Sâm Ngọc Linh trồng ở đâu, hướng dẫn cách trồng tốt nhất
Như chúng ta được biết Sâm Ngọc Linh là giống quý, sống trong môi trường tư nhiên. Vậy bạn đã biết Sâm Ngọc Linh trồng ở đâu và trồng như nào là tốt nhất cho giống.
Sâm Ngọc Linh trong môi trường tự nhiên
Sâm Ngọc Linh là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My tỉnh Quảng Nam.
Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên (có tài liệu cho biết cao độ tìm thấy sâm Ngọc Linh là khoảng 1.500m), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này.
Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh, tuy những nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đỉnh núi Ngọc Am thuộc Quảng Nam, Đắc Glây thuộc Kontum, núi Langbian ở Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng cũng rất có thể có loại sâm này.
Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại.
Cây sinh trưởng, phát triển mạnh vào mùa xuân và mùa hè. Sâm Ngọc Linh ra hoa và quả tương đối đều hàng năm. Quả chín rụng xuống đất sẽ tồn tại qua mùa Đông và nẩy mầm vào đầu mùa xuân năm sau.
Sâm Ngọc Linh được coi là thần dược chữa bách bệnh của người dân tộc Xê Đăng tại địa phương phát hiện ra loài sâm quý này, họ coi đó như một báu vật của rừng xanh. Và cho tới nay, sâm Ngọc Linh được coi là một thương hiệu quốc gia về các loại sâm.
Ngay ở hiện tại, Sâm Ngọc Linh không những có giá trị cao mà còn cực kỳ khan hiếm, do vậy mà người mua phải bỏ ra số tiền khá cao để có thể sở hữu loại sâm tốt nhất này, và ngay tại núi Ngọc Linh để mua sản phẩm sâm tốt đúng thương hiệu sâm Ngọc Linh tự nhiên cũng không hề dễ dàng vì nó quá hiếm.
Bởi tác dụng tuyệt hảo và giá thành cao nên kể từ khi được phát hiện vào năm 1973, Sâm Ngọc Linh bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng cạn kiệt và Nhà nước đã phải ra tay để bảo vệ và duy trì nguồn giống Sâm Ngọc Linh. Phần lớn Sâm Ngọc Linh đang bán trên thị trường hiện nay là giả.
Ngoài vùng núi Ngọc Linh thì cây sâm ngọc linh có thể trồng được ở những địa phương khác không?
Theo một số nhà khoa học, ngoài núi Ngọc Linh thì cây sâm ngọc linh cũng có thể phát triển tốt ở các vùng núi huyện Phước Sơn, Langbian… Tuy nhiên , hiện nay chưa có nghiên cứu của các nhà khoa học công khai về các điều kiện để gieo trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh ở các vùng đất khác .
Viện nghiên cứu nhiệt đới đã thử nghiệm thành công sâm Ngọc Linh trồng trong phương pháp nuôi cấy mô, nhưng nhà máy đã không mang lại sự phát triển , trong đó có trồng tại Đà Lạt , nơi có khí hậu khá tốt. Kết quả tích cực nhất là hàng ngàn nhân sâm trồng ở các huyện của tỉnh Quảng Nam Tây Giang , Phước Sơn, kết quả ban đầu tốt .
Sâm Ngọc Linh được người dân tộc dùng như một loại thuốc dùng để cầm máu , chữa lành vết thương , thuốc bổ sung , điều trị sốt rét , đau bụng … Theo nghiên cứu khoa học , sam ngoc linh có tác dụng chống trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch , chống lão hóa , chống ung thư , bảo vệ tế bào gan , tăng thị lực , sức đề kháng , nâng cao huyết áp ở những người bị huyết áp thấp …
Kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh bằng công nghệ sinh khối tế bào cho chất lượng củ sâm tốt nhất
Kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh khá đơn giản, từ một số tế bào gốc của sâm Ngọc Linh, bằng công nghệ sinh khối tế bào, các nhà khoa học đã thành công trong việc nuôi cấy sâm Ngọc Linh thành số lượng lớn. Toàn bộ quy trình trồng sâm Ngọc Linh này chỉ mất khoảng 10-20 ngày, trong khi bình thường phải mất khoảng 6 năm mới được thu hoạch.
Cây sâm Ngọc Linh (còn có tên khoa học là Panax vietnamensis hoặc sâm K5, sâm Việt Nam), được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973. Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 trên thế giới, được tìm thấy tại huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) và huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam), ở độ cao từ 1.500m trở lên. Sâm Ngọc Linh hiện được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và được xếp hạng cùng 5 loại sâm quý nhất trên thế giới.
Để tăng nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh tới thị trường Việt Nam và thế giới, bên cạnh việc bảo tồn kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh tự nhiên thì việc nuôi trồng sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm cũng là một lựa chọn. Như vậy, có hai kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh là trồng tự nhiên dưới tán rừng và trồng trong phòng thí nghiệm.
Kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
– Yêu cầu đặc thù về khí hậu trồng Sâm Ngọc Linh:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phạm vi yêu cầu
1
Lượng mưa trung bình năm
mm
2.600 – 3.200
2
Nhiệt độ trung bình năm
độ C
15,0 – 18,5
3
Độ ẩm trung bình năm
%
85,5 – 87,5
4
Lượng bốc hơi trung bình năm
mm
670 – 770
– Chuẩn bị trước khi trồng:
Đất: Đất phải độ cao trên 1000m, bằng phẳng, chỗ thoát nước tốt, cuốc đất và phơi đất. Khi chuẩn bị vào vụ, đập đất thật nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, phân luống rộng, mỗi luống khoảng 120cm, dài 4m…
Làm nhà mái che: phải làm loại nhà bằng lưới, khung bằng tre hoặc gỗ, mái lợp dưới lớp nilon đen, rào kín xung quanh để bảo vệ cây giống.
Phân bón: 15 tấn phân gà hoai mục (dùng để bón lót), đạm (30kg)+ lân (20kg)+kali (20kg), chia đều bón từ năm đầu tiên đến năm thứ 4.
Giống: khoảng 165.000 cây (tương đương với mật độ cây giống cho 1ha sản xuất, khoảng 20x30cm), cây giống phải đạt các tiêu chuẩn giống cơ sở.
Thời vụ trồng: tháng 8 hàng năm.
– Tiến hành trồng cây giống sâm Ngọc Linh:
Nhấc cây khỏi vườn ươm không được làm mất đất củ giống, chia làm nhiều loaị khác nhau, khoảng cách là 20x30cm.
Đổ phân gà xuống hố ( mỗi hố sâu khoảng 5-7cm), ấn chặt gốc và vun một lớp đất mỏng sao cho kín hố, không được để hố ngập úng, đọng nước gây nên tình trạng thối củ.
Cây giống sâm Ngọc Linh khi còn nhỏ.
– Chăm sóc cây sau khi trồng:
Phải tạo rãnh thoát nước, không được để đất quá ẩm kéo dài sẽ gây thối củ.
Nhổ cỏ bằng tay và vét sạch rãnh luống, đợi tháng 3 cho củ sâm nhú mầm, khoảng tháng 4-5 phải tưới nước, giữ ẩm và tránh nắng hạn.
Vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống, vét rãnh luống, khơi thông hệ thống thoáng nước và củng cố hệ thống mái che.
Vào cuối mùa mưa, nên bón phân quanh gốc, vét rãnh luống, nhặt cỏ dại để sâm ngủ đông.
Phòng trừ sâu bệnh: phải dọn sạch đất, phơi đất, nhặt sạch cỏ dại và để nhà mái che, che đúng chế độ chiếu sáng. Thường xuyên thăm nom luống sâm, nếu thấy cây sâu bệnh phải đốt hoặc nhổ ngay, đổ vôi bột hoặc nước sôi vào gốc để diệt mầm bệnh.
Do cây sâm Ngọc Linh đã có thời gian ươm trên vườn khoảng từ 24 – 36 tháng nên chỉ sau khoảng 4 năm đã có thể thu hoạch sâm Ngọc Linh. Thời gian thu hoạch củ sâm hiệu quả nhất là vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12 khi sâm bắt đầu bước vào kỳ nghỉ đông.
>>> Xem thêm:Cách trồng Sâm Ngọc Linh – kỹ thuật chăm sóc hiệu quả tại đây:
Kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm
Sâm Ngọc Linh được trồng trong phòng thí nghiệm là loại sâm từ khi nuôi cấy đến khi thu hoạch chỉ khoảng 10-20 ngày. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã ứng dụng “công nghệ Biomass tạo sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc Linh”, là công nghệ sử dụng tế bào thực vật trong môi trường và điều kiện thích hợp. Kết quả mang đến một khối lượng lớn các tế bào hoặc một nhóm tế bào ban đầu.
Cách trồng sâm Ngọc Linh này thường có ưu điểm vượt trội là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa màng và dịch bệnh… Ngoài chất lượng và nguyên liệu ổn định do quá trình nuôi cấy được kiểm soát chặt chẽ. Vì thế, khá phù hợp với tiêu chuẩn GMP.
Ngoài việc bán sâm Ngọc Linh thì bán cây giống sâm và kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính của một số cư dân xung quanh vùng núi Ngọc Linh – những người Xơ-đăng bản địa ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
>>> Xem thêm
Tác dụng của Sâm Ngọc Linh hiệu quả đến sức khỏe con người
Giá Sâm Ngọc Linh bao nhiêu và cách chọn Sâm Ngọc Linh tốt
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương