Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Sỏi Niệu Quản – Triệu chứng & Cách điều trị, tránh biến chứng

Sỏi niệu quản là dạng sỏi tiết niệu có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng nặng nề. Nếu sỏi có kích thước nhỏ và không gây ra tổn thương thực thể, điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Ngược lại với trường hợp sỏi có kích thước lớn, cần tiến hành tán sỏi hoặc phẫu thuật để loại bỏ sỏi trong thời gian sớm nhất.

Sỏi niệu quản là dạng sỏi tiết niệu có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng nặng nề

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là bộ phận của cơ quan bài tiết. Niệu quản có hình ống dài và đường kính hẹp, nối giữa thận và bàng quang. Bộ phận này đảm nhiệm vai trò vận chuyển nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Sỏi niệu quản là một dạng sỏi đường tiết niệu ít gặp nhưng có mức độ nghiêm trọng nhất. Bệnh xảy ra khi khoáng chất tích tụ bên trong thận rơi xuống niệu quản và gây cản trở quá trình dẫn lưu nước tiểu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có điều kiện sức khỏe đặc biệt như túi thừa, u và hẹp niệu quản, sỏi có thể hình thành ngay tại cơ quan này.

Do có đường kính hẹp nên sỏi ở niệu quản có nguy cơ làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, gây ra chứng bí tiểu cấp và các biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

Hơn 80% trường hợp sỏi niệu quản đều do sỏi từ thận di chuyển xuống

Triệu chứng nhận biết sỏi niệu quản

Sự xuất hiện của sỏi ở niệu quản có thể làm gián đoạn quá trình dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang và gây ra các triệu chứng lâm sàng như:

Sỏi ở niệu quản thường gây đau quặn thận, cơn đau có tính chất đột ngột và mức độ nặng nề

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi niệu quản là dạng sỏi tiết niệu có mức độ nghiêm trọng nhất. Do niệu quản là cơ quan có kích thước nhỏ và dễ bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Suy thận cấp và mãn tính là một trong những biến chứng của sỏi niệu quản

Với những trường hợp không can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như sau:

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Sỏi niệu quản có triệu chứng nặng nề hơn so với sỏi bàng quang và sỏi thận. Tuy nhiên chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán. Vì vậy trước khi điều trị, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số chẩn đoán cần thiết như:

Cách chữa bệnh sỏi niệu quản

Điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào kích thước, vị trí sỏi, khả năng đáp ứng và một số yếu tố đi kèm (nhiễm trùng, hẹp niệu quản, túi thừa niệu quản,…).

1. Điều trị bảo tồn

Với những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng và sỏi nằm ở vị trí thấp (gần bàng quang), bác sĩ thường chỉ định điều trị bảo tồn.

Các phương pháp điều trị bảo tồn sỏi niệu quản, bao gồm:

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc Đông Y có tác dụng tán sỏi, lợi tiểu tiện và bổ thận để thu nhỏ kích thước sỏi nhằm đẩy sỏi xuống bàng quang và niệu đạo.

Áp dụng bài thuốc Đông y điều trị sỏi niệu quản giúp cải thiện triệu chứng và thu nhỏ kích thước sỏi

Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng, bao gồm:

2. Can thiệp ngoại khoa

Với những sỏi có kích thước lớn, gây đau đớn và nhiễm trùng tiết niệu hoặc đã gây ra biến chứng (giãn niệu quản, giãn đài bể thận,…), cần tiến hành các biện pháp ngoại khoa nhằm loại bỏ sỏi trong thời gian sớm nhất.

Tùy vào vị trí và kích thước sỏi mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những thủ thuật ngoại khoa sau:

So với kỹ thuật tán sỏi, mổ lấy sỏi niệu quản thường khó thực hiện và dễ gây biến chứng. Vì vậy phương pháp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện để dự phòng các tình huống đáng tiếc.

Phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản và sỏi đường tiết niệu

Sỏi niệu quản là một trong những dạng sỏi tiết niệu dễ gây biến chứng. Vì vậy bạn nên chủ động làm giảm nguy cơ mắc bệnh với các biện pháp dự phòng sau:

Hạn chế dùng rượu bia và đồ uống chứa cồn giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu

Biện pháp ngăn ngừa bệnh sỏi niệu quản và các bệnh sỏi tiết niệu khác:

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin khái quát về bệnh sỏi niệu quản. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên liên hệ với bác sĩ để thực hiện chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời. Với những trường hợp chủ động trong quá trình thăm khám và điều trị, bệnh thường có đáp ứng tốt, tiến triển tích cực và hiếm khi gây ra biến chứng.

Xem thêm: 5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe

Rate this post
Exit mobile version