Đái tháo đường là căn bệnh kéo dài và có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Mặt khác, sự thuyên giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi lượng đường trong máu đạt mức khỏe mạnh mà không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc điều trị tiểu đường nào nhờ vào sự kết hợp hài hòa của lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đái tháo đường là căn bệnh kéo dài và có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Mặt khác, sự thuyên giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi lượng đường trong máu đạt mức khỏe mạnh mà không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc điều trị tiểu đường nào nhờ vào sự kết hợp hài hòa của lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh đái tháo đường type 2 là một bệnh tiến triển, trong đó các nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các biến cố vi mạch và tử vong đều có liên quan mật thiết đến tình trạng tăng đường huyết. Quá trình bệnh chủ yếu được đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng tế bào beta và tình trạng kháng insulin chuyển biến xấu.
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển nhanh như thế nào?
Bệnh tiểu đường type 2 có xu hướng phát triển chậm hơn so với đái tháo đường type 1. Thế nên thường phải mất một vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, người bệnh mới biết mình mắc phải vấn đề sức khỏe này. Bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể xuất phát từ tiền tiểu đường.
Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể xuất hiện rất chậm, từ đó làm cho việc phát hiện các dấu hiệu bệnh khó khăn hơn.
Ngoài các đặc điểm nhận diện phổ biến như tầm nhìn kém, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên thì các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 còn có thể bao gồm khô miệng và đau chân.
Vì sao tiểu đường type 2 lại tiến triển nặng hơn?
Trong các trường hợp điển hình, khi người mắc bệnh gặp thất bại trong việc kiểm soát lượng đường trong máu do chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học thì cần phải sử dụng metformin.
Năm tháng trôi qua, người bệnh dường như sẽ tự cảm nhận được bệnh đang tiến triển nặng hơn, đi kèm với đó là việc phải uống càng nhiều các loại thuốc điều trị bệnh như gliclazide. Nếu vẫn không thể kiểm soát tốt bệnh thì bạn có thể cần phải dùng đến insulin. Về bản chất, việc làm chậm lại sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 thường là mục tiêu được kỳ vọng.
Bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện và gây ra một loạt các biến chứng bao gồm bệnh võng mạc (thị lực bị tổn thương), bệnh thần kinh (dây thần kinh bị tổn thương) và bệnh thận (thận bị tổn thương). Việc mắc bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Nhấn vào và xem sơ đồ chuyển hóa và hấp thụ glucose trong bệnh tiểu đường type 2
Giảm cân và thay đổi lối sống giúp làm thuyên giảm bệnh tiểu đường type 2
Đã từng có quan niệm rằng không thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. May mắn thay, điều này đang thay đổi nhanh chóng nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Trước kia, đái tháo đường type 2 được xem như đường một chiều: Một căn bệnh mãn tính, tiến triển và không thể đảo ngược, đòi hỏi phải tăng lượng thuốc để kiểm soát theo thời gian.
Bệnh đái tháo đường type 2 là một bệnh tiến triển, trong đó các nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các biến cố vi mạch và tử vong đều có liên quan mật thiết đến tình trạng tăng đường huyết. Quá trình bệnh chủ yếu được đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng tế bào beta và tình trạng kháng insulin chuyển biến xấu.
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển nhanh như thế nào?
Bệnh tiểu đường type 2 có xu hướng phát triển chậm hơn so với đái tháo đường type 1. Thế nên thường phải mất một vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, người bệnh mới biết mình mắc phải vấn đề sức khỏe này. Bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể xuất phát từ tiền tiểu đường.
Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể xuất hiện rất chậm, từ đó làm cho việc phát hiện các dấu hiệu bệnh khó khăn hơn.
Ngoài các đặc điểm nhận diện phổ biến như tầm nhìn kém, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên thì các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 còn có thể bao gồm khô miệng và đau chân.
Vì sao tiểu đường type 2 lại tiến triển nặng hơn?
Trong các trường hợp điển hình, khi người mắc bệnh gặp thất bại trong việc kiểm soát lượng đường trong máu do chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học thì cần phải sử dụng metformin.
Năm tháng trôi qua, người bệnh dường như sẽ tự cảm nhận được bệnh đang tiến triển nặng hơn, đi kèm với đó là việc phải uống càng nhiều các loại thuốc điều trị bệnh như gliclazide. Nếu vẫn không thể kiểm soát tốt bệnh thì bạn có thể cần phải dùng đến insulin. Về bản chất, việc làm chậm lại sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 thường là mục tiêu được kỳ vọng.
Bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện và gây ra một loạt các biến chứng bao gồm bệnh võng mạc (thị lực bị tổn thương), bệnh thần kinh (dây thần kinh bị tổn thương) và bệnh thận (thận bị tổn thương). Việc mắc bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Nhấn vào và xem sơ đồ chuyển hóa và hấp thụ glucose trong bệnh tiểu đường type 2
Giảm cân và thay đổi lối sống giúp làm thuyên giảm bệnh tiểu đường type 2
Đã từng có quan niệm rằng không thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. May mắn thay, điều này đang thay đổi nhanh chóng nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Trước kia, đái tháo đường type 2 được xem như đường một chiều: Một căn bệnh mãn tính, tiến triển và không thể đảo ngược, đòi hỏi phải tăng lượng thuốc để kiểm soát theo thời gian.
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu biết cách, bạn có thể làm thuyên giảm quá trình tiến triển của đái tháo đường type 2.
Sự thuyên giảm của đái tháo đường type 2 gồm những gì?
Sự thuyên giảm bệnh tiểu đường mang ý nghĩa tích cực rằng lượng đường trong máu của bạn đạt mức khỏe mạnh mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ loại thuốc trị đái tháo đường nào.
- Thuyên giảm ổn định: Trong vòng một năm hoặc hơn, chỉ số HbA1c của bạn sẽ ở mức bình thường và đường huyết được chuyển hóa ổn định mà không cần sử dụng thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được kiểm tra lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và các vấn đề về thận và mắt.
- Thuyên giảm kéo dài: Trong vòng 5 năm hoặc hơn, chỉ số HbA1c và lượng đường trong máu đạt mức bình thường mà không cần sử dụng thuốc tiểu đường, tình trạng bệnh sẽ được xem như thuyên giảm kéo dài. Mặt khác, bạn vẫn có thể cần xét nghiệm sức khỏe định kỳ nhằm phòng ngừa bất kỳ vấn ở về tim, mắt, chân hoặc các vấn đề sức khỏe khác mà bạn mắc phải từ bệnh tiểu đường
, ngay cả khi chúng đã có cải thiện hơn trước đây.
Cách nào giúp làm thuyên giảm đái tháo đường type 2?
Việc làm thế nào để ngăn sự tiến triển bệnh tiểu đường type 2 chuyển biến theo chiều hướng xấu hoặc cụ thể hơn là làm thuyên giảm tình trạng đều nằm trong nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ, chẳng hạn như:
➽ Kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm
Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu của bạn cao hơn và nhanh hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Do vậy, hãy chọn lựa thực phẩm có protein, chất béo tốt và chất xơ cũng như những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho đái tháo đường bởi chúng không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
➽ Lối sống lành mạnh
Theo các chuyên gia, bạn nên uống nhiều nước lọc, tránh xa khói thuốc lá cũng như có chế độ vận động phù hợp (100-150 phút mỗi tuần). Bên cạnh đó, tránh ngồi một chỗ quá lâu cũng như giảm cân nếu bạn được đánh giá là thừa cân.
➽ Nắm rõ chỉ số HbA1c
Xét nghiệm HbA1c sẽ giúp bạn biết được liệu trong vài tháng qua, bản thân đã kiểm soát tình trạng bệnh tốt chưa. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều bạn có thể làm để điều hòa lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu biết cách, bạn có thể làm thuyên giảm quá trình tiến triển của đái tháo đường type 2.
Sự thuyên giảm của đái tháo đường type 2 gồm những gì?
Sự thuyên giảm bệnh tiểu đường mang ý nghĩa tích cực rằng lượng đường trong máu của bạn đạt mức khỏe mạnh mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ loại thuốc trị đái tháo đường nào.
- Thuyên giảm ổn định: Trong vòng một năm hoặc hơn, chỉ số HbA1c của bạn sẽ ở mức bình thường và đường huyết được chuyển hóa ổn định mà không cần sử dụng thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được kiểm tra lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và các vấn đề về thận và mắt.
- Thuyên giảm kéo dài: Trong vòng 5 năm hoặc hơn, chỉ số HbA1c và lượng đường trong máu đạt mức bình thường mà không cần sử dụng thuốc tiểu đường, tình trạng bệnh sẽ được xem như thuyên giảm kéo dài. Mặt khác, bạn vẫn có thể cần xét nghiệm sức khỏe định kỳ nhằm phòng ngừa bất kỳ vấn ở về tim, mắt, chân hoặc các vấn đề sức khỏe khác mà bạn mắc phải từ bệnh tiểu đường
, ngay cả khi chúng đã có cải thiện hơn trước đây.
Cách nào giúp làm thuyên giảm đái tháo đường type 2?
Việc làm thế nào để ngăn sự tiến triển bệnh tiểu đường type 2 chuyển biến theo chiều hướng xấu hoặc cụ thể hơn là làm thuyên giảm tình trạng đều nằm trong nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ, chẳng hạn như:
➽ Kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm
Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu của bạn cao hơn và nhanh hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Do vậy, hãy chọn lựa thực phẩm có protein, chất béo tốt và chất xơ cũng như những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho đái tháo đường bởi chúng không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
➽ Lối sống lành mạnh
Theo các chuyên gia, bạn nên uống nhiều nước lọc, tránh xa khói thuốc lá cũng như có chế độ vận động phù hợp (100-150 phút mỗi tuần). Bên cạnh đó, tránh ngồi một chỗ quá lâu cũng như giảm cân nếu bạn được đánh giá là thừa cân.
➽ Nắm rõ chỉ số HbA1c
Xét nghiệm HbA1c sẽ giúp bạn biết được liệu trong vài tháng qua, bản thân đã kiểm soát tình trạng bệnh tốt chưa. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều bạn có thể làm để điều hòa lượng đường trong máu một cách tốt nhất.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 đang tiến triển nặng hơn?
Có không ít người bệnh đái tháo đường không thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang có chiều hướng chuyển biến xấu một cách kịp thời. Nguyên do là họ không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy tình trạng đái tháo đường có các dấu hiệu trở nặng do việc kiểm soát chỉ số đường huyết thiếu hiệu quả. Các dấu hiệu bao gồm:
- Tiểu gắt
- Mất khẩu vị
- Tê bì tay chân
- Thị lực yếu rõ rệt
- Sút cân không lý do
- Vết thương ngoài da lâu lành.
Bạn có thể sống một cuộc sống lâu dài với bệnh tiểu đường type 2?
Bệnh đái tháo đường type 2 là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị thì vẫn có thể sống lâu dài, làm được những việc hữu ích và hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 đang tiến triển nặng hơn?
Có không ít người bệnh đái tháo đường không thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang có chiều hướng chuyển biến xấu một cách kịp thời. Nguyên do là họ không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy tình trạng đái tháo đường có các dấu hiệu trở nặng do việc kiểm soát chỉ số đường huyết thiếu hiệu quả. Các dấu hiệu bao gồm:
- Tiểu gắt
- Mất khẩu vị
- Tê bì tay chân
- Thị lực yếu rõ rệt
- Sút cân không lý do
- Vết thương ngoài da lâu lành.
Bạn có thể sống một cuộc sống lâu dài với bệnh tiểu đường type 2?
Bệnh đái tháo đường type 2 là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị thì vẫn có thể sống lâu dài, làm được những việc hữu ích và hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu.
Xem thêm: Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nào tốt và hiệu quả?