Bệnh lỵ hay kiết lỵ là bệnh lây lan rất nhanh. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa phù hợp, gia đình bạn sẽ là mục tiêu mà căn bệnh này nhắm đến.
Bệnh lỵ hay kiết lỵ là bệnh lây lan rất nhanh. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa phù hợp, gia đình bạn sẽ là mục tiêu mà căn bệnh này nhắm đến.
Lỵ là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể gặp mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em từ 2 – 4 tuổi là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Bạn đang băn khoăn về nguyên nhân nào gây ra bệnh lỵ và triệu chứng của bệnh như thế nào? Hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để có được những giải đáp hữu ích nhé.
Lỵ – Căn bệnh đặc trưng của mùa hè
Lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài triệu chứng đi tiêu phân lỏng, trong phân còn kèm theo máu và chất nhầy. Tình trạng này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Ngoài tiêu chảy, người bị bệnh lỵ còn có những triệu chứng sau:
- Nôn
- Buồn nôn
- Đau quặn bụng
- Sốt cao trên 38°C
- Mất nước (có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị)
Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh lỵ lây lan rất nhanh. Chẳng hạn, nếu người bị kiết lỵ không rửa tay với nước rửa tay sạch khuẩn sau khi đi vệ sinh, bất cứ thứ gì họ chạm vào đều có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, rửa tay cẩn thận, đúng cách bằng nước rửa tay sạch khuẩn là một trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh lỵ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Lỵ là bệnh thường gặp nhiều vào mùa hè. Nguyên nhân là do thời gian này, thời tiết nóng nực, ẩm thấp sẽ rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Nếu không chú ý phòng ngừa, bạn và các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bé nhỏ, sẽ rất dễ mắc phải.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh kiết lỵ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lỵ nhưng nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Hai loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là:
- Shigella (lỵ trực khuẩn): Với khoảng 500.000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm.
- Entamoeba histolytica (Lỵ amíp): Ít phổ biến ở các nước phát triển và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.
Bạn và các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn nếu:
- Ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Bơi trong nguồn nước bị ô nhiễm
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm, ôm hôn
- Không có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, tuy nhiên, bệnh có thể tấn công tất cả mọi người. Do đó, bạn đừng bao giờ lơ là, chủ quan trong việc phòng bệnh.
Người mắc bệnh lỵ cần điều trị như thế nào?
Các trường hợp nhiễm lỵ trực khuẩn thường không cần điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Trong thời gian này, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen để kiểm soát tình trạng đau bụng. Tránh tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy bởi những loại thuốc này có thể làm cho bệnh lỵ diễn tiến nặng hơn. Với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh. Nếu người bệnh uống thuốc kháng sinh mà không thấy cải thiện, hãy đi khám lại bởi chủng vi khuẩn Shigella rất dễ kháng thuốc.
Lỵ là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể gặp mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em từ 2 – 4 tuổi là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Bạn đang băn khoăn về nguyên nhân nào gây ra bệnh lỵ và triệu chứng của bệnh như thế nào? Hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để có được những giải đáp hữu ích nhé.
Lỵ – Căn bệnh đặc trưng của mùa hè
Lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài triệu chứng đi tiêu phân lỏng, trong phân còn kèm theo máu và chất nhầy. Tình trạng này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Ngoài tiêu chảy, người bị bệnh lỵ còn có những triệu chứng sau:
- Nôn
- Buồn nôn
- Đau quặn bụng
- Sốt cao trên 38°C
- Mất nước (có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị)
Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh lỵ lây lan rất nhanh. Chẳng hạn, nếu người bị kiết lỵ không rửa tay với nước rửa tay sạch khuẩn sau khi đi vệ sinh, bất cứ thứ gì họ chạm vào đều có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, rửa tay cẩn thận, đúng cách bằng nước rửa tay sạch khuẩn là một trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh lỵ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Lỵ là bệnh thường gặp nhiều vào mùa hè. Nguyên nhân là do thời gian này, thời tiết nóng nực, ẩm thấp sẽ rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Nếu không chú ý phòng ngừa, bạn và các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bé nhỏ, sẽ rất dễ mắc phải.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh kiết lỵ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lỵ nhưng nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Hai loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là:
- Shigella (lỵ trực khuẩn): Với khoảng 500.000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm.
- Entamoeba histolytica (Lỵ amíp): Ít phổ biến ở các nước phát triển và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.
Bạn và các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn nếu:
- Ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Bơi trong nguồn nước bị ô nhiễm
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm, ôm hôn
- Không có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, tuy nhiên, bệnh có thể tấn công tất cả mọi người. Do đó, bạn đừng bao giờ lơ là, chủ quan trong việc phòng bệnh.
Người mắc bệnh lỵ cần điều trị như thế nào?
Các trường hợp nhiễm lỵ trực khuẩn thường không cần điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Trong thời gian này, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen để kiểm soát tình trạng đau bụng. Tránh tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy bởi những loại thuốc này có thể làm cho bệnh lỵ diễn tiến nặng hơn. Với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh. Nếu người bệnh uống thuốc kháng sinh mà không thấy cải thiện, hãy đi khám lại bởi chủng vi khuẩn Shigella rất dễ kháng thuốc.
Với các trường hợp bị bệnh lỵ amip, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để tiêu diệt ký sinh trùng trong máu, ruột và gan. Người bệnh sẽ dùng các loại thuốc này trong khoảng 10 ngày.
Về dinh dưỡng, trong thời gian bị bệnh, bạn nên ăn những món ăn nhạt, không dầu mỡ, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, cần bổ sung lợi khuẩn probiotic để cải thiện sức khỏe ruột bằng cách ăn nhiều sữa chua, yến mạch… Bạn cần kiêng hoặc hạn chế dùng những thực phẩm như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu do những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm tình trạng đi ngoài nặng thêm. Những món kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây, các món ăn nhiều dầu mỡ và các thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng… cũng nên tránh.
Bệnh lỵ rất dễ lây nên khi mắc bệnh, bạn cần ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây cho người khác. Lưu ý là bạn cần rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay sạch khuẩn và không chuẩn bị thức ăn cho các thành viên trong gia đình trong thời gian bị bệnh. Khi bệnh đã hết, hãy dọn dẹp nhà cửa thật sạch để diệt khuẩn. Bạn nên giặt drap trải giường, khăn tắm và quần áo bằng nước nóng. Khử trùng toàn bộ những vật dụng bạn đã chạm vào để tránh vi khuẩn còn bám lại và gây bệnh.
Biến chứng của bệnh lỵ có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ rơi vào tình huống nguy hiểm nhất:
- Viêm khớp sau nhiễm trùng: Khoảng 2% các trường hợp mắc bệnh gặp phải biến chứng này. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng hiếm nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người bị nhiễm HIV hoặc ung thư, thì đây là điều rất đáng lo.
- Động kinh: Đôi khi trẻ nhỏ có thể bị co giật toàn thân. Hiện, các chuyên gia sức khỏe không rõ nguyên nhân gây ra nhưng thường biến chứng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
- Hội chứng huyết tán tăng urê máu (Hemolytic uremic syndrome): Việc nhiễm khuẩn Shigella dysenteriae có thể khiến các tế bào hồng cầu chặn lối vào thận, dẫn đến thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp và suy thận.
Ngoài ra, bệnh lỵ amip có thể dẫn đến áp xe gan hoặc ký sinh trùng có thể lây lan đến phổi hoặc não.
Phòng ngừa bệnh lỵ như thế nào?
Mặc dù bệnh lỵ dễ lây lan nhưng việc phòng ngừa lại không khó, thực tế, bạn chỉ cần duy trì một số thói quen tốt là có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh:
Với các trường hợp bị bệnh lỵ amip, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để tiêu diệt ký sinh trùng trong máu, ruột và gan. Người bệnh sẽ dùng các loại thuốc này trong khoảng 10 ngày.
Về dinh dưỡng, trong thời gian bị bệnh, bạn nên ăn những món ăn nhạt, không dầu mỡ, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, cần bổ sung lợi khuẩn probiotic để cải thiện sức khỏe ruột bằng cách ăn nhiều sữa chua, yến mạch… Bạn cần kiêng hoặc hạn chế dùng những thực phẩm như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu do những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm tình trạng đi ngoài nặng thêm. Những món kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây, các món ăn nhiều dầu mỡ và các thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng… cũng nên tránh.
Bệnh lỵ rất dễ lây nên khi mắc bệnh, bạn cần ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây cho người khác. Lưu ý là bạn cần rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay sạch khuẩn và không chuẩn bị thức ăn cho các thành viên trong gia đình trong thời gian bị bệnh. Khi bệnh đã hết, hãy dọn dẹp nhà cửa thật sạch để diệt khuẩn. Bạn nên giặt drap trải giường, khăn tắm và quần áo bằng nước nóng. Khử trùng toàn bộ những vật dụng bạn đã chạm vào để tránh vi khuẩn còn bám lại và gây bệnh.
Biến chứng của bệnh lỵ có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ rơi vào tình huống nguy hiểm nhất:
- Viêm khớp sau nhiễm trùng: Khoảng 2% các trường hợp mắc bệnh gặp phải biến chứng này. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng hiếm nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người bị nhiễm HIV hoặc ung thư, thì đây là điều rất đáng lo.
- Động kinh: Đôi khi trẻ nhỏ có thể bị co giật toàn thân. Hiện, các chuyên gia sức khỏe không rõ nguyên nhân gây ra nhưng thường biến chứng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
- Hội chứng huyết tán tăng urê máu (Hemolytic uremic syndrome): Việc nhiễm khuẩn Shigella dysenteriae có thể khiến các tế bào hồng cầu chặn lối vào thận, dẫn đến thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp và suy thận.
Ngoài ra, bệnh lỵ amip có thể dẫn đến áp xe gan hoặc ký sinh trùng có thể lây lan đến phổi hoặc não.
Phòng ngừa bệnh lỵ như thế nào?
Mặc dù bệnh lỵ dễ lây lan nhưng việc phòng ngừa lại không khó, thực tế, bạn chỉ cần duy trì một số thói quen tốt là có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh:
- Rửa tay thường xuyên với nước rửa tay
- Không nuốt nước khi bơi
- Tránh uống sữa chưa tiệt trùng
- Cẩn thận khi thay tã cho trẻ bị bệnh
- Không uống đồ uống với đá viên bán sẵn
- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng
- Vệ sinh phân, rác, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
- Hạn chế hoặc không ăn trái cây đã bóc sẵn, trừ khi bạn tự bóc chúng
- Hạn chế hoặc không ăn các thực phẩm và đồ uống được bán bởi những người bán hàng rong…
Trong số những thói quen trên, rửa tay thường xuyên với nước rửa tay sạch khuẩn là thói quen quan trọng nhất mà bạn cần duy trì cho bản thân và tất cả các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, để đảm bảo loại bỏ sạch hết các vi khuẩn bám trên tay, bạn cần trang bị cho cả gia đình các sản phẩm nước rửa tay, xà phòng sạch khuẩn có thành phần diệt khuẩn siêu tốc như ion bạc để hạn chế nguy cơ vi khuẩn, vi rút còn bám lại trên tay do thói quen rửa tay vội vàng, qua loa ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
Nước rửa tay Lifebuoy thế hệ mới, được cải tiến với công thức ion bạc sẽ có thể giúp trẻ rửa sạch vi khuẩn nhanh chóng trong vòng 10 giây. Hãy nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên cũng như rèn luyện những thói quen giữ gìn vệ sinh thật tốt để có thể bảo vệ gia đình bạn một cách toàn diện nhất.
Ngân Phạm / HELLO BACSI
- Rửa tay thường xuyên với nước rửa tay
- Không nuốt nước khi bơi
- Tránh uống sữa chưa tiệt trùng
- Cẩn thận khi thay tã cho trẻ bị bệnh
- Không uống đồ uống với đá viên bán sẵn
- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng
- Vệ sinh phân, rác, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
- Hạn chế hoặc không ăn trái cây đã bóc sẵn, trừ khi bạn tự bóc chúng
- Hạn chế hoặc không ăn các thực phẩm và đồ uống được bán bởi những người bán hàng rong…
Trong số những thói quen trên, rửa tay thường xuyên với nước rửa tay sạch khuẩn là thói quen quan trọng nhất mà bạn cần duy trì cho bản thân và tất cả các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, để đảm bảo loại bỏ sạch hết các vi khuẩn bám trên tay, bạn cần trang bị cho cả gia đình các sản phẩm nước rửa tay, xà phòng sạch khuẩn có thành phần diệt khuẩn siêu tốc như ion bạc để hạn chế nguy cơ vi khuẩn, vi rút còn bám lại trên tay do thói quen rửa tay vội vàng, qua loa ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
Nước rửa tay Lifebuoy thế hệ mới, được cải tiến với công thức ion bạc sẽ có thể giúp trẻ rửa sạch vi khuẩn nhanh chóng trong vòng 10 giây. Hãy nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên cũng như rèn luyện những thói quen giữ gìn vệ sinh thật tốt để có thể bảo vệ gia đình bạn một cách toàn diện nhất.
Ngân Phạm / HELLO BACSI