Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học

Theo các báo cáo y khoa, thoái hóa khớp gối đang là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 13% dân số trên toàn thế giới. Thoái hóa khớp gối thường diễn tiến âm thầm và có nguy cơ để lại biến chứng rất cao. Dưới đây là tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị khoa học.

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Bệnh thoái hóa khớp gối thường có biểu hiện âm thầm nên rất ít khi được quan tâm. Thông thường, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi vận động đầu gối,… Tuy nhiên, những biểu hiện này không quá đặc trưng nên bệnh nhân thường chủ quan.

Thoái hóa khớp đầu gối kéo theo các nguy cơ nghiêm trọng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống, hạn chế vận động và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tàn phế.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là điểm tiếp giáp giữa 3 xương đó là: đầu trên của xương chày, mặt sau của xương bánh chè và đầu dưới của xương đùi, được bao phủ bởi một lớp sụn. Vai trò của khớp đầu gối rất quan trọng đó là chịu áp lực từ các bộ phận bên trên cơ thể và đây cũng là vị trí khớp có chức năng vận động nhiều nhất, vì vậy nó rất dễ bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối là những tổn thương xảy ra đầu tiên từ bề mặt sụn khớp sau đó đến các vị trí xung quanh. Theo thời gian, các đầu sụn bị bào mòn, trở nên mất tính đàn hồi, thô hơn và không thể bảo vệ được các đầu xương. Do đó, những biến đổi ở bề mặt khớp hay làm tăng sự lắng đọng canxi hình thành các gai xương là điều không thể nào tránh khỏi. Lâu dần, chúng tạo nên các biến dạng khớp, làm tổn thương khớp nghiêm trọng.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối rất đa dạng, có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối không đặc trưng nên thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bác sĩ thường theo dõi diễn biến của bệnh thông qua việc thăm khám khớp gối và chỉ ra các biểu hiện cơ bản như sau:

Triệu chứng thoái hóa khớp gối được biểu hiện qua từng giai đoạn

Ấn vào khớp gối có cảm giác sưng, đau. Ngoài ra, khớp cũng có biểu hiện sưng to do tràn dịch, mọc chòi xương hoặc có khối u vùng mặt sau của khớp.

Khám, chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán chính xác giai đoạn thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chỉ định sau:

Giải pháp cải thiện thoái hóa khớp gối tại nhà

Bên cạnh việc điều trị thoái hóa khớp gối, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh và có những giải pháp hiện thời như sau:

Cải thiện chất lượng cuộc sống:

Thay vì dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, bạn có thể phân chia thời gian để đi bộ, nghe nhạc, đạp xe, trồng cây, đọc sách, đi bơi hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để thư giãn các cơ và khớp. Các câu lạc bộ aerobic, bơi lội rất phù hợp để bạn thư giãn sau thời gian làm việc mệt nhọc.

Duy trì cân nặng mức tương đối:

Nói rõ ra, cân nặng đóng vai trò rất quan trọng đối với xương khớp, đặc biệt là với khớp đầu gối. Tuy nhiên làm thế nào để duy trì mức cân nặng phù hợp? Hãy có chế độ ăn uống lành mạnh hơn với cơ thể bằng cách cung cấp thường xuyên các loại rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, cung cấp lượng thực phẩm giàu canxi và hạn chế tối đa thực phẩm giàu đạm động vật, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt,… Không nên để cơ thể tăng cân một cách đột ngột vì nó vô cùng nguy hiểm đối với hệ xương khớp của chúng ta.

Cải thiện thoái hóa khớp gối bằng việc duy trì cân nặng ở mức ổn định

Bổ sung các loại vitamin thiết yếu:

Đa số bệnh nhân đều không tin các chất bổ sung đóng vai trò tối ưu trong việc kiểm soát các cơn đau do viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Mặc dù nó chỉ đóng vai trò cải thiện, nhưng nếu không sử dụng cân bằng, các chất bổ sung này có thể gây phản tác dụng.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân viêm khớp gối thường có biểu hiện sưng viêm niêm mạc khớp gối, gây đau đớn do các mạch máu nhỏ dưới sụn bị sưng lên. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc loại bỏ có chọn lọc những mạch máu thừa này có thể làm giảm cơn đau tốt hơn. Bác sĩ chuyên khoa dựa trên mức độ thoái hóa và thể trạng của bệnh nhân mà đưa ra giải pháp điều trị hoàn toàn khác nhau.

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối

Tập thể dục điều độ

Thể dục thể thao đúng cách làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp ngăn chặn các bệnh lý làm ảnh hưởng đến xương khớp. Các hoạt động tối thiểu mỗi người có thể thực hiện đó là chèo thuyền, đi bộ, bơi lội làm hạn chế các cơn đau khớp và cải thiện sức mạnh của đôi chân, bên cạnh đó cũng giúp cho tinh thần luôn thoải mái hơn.

Có một số bệnh nhân lo lắng việc vận động có thể khiến cho các triệu chứng đau nhức trở nên bùng phát mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, nếu người bệnh cảm thấy quá đau đớn trong khi tập luyện thì có thể bạn đang luyện tập quá sức hoặc tập không đúng cách. Hãy thay đổi cách tập và có thời gian luyện tập phù hợp hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người vẫn hoạt động và tích cực tập thể dục có thể trì hoãn phẫu thuật do thoái hóa khớp gối.

Vật lý trị liệu

Hầu hết các bài tập trị liệu của bệnh nhân thoái hóa khớp gối đều có sự quan sát và hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu giúp trì hoãn cơn đau mà không có sự tác động của thuốc. Tuy nhiên, thời gian để vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối thường kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân rất cao.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối

Là giải pháp sau cùng để duy trì chức năng vận động của khớp đầu gối. Phương pháp này được áp dụng khi những phương pháp trên không có tác dụng duy trì.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Các phương pháp trên được khuyến nghị với những trường hợp, độ tuổi và mức độ bệnh hoàn toàn khác nhau. Mỗi phương pháp đều mang lại ưu nhược điểm riêng, vì vậy đừng nên tự ý quyết định điều gì khi chưa cân nhắc kỹ lưỡng.

→ Lưu ý: Trước khi có ý định sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung cho khớp, các bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn nhằm tránh những tương tác thuốc hoặc các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa nhận được chỉ định cụ thể.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa khớp gối và một số phương pháp điều trị khoa học mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào thay thế chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Nong mạch vành: lợi ích, rủi ro và những điều bạn chưa biết

Rate this post
Exit mobile version