Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin chỉ chiếm 5% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó lại thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, trong đó có cả trẻ em. Bởi vậy, nếu không được điều trị sớm, bệnh này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

[Giải đáp] – Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?

Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin chính là bệnh tiểu đường type 1. Sở sĩ có tên gọi này là do người bị tiểu đường tuýp 1 phải phụ thuộc hoàn toàn vào Insulin ngoại sinh suốt đời để đảm bảo sức khỏe và duy trì sự sống. Bởi đặc thù của căn bệnh này là tuyến tụy của bệnh nhân hoàn toàn không còn khả năng tự sản xuất ra hormone insulin.

ệnh tiểu đường phụ thuộc insulin chính là đái tháo đường tuýp 1

Được biết, Insulin là loại hormone đặc biệt được tiết ra từ tế bào đảo tụy. Đồng thời đây cũng là hormon duy nhất trong cơ thể con người có khả năng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào. Tuy nhiên, vì 1 số lý do nào đó mà cơ thể người đã tự sinh ra loại kháng thể có thể phá hủy toàn bộ các tế bào beta đảo tụy của chính mình. Hậu quả là tuyến tụy đã hoàn toàn không còn khả tiết ra insulin, qua đó gây ra bệnh tiểu đường type 1.

Theo báo cáo mới nhất về số lượng trẻ bị mắc tiểu đường phụ thuộc insulin tại Nhật Bản thì cứ 100.000 trẻ em Nhật lại có khoảng 8 trẻ bị mắc bệnh này. Đáng chú ý, ở các nước Âu Mỹ, tỷ lệ mắc đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ nhỏ phổ biến hơn và gấp tới 10~30 lần so với đất nước Nhật Bản.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân nào chính xác gây nên bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin. Tuy nhiên, có khá nhiều giả thuyết cũng đã được đưa ra, cụ thể:

Bệnh tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin khác nhau như thế nào?

Việc phân biệt tiểu đường phụ thuộc và không phụ thuộc insulin là điều cần thiết. Bởi mỗi dạng bệnh đều có phương pháp điều trị đặc thù, riêng biệt.

Người bị tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn không mất đi khả năng sản xuất Insulin

Vậy bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin là gì? Theo các bác sĩ, đây chính là tên gọi khác của tiểu đường tuýp 2. Những người bị bệnh này có đặc trưng là cơ thể vẫn có thể sản xuất ra Insulin.

Tuy nhiên, các tế bào trong cơ thể họ lại kháng với hormon này nên khiến chúng hoạt động không hiệu quả để chuyển hóa đường thành năng lượng. Lúc này, tuyến tụy bắt buộc phải tăng cường tiết ra Insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Lâu dần, do cơ quan này hoạt động quá sức nên sẽ bị suy yếu dần chức năng dẫn đến sản xuất thiếu Insulin.

Thông thường ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 thì thời gian đầu họ vẫn chưa phải tiêm Insulin như người bị đái tháo đường tuýp 1. Chỉ tới khi các loại thuốc tây mà bác sĩ đã kê đơn không thể kiểm soát tốt được đường huyết kết hợp với chức năng của tuyến tụy suy yếu mạnh thì họ mới phải tiêm Insulin.

Người tiểu đường phụ thuộc insulin có những triệu chứng gì?

Nhận biết sớm được các triệu chứng của tiểu đường phụ thuộc Insulin là điều vô cùng cần thiết. Bởi có như vậy, bạn mới có thể áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng mà bệnh này gây ra.

Tiểu nhiều, khát nhiều, cơ thể mệt mỏi và sụt cân bất thường là những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường tuýp 1 mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Cụ thể:

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin

Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin có thể chẩn đoán được bằng 2 phương pháp xét nghiệm. Cụ thể là xét nghiệm đường trong máu và nước tiểu.

Với xét nghiệm máu, bạn sẽ được cho là mắc bệnh tiểu đường khi kết quả cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang ở mức cao. Lúc này, kết quả đã rõ ràng nên bạn không cần phải thực hiện thêm bất cứ xét nghiệm nào nữa mà sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị ngay lập tức.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ được áp dụng khi xét nghiệm máu chưa mang lại kết quả rõ ràng do một số yếu tố khách quan hoặc chủ quan nào đó. Nếu kết quả xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu dương tính thì bạn vẫn phải thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Cụ thể:

Mục đích của xét nghiệm dung nạp glucose là kiểm tra chính xác khả năng tiết insulin cũng như sự biến đổi của lượng đường huyết. Ngoài ra, trong một số trường hợp, để có thể biết chính xác kết quả, bác sĩ còn tiến hành thêm một số phương pháp chẩn đoán khác như đo HbA1 / HbA1c và fructosamine trong máu.

Các bước xét nghiệm dung nạp glucose

Ngoài ra, bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin rất khó phân biệt với bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bởi vậy, việc kiểm tra các kháng thể kháng các tiểu đảo tụy (hoặc tiểu đảo Langerhans) và cả kháng thể GAD sẽ mang lại có hiệu quả tốt trong việc chẩn đoán bệnh này.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Bệnh tiểu đường tuýp 1 chủ yếu được điều trị bằng insulin. Tuy nhiên, việc chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động cũng vô cùng quan trọng.

Điều trị tiểu đường tuýp 1 bằng insulin

Trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, tiêm insulin là việc làm tất yếu để duy trì tính mạng của người bệnh. Hơn thế nữa, người bệnh cũng sẽ phải phụ thuộc vào loại hormone ngoại sinh này suốt đời.

Có thể nói, tiêm insulin là một trong những phương pháp bổ sung insulin cơ bản nhất. Bên cạnh đó, nó cũng phù hợp với mọi lứa tuổi hay lối sống của nhiều người.

Thông thường, insulin sẽ được tiêm dưới da trung bình 2-4 lần mỗi ngày tùy vào từng loại thuốc và nhu cầu của người bệnh. Loại hormone đặc biệt này được các nhà khoa học sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ của kỹ thuật gen hiện đại. Insulin được tạo ra cần được tổng hợp để tách bỏ các tạp chất gây dị ứng thì mới có thể dùng được cho người bệnh.

Thuốc insulin có 3 loại cơ bản là tác dụng nhanh, tác dụng trung bình và tác dụng lâu dài. Đúng như tên gọi, chúng có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện hiệu quả điều trị từ lúc tiêm và cả thời gian duy trì tác dụng của thuốc. Bởi vậy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể chọn sử dụng thuốc phù hợp với mình dựa theo các tính năng của từng loại.

Xem thêm

Người mắc bệnh tiểu đường sống bao lâu nữa?
Thuốc Insulin chỉ có dạng tiêm và không có dạng uống

Các dụng cụ tiêm cũng như kim tiêm insulin được sản xuất ra nhằm giúp bệnh nhân có thể tự tiêm insulin cho mình với liều lượng chính xác và giảm bớt sự đau đớn. Ngoài ra ốm tiêm bình thường thì bút tiêm insulin cũng đã có mặt trên thị trường hiện nay, rất thuận tiện để người bệnh mang theo bên mình.

Sau một thời gian điều trị bằng insulin, khi lượng hormon này tiết ra nhiều hơn thì bệnh nhân có thể giảm tần suất tiêm hoặc liều lượng thuốc đi. Tuy nhiên trong trường hợp các tế bào β tuyến tụy gần như biến mất hoàn toàn, thì bạn lại cần phải tăng liều lượng tiêm insulin.

Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi bệnh nhân cần học về đặc trưng của từng loại thuốc insulin và cách tiêm đúng. Đồng thời cũng tự biết cách đo đường huyết của mình và tăng giảm liều lượng thuốc tiêm sao cho phù hợp với sự biến động của của đường huyết trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn

Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 là bổ sung insulin. Bởi vậy, các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết hay giúp cải thiện tính kháng insulin gần như không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, dù đã tiêm đủ liều lượng insulin trước bữa ăn, nhưng một số bệnh nhân vẫn có xu hướng tăng cao đường huyết sau ăn. Trong trường hợp này, việc sử dụng kết hợp các loại thuốc như chất ức chế alpha-glucosidase có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa đường tại ruột non và giảm hấp thụ đường của cơ thể là điều cần thiết.

Thay đổi thói quen ăn uống

Cũng giống bao người bình thường, chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường phụ thuộc Insulin cũng cần đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng calo được dung nạp mỗi ngày cần được tính toán kỹ lưỡng để chúng không bị dư thừa quá nhiều.

Có một thoái quen ăn uống lành mạnh, phù hợp với sức khỏe bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng đường huyết của mình

Để làm được điều này, bạn cần kiêng những nhóm thực phẩm như sau:

Những thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin cần tăng cường bổ sung gồm:

Ngoài những thực phẩm nên ăn và cần kiêng thì người bị tiểu đường tuýp 1 cũng cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống sau:

Tăng cường vận động mỗi ngày

Tập luyện thể dụng thể thao với cường độ vừa phải là việc làm không thể thiếu đối bệnh nhân tiểu đường. Bởi có như vậy, lượng đường trong máu mới được tiêu thụ tốt và ít bị tích tụ lại trong máu.

Đii bộ 30 phú mỗi ngày rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý, việc vận động chính là lúc mà cơ thể đang tiêu hao năng lượng. Bởi vậy nguy cơ hạ đường huyết đột ngột có thể xảy ra nếu bạn đang sử dụng insulin mà hoạt động thể dục thể thao quá sức. Lúc này, nếu không xử trí kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị co giật, mất ý thức và thậm chí là dẫn đến tử vong. Trường hợp nhẹ thì bạn có thể bị chóng mặt, suy nhược cơ thể, dễ té ngã, sa sút trí tuệ,…

Các bác sĩ khuyên rằng, người bị tiểu đường nói chung và đái tháo đường phụ thuộc insulin nên lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng. Chẳng hạn như bạn có thể đi bộ, đi xe đạp, tập yoga, ngồi thiền, học múa,…Thời gian thích hợp nhất cho các hoạt động này trung bình là 30 đến 45 phút mỗi ngày.

Như vậy, để có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin gây ra thì điều quan trọng là bạn phải nắm rõ được thông tin về bệnh. Bên cạnh đó, việc thăm khám bác sĩ thường xuyên cũng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người bệnh.

Xem thêm: Vảy nến ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version