Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoái hóa khớp là căn bệnh liên quan đến xương khớp mãn tính, các biểu hiện của bệnh lý thường xuất hiện ở đối tượng có độ tuổi từ 40 – 60. Thoái hóa khớp có thể là hệ quả của thói quen sinh hoạt không khoa học, ảnh hưởng tuổi tác, dị tật ở khớp, di truyền,… Các triệu chứng của bệnh lý thường diễn tiến chậm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp thuộc bệnh lý liên quan đến xương khớp mãn tính, các biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở đối tượng có độ tuổi từ 40 – 60

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng khởi phát ở những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa loạn dưỡng ở khớp dẫn đến mô sụn bị xơ hóa, bào mòn, lâu dần trên bề mặt của khớp sẽ xuất hiện các gai xương.

Thoái hóa khớp chính là hệ quả của sự mất cân bằng của quá trình hủy hoại và hoạt động tổng hợp mô sụn, xương dưới sụn với. Trong đó, những trường hợp bị thoái hóa khớp quá trình hủy hoại sẽ diễn ra nhanh hơn hoạt động tổng hợp dẫn đến xương, sụn bị tổn thương và suy yếu, thoái hóa dần theo thời gian.

Sự mất cân bằng này có thể xuất hiện ở nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn chuyển hóa, yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng tuổi tác, lao động nặng nhọc,…

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường diễn tiến chậm và âm thầm, nhưng không thể điều trị dứt điểm. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khiến sụn khớp biến đổi về cấu trúc, hình thái dẫn đến hình thành xương gai, nhuyễn hóa, bào mòn, nứt, ảnh hưởng đến vận động, nghiêm trọng hơn có thể gây tàn phế.

Theo các thống kê cho thấy, có hơn 80% trường hợp bị thoái hóa khớp ảnh hưởng đến khớp gối và một số khớp như khớp vai, khớp háng, cổ tay, cổ chân,… Thoái hóa khớp thường có xu hướng khởi phát ở nữ giới cao hơn nam giới.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Y học hiện vẫn chưa xác định được căn nguyên gây thoái hóa khớp. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và chữa trị, các chuyên gia đầu ngành nhận thấy cơ chế khởi phát bệnh lý có mối liên hệ với các yếu tố như tuổi tác, di truyền, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lao động nặng nhọc. Căn cứ vào các yếu tố trên, nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp có thể chia thành 2 nhóm, bao gồm nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát.

Thoái hóa khớp nguyên phát

Trường hợp thoái hóa khớp nguyên phát khởi phát chủ yếu do yếu tố tuổi tác. Khi cơ thể bước qua độ tuổi từ 40 – 60, các cơ quan sẽ có dấu hiệu suy giảm chức năng. Trong đó có các sụn khớp, lúc này cơ quan này sẽ giảm khả năng tổng hợp, tái tạo, làm tăng tốc độ hư hại và gây ra tình trạng xơ hóa bề mặt.

Bên cạnh yếu tố tuổi tác, bệnh lý còn liên quan mật thiết với các tác nhân như bệnh tiểu đường, di truyền, các bệnh lý mãn tính,… Tình trạng thoái hóa khớp nguyên phát có xu hướng khởi phát ở những đối tượng từ 60 tuổi và có thể xuất hiện ở một hay nhiều khớp.

Thoái hóa khớp thứ phát

Khác với thoái hóa khớp nguyên phát, thoái hóa khớp thứ phát có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi bởi các tác nhân khác nhau:

Cơ chế khởi phát bệnh thoái hóa khớp có mối liên hệ với các yếu tố như tuổi tác, di truyền, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lao động nặng nhọc

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh thoái hóa khớp:

Theo các thống kê, đa số các trường hợp bị thoái hóa khớp chủ yếu do nhiều yếu cộng hưởng và nhiều nguyên nhân khác nhau. Các trường hợp bệnh lý khởi phát do yếu tố tuổi tác thường chiếm tỉ lệ thấp.

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

Sụn khớp có chức năng bảo vệ đầu xương giúp làm giảm ma sát trong quá trình vận động và giúp khớp vận động dễ dàng, trơn tru hơn. Hiện tượng thoái hóa khớp sẽ khiến lớp sụn bị bào mòn, hủy hoại, giảm tính đàn hồi và xơ hóa nhanh chóng.

Khi sụn khớp bị tổn thương có thể kích thích phản ứng viêm ở những mô xung quanh, từ đó làm mất dần sự ổn định của ổ khớp và khởi phát các triệu chứng sau:

Mức độ của các biểu hiện thoái hóa khớp sẽ trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì, vận động nặng và đi lại nhiều,… có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề, bùng phát thường xuyên.

Bệnh thoái hóa khớp nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp thường xuất hiện ở những người trung niên, cao tuổi. Bệnh lý tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng các triệu chứng thường diễn tiến chậm. Việc người bệnh chủ động thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ kiểm soát bệnh lý hiệu quả, hỗ trợ phục hồi các mô sụn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh.

Đối với những trường hợp chủ quan không can thiêp điều trị hoặc điều trị không đúng cách, duy trì lối sống, sinh hoạt không khoa học sẽ khiến tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nặng nề như:

Thoái hóa khớp tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận động, công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày

Thoái hóa khớp tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận động, công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp

Đa số các trường hợp mắc bệnh thoái hóa khớp đều không có biểu hiện điển hình cao. Do đó sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp chẩn đoán lâm sàng, nhằm xác định mức độ tổn thương từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán lâm sàng với bệnh thoái hóa khớp, nhằm xác định mức độ tổn thương từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp

Bệnh thoái hóa khớp được xác định thông qua các tiêu chuẩn sau:

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành chẩn đoán để phân biệt với những bệnh lý sau:

Điều trị bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái khớp thuộc bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị giúp cải thiện các cơn đau, phục hồi chức năng của khớp, đồng thời phòng ngừa phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, điều trị thoái hóa khớp còn giúp bảo tồn chức năng của khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Đây là phương pháp điều trị được ưu tiên đối với các trường hợp thoái hóa khớp. Bởi phương pháp này có tính an toàn cao, thích hợp với những bệnh nhân lớn tuổi, không gây ra tác dụng phụ, đồng thời cải thiện các cơn đau ở khớp hiệu quả.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị thoái hóa khớp không sử dụng thuốc mà bạn có thể tham khảo:

Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp không sử dụng thuốc giúp cải thiện các cơn đau nhức, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài giúp mang lại kết quả điều trị như mong muốn.

2. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc điều trị thóa hóa khớp thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp cơn đau ở khớp trở nên nặng nề và khởi phát thường xuyên. Việc sử dụng thuốc điều trị có ưu điểm phát huy tác dụng nhanh, bên cạnh khắc phục các cơn đau hiệu quả, thuốc còn cải thiện các biểu hiện đi kèm.

Với những trường hợp bị thoái hóa khớp không đáp ứng với các loại thuốc điều trị trên, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng corticoid ở dạng tiêm

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, gan, nhất là ở những đối tượng có bệnh lý nền và người cao tuổi. Do đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc Tây điều trị trong giai đoạn bệnh tiến triển.

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh thoái hóa khớp như:

3. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa. Cụ thể với những trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động. Phương pháp điều trị ngoại khoa với bệnh thoái hóa khớp hiện nay bao gồm điều trị nội soi khớp và thay khớp nhân tạo.

Trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa

Nội soi khớp được chỉ định với những trường hợp quá trình hủy hoại sụn diễn ra nhanh, mô sụn ở khớp thoái hóa bong nhiều, khớp bị đau nhức dai dẳng, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém điều trị nội khoa.

Các kỹ thuật soi được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp:

Trường hợp mô sụn bị hủy hoại nặng nề, suy giảm chức năng vận động hoàn toàn. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc thay khớp nhân tạo. Các khớp nhân tạo có tuổi thọ từ 10 – 20 năm nên chỉ được thực hiện với bệnh nhân trên 60 tuổi. Căn cứ vào mức độ tổn thương ở khớp mà bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị hay toàn bộ hoặc một phần khớp.

Phương pháp thay khớp nhân tạo có thể cải thiện khả năng vận động, ổn định ổ khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống, Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa thường đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Do đó, trước khi thực hiện, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của phương pháp.

4. Biện pháp điều trị mới

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp điều trị mới, bao gồm:

Những phương pháp điều trị mới này hiện chưa được áp dụng tại các cơ sở y tế ở nước ta. Bên cạnh đó, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu và cấy ghép tế bào gốc đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến.

Các biện pháp kiểm soát bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Như đã đề cập, bệnh thoái hóa khớp có tính chất mãn tính và không có phương pháp điều trị dứt điểm. Do đó, song sonh với việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách nhằm kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả, tăng khả năng phục hồi mô sụn, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.

Duy trì luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa ở khớp, tăng khả năng phục hồi mô sụn và chức năng của khớp

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh lý tiến triển hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý thường xuất hiện ở đối tượng người trung niên, cao tuổi. Các triệu chứng bệnh lý thường diễn tiến chậm, không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa khớp, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguồn: https://vimed.org/thoai-hoa-khop-13041.html

Xem thêm: 12 cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà nhanh khỏi

Rate this post
Exit mobile version