Muốn phát hiện chính xác vi khuẩn HP tấn công dạ dày cần nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa. Xét nghiệm vi khuẩn HP nhằm xác định chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hại sức khỏe.
Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP?
Người nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày sẽ dẫn đến những chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, khi có một số biểu hiện sau đây, bạn nên nhanh chóng đi làm các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP ngay, hạn chế để ủ bệnh lâu ngày.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành làm xét nghiệm xác định vi khuẩn Hp khi:
- Dạ dày có vết loét, tổn thương thành dạ dày.
- Người đã có tiền sử viêm loét dạ dày mà chưa làm xét nghiệm vi khuẩn Hp cũng cần tiến hành các xét nghiệm này.
- Những trường hợp sau khi điều trị HP dạ dày dứt điểm, người bệnh cũng nên làm xét nghiệm vi khuẩn HP lại để phòng tránh trường hợp tái nhiễm bệnh.
- Khi thường xuyên gặp phải các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP như: Thường xuyên có cảm giác đắng ở miệng và khó khăn trong nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP thường có triệu chứng thiếu máu nhưng không rõ nguyên nhân hoặc da có dấu hiệu xanh xao, nhợt nhạt do mất máu, thiếu sắt. Một trong những triệu chứng nhiễm khuẩn HP điển hình nhất đó là nôn khan, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
Trong một vài trường hợp khác bệnh nhân sẽ cảm thấy có khối u trên bụng căng cứng và kèm theo biểu hiện giảm cân trong thời gian ngắn.
Xét nghiệm vi khuẩn HP cũng được thực hiện ở người bệnh đã sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) hoặc thuốc ibuprofen trong thời gian dài.
Ngoài ra, các trường hợp mặc dù không có dấu hiệu của bệnh nhưng cũng cần xét nghiệm tìm vi khuẩn HP vì có người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày. Bởi ung thư dạ dày do vi khuẩn HP vẫn có khả năng di truyền giữa những người thân trong gia đình là rất cao.
Những cách xét nghiệm vi khuẩn HP phổ biến nhất
Có hai cách xét nghiệm vi khuẩn HP chính được các bác sĩ thực hiện với người nghi nhiễm đó là: xét nghiệm có xâm lấn và xét nghiệm không xâm lấn. Tùy theo thể trạng của từng người, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng phương pháp có xâm lấn
Phương pháp xét nghiệm này thường được sử dụng khi cơ thể người bệnh có những biểu hiện bất thường mà các biện pháp không xâm lấn không thể kiểm tra được chính xác và chi tiết. Khi đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ trong dạ dày sau đó bắt đầu phân tích kiểm tra dưới kính hiển vi.
Những cách xét nghiệm vi khuẩn HP có xâm lấn bao gồm:
Xét nghiệm bằng cách test Urease trên mảnh sinh thiết
Vi khuẩn HP thường xuyên tiết ra rất nhiều men Urease từ đó phân hủy ure thành amoniac khiến cho môi trường acid trở nên kiềm tính. Vì thế, nó sẽ làm dung dịch ure-Indol từ màu vàng chuyển sang màu hồng tím.
Ưu điểm: Xét nghiệm vi khuẩn HP theo cách này cho kết quả khá chính xác, thời gian thực hiện nhanh, không gây khó chịu cho bệnh nhân nên có thể thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau.
Nhược điểm: Dù phương pháp này có thể thực hiện và cho kết quả nhanh chóng nhưng đặc hiệu và độ nhạy khá thấp. Để thực hiện chính xác cần phải có ít nhất 105 số lượng vi khuẩn HP có trong mảnh sinh thiết mới có thể làm chuyển đổi màu dung dịch.
Ngoài ra, điểm bất lợi của biện pháp xét nghiệm vi khuẩn HP này là khó có thể thực hiện khi bệnh nhân đã điều trị, lượng vi khuẩn đã giảm xuống sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Xét nghiệm bằng mô bệnh học
Phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Để thực hiện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của người xét nghiệm sau đó cố định bằng formol 10%.
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt các mẫu xét nghiệm thành từng mẩu nhỏ với kích thước khoảng từ 4 – 6mm. Tiếp đến, dùng thuốc nhuộm mẫu thử để tiến hành phân tích mẫu.
Thông thường sẽ có một vài phương pháp nhuộm thường dùng trong phương pháp xét nghiệm mô bệnh học này đó là Acridine- Orange, Hemetoxyline – eosine (H.E), Warthin- Starry, Peroxidase- Antiperoxidase, Acridine- Orange, Warthin- Starry, Giemsa,… Cuối cùng khi nhuộm xong, các bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành quan sát mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi để phát hiện vi khuẩn HP.
Phương pháp này có độ đặc hiệu đạt đến 94 đến 98% và độ nhạy từ 95%.
Xét nghiệm bằng cách nuôi cấy
Phương pháp nuôi cấy vi sinh dùng để kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trong việc điều trị vi khuẩn HP.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng mảnh sinh thiết được nghiền trong 0,5 ml nước muối sinh lý trong vài giây. Dùng mảnh sinh thiết cấy vào môi trường cấy H.pylori ở nhiệt độ ổn định 37 độ C chính là vi khuẩn HP.
Ưu điểm của phương pháp này là cho độ nhậy khá cao (70-80%), độ đặc hiệu đạt đến 100%.
Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng phương pháp không xâm lấn
Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện với mục đích phát hiện vi khuẩn HP có mặt trong dạ dày nhưng không xâm lấn. Đây cũng là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán nhanh và cho kết quả chính xác.
Một số cách xét nghiệm vi khuẩn HP không xâm lấn được thực hiện như:
Phương pháp test thở CO2 phóng xạ
Phương pháp này được thực hiện bằng cách bệnh nhân sẽ phải uống dung dịch ure phóng xạ C13 và C14 sau đó giải phóng khí CO2 phóng xạ. Chất khí này sẽ thấm vào máu và thải ra qua khí thở ở phổi.
Bác sĩ sẽ tiến hành đo CO2 phóng xạ với thời gian khoảng 1 tiếng. Phương pháp này đạt được độ nhạy là 85% và độ đặc hiệu là 79%.
Phương pháp test hơi thở với urea phóng xạ C13
Để thực hiện phương pháp này cần sử dụng máy phổ kế và đánh giá vi khuẩn HP dựa vào chỉ số DOB. Nếu kết quả chỉ số này lớn hơn 4% đồng nghĩa rằng bạn đã bị nhiễm HP.
Phương pháp xét nghiệm HP này có ưu điểm là đối tượng thực hiện xét nghiệm (bao gồm phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ) sẽ không lo sợ bị nhiễm xạ.
Phương pháp test thở với urea C14
Muốn thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu buộc phải dừng tất cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc có bismuth 4 tuần, ngừng dùng thuốc sucralfat và cả thuốc ức chế bơm proton hai lần. Ngoài ra, người thực hiện xét nghiệm cần nhịn đói khoảng sáu tiếng trước đó.
Phương pháp test hơi thở để tìm vi khuẩn HP
Phương pháp xét nghiệm này dựa vào độ phân giải chất phóng xạ của cơ thể trong vòng 1 phút (DPM). Kết quả nếu DPM lớn hơn 200 thì chắc chắn bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn HP.
Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí hơn nhưng có hạn chế là sẽ khiến cho người thực hiện xét nghiệm bị nhiễm xạ ở mức độ nhẹ. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân là phụ nữ có thai, cho trẻ bú, hay trẻ em thì đều không nên thực hiện được.
Phương pháp test huyết thanh
Khi tiến hành phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng sắc ký miễn dịch với mục đích tìm ra các kháng thể IgG đặc hiệu có trong huyết thanh người bệnh.
Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP này được đánh giá có độ nhạy của phương pháp này lên đến 90%. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý đến trường hợp người bệnh dương tính giả do kháng thể của vi khuẩn HP vẫn còn nằm trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài.
Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP trong phân
Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP có độ nhạy đạt từ 91% đến 98%, độ đặc hiệu từ 94% đến 99%. Khi tiến hành phương pháp xét nghiệm này, với mục đích để xác định kết quả của quá trình điều trị bệnh nhân đã đạt đến mức nào.
Xét nghiệm máu có phát hiện HP không?
Xét nghiệm máu sẽ giúp bạn phát hiện vi khuẩn HP tồn tại trong cơ thể. Đây cũng là một trong những phương pháp được sử dụng rất phổ biến tại các phòng khám tư.
Một ưu điểm của phương pháp này chính là tiết kiệm chi phí, tiến hành phương pháp xét nghiệm này không hề tốn kém như phương pháp nội soi. Xét nghiệm máu cũng không gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh như phương pháp nội soi.
Tuy vậy, phương pháp xét nghiệm máu để phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn HP thường cho kết quả không chính xác hoàn toàn. Những phân tích của phương pháp này ít có tác dụng trong việc xác minh vi khuẩn có đang hoạt động và có thể gây bệnh hay không.
Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp xét nghiệm này khi các phương pháp xét nghiệm khác đã cho kết quả âm tính giả, trong trường hợp bệnh nhân đang bị loét dạ dày và chảy máu, dùng cho bệnh nhân đang điều trị giảm tiết acid dạ dày.
Ngoài ra, khi đã tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng nếu tiến hành xét nghiệm máu, nó vẫn có thể cho kết quả âm tính với vi khuẩn HP. Lý do của việc này là vì các kháng thể kháng vi khuẩn HP vẫn có thể tồn tại trong máu khoảng từ 4 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Xét nghiệm HP ở bệnh viện nào?
Xét nghiệm vi khuẩn HP rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh dạ dày sớm. Vậy nhưng, nên đi làm xét nghiệm vi khuẩn HP ở bệnh viện nào tốt nhất? Bạn có thể tham khảo những địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn HP uy tín sau đây:
- Các bệnh viện tuyến huyện có thể xét nghiệm vi khuẩn HP: Khi muốn nội soi Clotest (đây là một phương pháp xé
t nghiệm dễ thực hiện và có độ chính xác cao) hoặc xét nghiệm bằng máu bạn có thể đến những bệnh viện tuyến huyện là có thể tiến hành xét nghiệm. - Xét nghiệm vi khuẩn HP ở các bệnh viện Trung Ương: Với các địa chỉ bệnh viện trung ương sẽ có phương pháp test thở đơn giản và có độ chính xác cao hơn. Một số địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn HP tuyến Trung Ương bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc,…
- Tại miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng,…
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định,…
- Xét nghiệm vi khuẩn HP tại các phòng khám tư nhân: Bạn có thể đến các phòng khám tư nhân uy tín để xét nghiệm vi khuẩn HP, những địa chỉ này bạn sẽ không cần phải chờ đợi quá lâu. Tại những cơ sở này còn có thêm phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP bằng phân, tuy nhiên, giá cả dịch vụ ở phòng khám tư thường đắt hơn so với thông thường.
Dựa theo điều kiện địa lý, tình trạng sức khỏe mà bạn có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn những địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn HP thuận tiện và tốt nhất với mình. Với những người có tình trạng sức khỏe không tốt, bạn nên tìm đến các bệnh viện tuyến lớn, uy tín để có thể phát hiện vi khuẩn chính xác hơn.
Xét nghiệm HP giá bao nhiêu?
Tùy theo từng phương pháp xét nghiệm, tại những cơ sở khác nhau sẽ có bảng giá niêm yết riêng đối với từng xét nghiệm vi khuẩn HP. Tuy vậy, đa phần những xét nghiệm này cũng có những quy ước chung về mức giá cho người muốn xét nghiệm tham khảo như sau:
- Với xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori qua hơi thở mức giá sẽ giao động trong khoảng từ 620.000 đồng đến 780.000 đồng.
- Với những xét nghiệm nội soi dạ dày sẽ có mức giá đắt hơn, dao động từ khoảng 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tùy theo thể trạng của bệnh nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm về những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP phù hợp với mức giá hợp lý.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để việc xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất.
Trước khi tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP cần lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với thể trạng của từng người. Bài viết trên đây cung cấp cho bạn thông tin về các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP được sử dụng phổ biến nhất. Bạn cũng nên trao đổi cùng với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành xét nghiệm để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
Tham khảo:
- Top 7 cách chữa vi khuẩn HP bằng thuốc nam hiệu quả nhất
- Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP chi tiết nhất
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP có những loại nào? Giá bao nhiêu?
Xem thêm: Cây Nhàu: Vị thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh và cách dùng