Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Suy thận độ 2 chữa được không, bằng cách nào?

Suy thận là một căn bệnh không mấy xa lạ và có xu hướng gia tăng hiện nay. Suy thận được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ suy thận cấp độ 1 đến 5. Trong đó, suy thận độ 2 là căn bệnh chuyển tiếp của suy thận độ 1. Theo các bác sĩ, suy thận độ 1, độ 2 có thể chữa được và tỉ lệ khỏi bệnh gần như là 90%.

Suy thận độ 2 là tình trạng chức năng hoạt động của thận đã bị suy giảm tới 40 – 50%

Dấu hiệu suy thận độ 2

Suy thận cấp độ 2 là một trong 5 giai đoạn của bệnh suy thận, là giai đoạn bệnh được chuyển tiếp từ cấp độ 1 qua do không kịp thời phát hiện hoặc điều trị không đúng cách. Dù lúc này các hoạt động phụ thuộc vào chức năng thận vẫn bình thường, không có biểu hiện nghiêm trọng chỉ ở mức nhẹ nhưng đã không còn là thấp nữa. Nếu không kịp thời điều trị và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

Suy thận độ 2 là tình trạng:

Mặc dù đã tiến triển đến mức thứ 2, song nếu không thực hiện các xét nghiệm lâm sàng thì người bệnh rất khó nhận biết mình đã bị suy thận độ 2. Bệnh thường có các triệu chứng thường gặp như:

Nguyên nhân gây suy thận

Bệnh suy thận có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường gặp là:

Suy thận độ 2 sống được bao lâu?

Suy thận độ 2 sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Nhiều người cho rằng khi bị suy thận thì chắc chắn sẽ chết. Thế nhưng điều này chỉ đúng trong nhiều năm về trước bởi hiện nay, suy thận ở cấp độ 1, 2 có thể chữa được nếu kịp thời thăm khám và điều trị. Theo các bác sĩ chuyên khoa, với các trường hợp suy thận độ 1 và độ 2, nếu có phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì khả năng chữa khỏi rất cao, tỷ lệ hồi phục lên đến 90%. 

Nếu tình trạng suy thận rơi vào giai đoạn cuối thì người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận. Bệnh nhân lọc máu định kỳ 3 tuần/lần thường sống được từ 5 – 10 năm. Cũng có những trường hợp có thể kéo dài từ 20 – 30 năm nếu áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng. 

Hiện nay, không có bất kỳ một phương pháp điều trị dù là Đông y hoặc Tây y có thể chữa khỏi suy thận hoàn toàn. Bởi lẽ suy thận là một dạng tổn thương vĩnh viễn, khó hồi phục và không thể giúp thận trở về trạng thái bình thường được. Đặc biệt, với bệnh suy thận độ 3 và độ 4, chỉ có thể giúp bệnh không tiến triển hoặc tiến triển chậm bằng cách ngăn ngừa các biến chứng bằng phương pháp điều trị thích hợp. 

Cách điều trị suy thận cấp độ 2

Để xác định có bị suy thận hay không, người bệnh cần được tiến hành các xét nghiệm lâm sàng về sự tăng ure huyết, thiếu máu, creatinin huyết, albumin niệu, acid uric để xác định nguồn gốc sinh bệnh. Ngoài ra, còn phải liên tục kiểm tra creatinin huyết thanh, các protein niệu để biết bệnh có đang tiến triển hay không. Bệnh thường được điều trị như sau:

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

Để có biện pháp điều trị phù hợp, phải xác định được nguyên nhân gây suy thận và loại bỏ triệt để. Cụ thể:

  • Nếu suy thận xuất phát từ bệnh tăng huyết áp thì điều trị bằng cách ổn định huyết áp
  • Nếu do tiểu đường thì ổn định, hạ đường huyết
  • Nếu do chế độ ăn uống thì tránh xa thực phẩm, thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị suy thận

Người bệnh suy thận độ 2 nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và protein
  • Cung cấp nhiệt lượng vừa đủ để giảm sự phân hủy protein trong các mô
  • Hạn chế các thực phẩm tinh chế, nhiều đường, thức ăn chứa nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, cholesterol xấu 
  • Kiểm soát lượng protein, vitamin, khoáng chất đưa vào cơ thể theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng
  • Kiểm soát lượng Natri, muối, photpho, Kali đưa vào cơ thể 
  • Nếu người bệnh chán ăn thì bổ sung glucose, chất béo, acid amin, nhũ tương qua đường tĩnh mạch.

3/ Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định

Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên giữ huyết áp và lượng đường ở mức bình thường. Cụ thể:

  • Với người tiểu đường: 125/75
  • Với người tiểu đường có protein niệu: 130/85
  • Với người bị tiểu đường, không bị protein niệu 125/75

4/ Các lưu ý khác

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng cần:

  • Thường xuyên kiểm tra protein trong nước tiểu, creatinin huyết thanh và duy trì chúng ở mức ổn định.
  • Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng không tự ý mua thuốc điều trị bên ngoài
  •  Thăm khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, các động tác vận động nhẹ nhàng
  • Không hút thuốc, uống rượu bia.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 2

Khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 1, 2 cần đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Năng lượng mỗi ngày: 1800 – 1900 Kcal/ngày hoặc 35 Kcal/kg/ngày.
  • Protein: Cần đảm bảo từ 40 – 44g/ngày, tỷ lệ protein động vật nên chiếm 60%, tỷ lệ đạm động vật là 40%.
  • Chất béo: Tăng cường chất béo thực vật, duy trì ở mức 40 – 50g/ngày
  • Các nguyên tố vi lượng: Natri dưới 2000mg/ngày; Kali dưới 1000mg/ngày; Photphat dưới 600 mg
    /ngày.
  • Glucid: 310 – 350 g/ngày
  • Carbohydrate: 50 – 60% trên tổng năng lượng của khẩu phần ăn
  • Nên ăn 4 bữa/ngày, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Suy thận độ 2 nên ăn gì?

Ớt chuông là thực phẩm rất tốt cho người suy thận

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với người suy thận. Để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng, người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm sau đây:

  • Tinh bột: Gạo trắng, miếng, bột sắn dây… Nếu suy thận có kèm theo tiểu đường thì nên sử dụng khoai sọ, khoai lang, bánh cuốn, bún.
  • Chất béo: Các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu mè, đậu nành, ô liu…
  • Rau xanh: Đa dạng các loại rau xanh trong bữa ăn, nên ăn nhiều hành tỏi, súp lơ, bắp cải và các thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao
  • Hoa quả: Các loại trái cây tốt cho người suy thận có thể kể đến như táo, việt quất, nam việt quất, dâu tây, dứa, lê, đu đủ, cherry, bưởi, nho đỏ, ớt chuông… 

Suy thận độ 2 cần kiêng gì?

Suy thận dù ở cấp độ nào đi chăng nữa thì điều trở nên nguy hiểm nếu không sớm thăm khám và điều trị. Đặc biệt, nếu người bệnh thường xuyên sử dụng các thực phẩm sau đây thì tình trạng bệnh sẽ càng thêm nghiêm trọng:

  • Hạn chế đạm thực vật như giá đỗ, rau dền, rau muống, rau mồng tơi, rau ngót
  • Hạn chế thực phẩm giàu photphat, cholesterol như tim, gan, thận, nội tạng động vật, trái cây khô, phô mai, thịt mỡ, da
  • Không dùng các thực phẩm gây tăng hàm lượng Kali trong máu như chuối khô, thanh long
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối, nhiều đạm, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2 – 4g muối. 
  • Giảm lượng thịt đỏ, thịt nhiều đạm trong khẩu phần ăn, tránh trứng, thịt bò, tôm cua, sữa giàu đạm.
  • Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ để tránh gây áp lực cho thận.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, nước ngọt có ga, các loại ngũ cốc tinh chất. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh suy thận độ 2, cách điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu có bất kỳ các triệu chứng bất thường về thận, nên nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Suy thận cấp độ 3 sống được bao lâu và giải pháp điều trị
  • Suy thận cấp độ 4 sống được bao lâu và thông tin cần biết

Xem thêm: Đeo nút bịt tai chống ồn khi ngủ có hiệu quả không?

Rate this post
Exit mobile version