sôi trong khoảng 5 phút cho thêm 1 chút muối hạt, để nguội bớt và ngâm chân, vò bã lá khế đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch. Thực hiện ngày 1 lần.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu khác để giảm ngứa như lá trầu không, trà gừng,… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý trong trường hợp viêm nhiễm nặng, ngứa ngáy dữ dội cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Thuốc điều trị ngứa da chân, tay
Nếu người bệnh bị ngứa da chân, tay có nguyên nhân do bệnh lý hoặc trường hợp tình trạng ngứa ngáy không dứt, ngày càng nặng kèm triệu chứng sưng, đau, khô da, sốt,… bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị, giảm ngứa.
Có nhiều loại thuốc tây dùng trong điều trị ngứa, dị ứng chân tay với dạng viên uống, dạng bôi ngoài da hoặc dạng tiêm,… Phần lớn các loại thuốc điều trị là thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, kháng histamin, thuốc chống viêm, tiêu sưng, dị ứng,… Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số loại thuốc thường dùng gồm:
- Nhóm thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc thường dùng gồm Cetirizine, Loratadine, Levocetirizine Dihydrochloride,…
- Các loại thuốc bôi giảm ngứa như Phenergan, Eumovate,…
- Thuốc chống dị ứng Fexofenadine
Các loại thuốc tây y cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua, dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Điều trị ngứa chân nhanh chóng bằng đông y
Đông y cho rằng, ngứa chân tay thuộc chứng phong sang. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do tạng phủ bị suy yếu, cơ thể bị nhiễm ngoại tà, phong nhiệt, hàn nhiệt,… khiến độc tố tích tụ ở lớp tạng bì và dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay khó chịu trên da.
Để điều trị dứt điểm ngứa ngáy, đông y chú trọng vào thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể. Một số bài thuốc đông y thường dùng gồm:
Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang:
- Thành phần: Thuyền thoái, cát cánh, ngưu bàng tử, tang diệp, sinh địa, kinh giới, phù bình, đơn đỏ…
- Cách dùng: Mỗi thang thuốc sắc 3 lần. Lần 1 sắc với 600ml nước đun đến khi còn 300ml, lần 2 sắc với 500ml đun đến khi còn 250ml, lần 3 sắc với 400ml nước, đun đến khi còn 200ml. Trộn đều thuốc của 3 lần sắc chia làm 6-9 phần uống trong 3 ngày.
- Tác dụng: Tiêu viêm, tiêu sưng, giải độc, giảm ngứa ngáy, thanh nhiệt, mát gan, giải độc tăng cường chức năng gan, thận và sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa tái phát.
Bài thuốc Dưỡng huyết nhuận phu ẩm
- Thành phần: hồng hoa, đào nhân, mạch môn đông, hoàng ký, sinh địa, đương quy, hoàng cầm, thục địa,…
- Cách dùng: Cho các vị thuốc với thuốc vào sắc với 600ml nước, đun đến khi còn 1/2. Chia làm 3 phần uống trong ngày sau bữa ăn.
Bài thuốc giảm ngứa tắt phong
- Thành phần: Sinh địa, bạch tật lê, nhân sâm, đơn sâm, long cốt, mẫu lệ, đương qui, cam thảo,…
- Cách dùng: Tất cả nguyên liệu sắc với 600ml nước, đun đến khi còn 300ml chia làm 3 phần uống trong ngày.
Phòng tránh, ngăn ngừa ngứa ngáy chân, tay
Cùng với việc điều trị ngứa chân, tay người bệnh cũng cần lưu ý trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Cụ thể là:
- Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt vùng da chân, tay, kẽ chân, tay,… nhất là trong mùa nắng nóng, có nhiều mồ hôi.
- Không sử dụng các oại sữa tắm, xà phòng có chứa hóa chất, chất kích ứng để hạn chế ngứa ngáy, khó chịu
- Không chà sát lên vùng da bị viêm nhiễm, ngứa ngáy sẽ khiến vùng da chân dễ bị tổn thương, viêm nhiễm
- Thường xuyên vệ sinh giày và tất hàng ngày để hạn chế bị ngứa, ẩm chân.
- Rửa sạch chân sau khi đi giày hoặc tiếp xúc với hóa chất, chất kích ứng
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tự nhiên tốt cho da
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, trái cây và rau xanh để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh diễn tiến, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về tình trạng ngứa chân, tay thường gặp cũng như cách giảm ngứa và phòng tránh bệnh. Mong rằng, sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng này và kịp thời ngăn ngừa, xử lý để bệnh không diễn tiến nặng.
Xem thêm: Tác dụng của dầu óc chó có gì tốt mà lại được ưa chuộng?