Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Rôm sảy ở trẻ em là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng. Tuy là bệnh lý da liễu lành tính nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến làn da bé, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Rôm sảy ở trẻ em là gì?

Rôm sảy (phát ban nhiệt) là tình trạng bít tắc lỗ chân lông do nhiễm khuẩn hoặc bụi bẩn. Khi thời tiết nóng bức, cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi khiến mồ hôi ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi, gây ra các mụn nhỏ màu hồng trên da. Bệnh lý này thường xuất hiện ở vai, cổ, lưng, ngực và bụng của bé. Nếu thời tiết mát mẻ, các vết mẩn trên da sẽ tự biến mất mà không gây ra bất cứ tác hại nào. 

Rôm sảy (phát ban nhiệt) là tình trạng bít tắc lỗ chân lông do nhiễm khuẩn hoặc bụi bẩn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những đốm mụn rôm này dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi trẻ gãi nhiều, da dễ bị tổn thương, trầy xước, nhiễm khuẩn rồi hình thành mụn nhọt, có mủ. Ngoài ra, bệnh rôm sảy ở trẻ em còn xảy ra khi bé sốt cao, bị vi khuẩn tấn công hoặc vận động quá nhiều.

Tương tự rôm sảy ở người lớn, rôm sảy ở trẻ em có 3 dạng chính:

Thông thường, rôm sảy ở trẻ em không phải là vấn đề da liễu nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh lý này sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da dai dẳng và khó trị. Do đó, khi phát hiện con em bị rôm sảy, các bậc phụ huynh nên chủ động can thiệp nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy ở trẻ em xuất hiện khi cơ chế bài tiết gặp trục trặc, các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, mồ hôi không thể thoát ra nên bị dồn ứ dưới da.

Rôm sảy ở trẻ em xuất hiện khi cơ chế bài tiết gặp trục trặc, các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, mồ hôi không thể thoát ra nên bị dồn ứ dưới da.

Theo các chuyên gia, những nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ em bao gồm:

Triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ em

Trẻ em ở mọi độ tuổi đều có thể bị rôm sảy. Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường của bệnh lý này:

Bệnh rôm sảy ở trẻ em có tự khỏi không?

Về bản chất, rôm sảy hình thành khi môi trường xung quanh quá bí bách, nóng nực. Nếu thời tiết ôn hòa, mát mẻ hơn, bệnh sẽ nhanh chóng tự khỏi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh biến mất vĩnh viễn. Thực ra, khi gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết oi ả, khói bụi, ô nhiễm…), các triệu chứng của bệnh sẽ quay lại và tiếp tục làm phiền bé.

Thông thường, sau khi tái phát nhiều lần, bệnh sẽ phát triển thành thể rôm sảy sâu. Đây là giai đoạn các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng. Những tổn thương bắt đầu tác động đến lớp sâu bên trong làn da. Vị trí tổn thương thường bị thâm đen, không thể bài tiết mồ hôi. Do đó, trẻ dễ kiệt sức, nôn ói liên tục, mạch đập nhanh…

Khi gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết oi ả, khói bụi, ô nhiễm…), các triệu chứng của bệnh sẽ quay lại và tiếp tục làm phiền bé.

Như vậy, trong một số trường hợp, bệnh rôm sảy ở trẻ em khó tự khỏi nếu các bậc phụ huynh không can thiệp hợp lý và đúng lúc. Khi mụn nước trên da bé bị vỡ, nấm và vi khuẩn sẽ tận dụng thời cơ này để xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng, viêm da mạn tính, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết và có thể đe dọa đến tính mạng của bé. 

Bên cạnh đó, nếu bị rôm sảy kéo dài, trẻ sẽ liên tục ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, chán ăn khiến cơ thể sụt cân và suy nhược nhanh chóng. Đồng thời, các mụn mủ khi bị vỡ sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của làn da trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Bệnh rôm sảy ở trẻ em có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý này:

Phương pháp điều trị rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy ở trẻ em là bệnh lý lành tính. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chữa bệnh cho con tại nhà theo các cách sau:

Chăm sóc da cho trẻ và làm mát cơ thể

Một số thành phần hóa học của phấn rôm như bột talc, bột kẽm oxit… có công dụng hút ẩm, làm thông thoáng da, nhờ đó cải thiện triệu chứng rôm sảy một cách hiệu quả. Vì vậy, khi trẻ mắc phải bệnh lý này, cha mẹ nên dùng phấn rôm xoa đều lên vùng da nổi mẩn 2 – 3 lần/ngày.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các sản phẩm có đặc tính se da, sát khuẩn và không chứa chất bảo quản hoặc hóa chất độc hại nhằm nâng niu, bảo vệ làn da, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ gây kích ứng, viêm da ở trẻ. Thêm vào đó, cha mẹ không cần mua thuốc mỡ kháng sinh để bôi cho con. Vì loại dược phẩm này có thể làm bít tắc lỗ chân lông, cản trở sự bài tiết mồ hôi, góp phần gây ra viêm da. 

Chăm sóc da cho trẻ và làm mát cơ thể là cách điều trị rôm sảy tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Hơn nữa, độc giả không nên tắm cho trẻ với sữa tắm hay xà phòng. Hãy nhẹ nhàng làm sạch cơ thể bé bằng nước chanh pha loãng cùng nước ấm, nước khổ qua xay nhuyễn hoặc tận dụng lá kinh giới, lá tía tô trong các mẹo dân gian được đề cập phía dưới. Bạn tuyệt đối không dùng xơ mướp, bàn chải hay khăn bông chà mạnh lên da để giúp bé giảm ngứa. Bởi cách làm này có thể gây trầy xước và nhiễm trùng da.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đẩy lùi triệu chứng rôm sảy bằng cách cởi hết quần áo của con rồi đưa trẻ vào phòng mát hoặc nơi có bóng râm, sau đó, dùng khăn ướt lau khắp cơ thể nhằm loại bỏ mồ hôi và bã nhờn. Dùng khăn ẩm đắp lên vùng da mọc rôm sảy cũng là cách hay để bớt ngứa, hạ nhiệt độ và giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra, muốn giảm thiểu nguy cơ tổn thương da bé, thay vì lau mình trẻ bằng khăn, phụ huynh nên quạt khô người trẻ. 

Chữa rôm sảy cho trẻ bằng các thảo dược dân gian

Để xử lý bệnh rôm sảy ở trẻ em một cách an toàn và nhanh chóng, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian đơn giản dưới đây:

Chanh

Gừng

Cách 1:

Cách 2:

Ngải cứu

Rau sam

Khổ qua

Trái khổ qua chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn và làm sạch da.

Kinh giới

Lá khế

Lá trà xanh

Lá tía tô

Lá dâu tằm

Thuốc tím pha loãng

Trước khi áp dụng các mẹo dân gian trên, phụ huynh cần tắm bé bằng sữa tắm chuyên dụng vì những loại lá trên chỉ có tác dụng làm mát hoặc cung cấp chất kháng sinh tự nhiên và không thể hòa tan chất nhờn trên da. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

Cha mẹ nên tắm bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước khi áp dụng các mẹo dân gian trên.

Bôi thuốc trị rôm sảy

Khi những nốt rôm tập trung thành mảng lớn, dày đặc, sưng đỏ, phụ huynh nên mua kem trị rôm để giúp bé đỡ khó chịu, ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm. Hai loại thuốc trị rôm sảy phổ biến dành cho trẻ nhỏ:

Lưu ý, làn da trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.

Biện pháp phòng tránh

Các chuyên gia da liễu cho biết, cha mẹ nên phòng tránh rôm sảy cho con dựa trên nguyên tắc sạch sẽ, mát mẻ, thoáng khí, hạn chế ra nhiều mồ hôi và chống viêm da. 

Rôm sảy ở trẻ em là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có con em bị nổi rôm sảy, bạn nên hết sức thận trọng, không tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn: https://ihs.org.vn/rom-say-o-tre-em-33741.html

Xem thêm: Thoái hoá khớp vai: Chẩn đoán nguyên nhân và phương án điều trị

Rate this post
Exit mobile version