Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, tỏi là thành phần dược liệu tự nhiên của nhiều bài thuốc điều trị cảm cúm, xương khớp, tim mạch… Bên cạnh đó, cách chữa nấm Candida bằng tỏi tại nhà theo kinh nghiệm dân gian cũng được nhiều người tin tưởng áp dụng.
Nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men) là tình trạng nhiễm trùng do chủng nấm Candida (chủ yếu là Candida albicans) gây ra. Loại nấm này thường xuất hiện tại những cơ quan ấm và ẩm ướt của cơ thể như: da, máu, miệng và bộ phận sinh dục. Hiện tượng viêm nhiễm của bệnh lý có thể làm tổn thương nghiêm trọng các khu vực trên. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, nhiễm nấm Candida chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và hiếm khi đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Chữa nấm Candida bằng tỏi có hiệu quả không?
Các chuyên gia cho biết, tỏi giàu Allicin. Đây là hoạt chất có đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm, chống nấm (đặc biệt là nấm Candida) vô cùng hiệu quả. Thế nhưng, vì tỏi được trồng sâu trong lòng đất nên loại gia vị này có thể chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Các loại vi khuẩn này có kích thước rất nhỏ, khó quan sát và không thể rửa sạch bằng nước máy thông thường. Hơn nữa, tỏi có tính nóng. Khi dùng tỏi để vệ sinh vùng kín hoặc đặt vào âm đạo, chị em có thể bị kích ứng, từ đó, bệnh tình càng thêm tồi tệ.
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào về cách chữa Candida ở vùng kín bằng tỏi. Vì vậy, nếu bị đau, ngứa vùng kín, âm đạo tiết mùi lạ hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Như vậy, chúng ta chưa có đầy đủ bằng chứng khẳng định công dụng của tỏi trong việc điều trị nhiễm nấm Candida. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều về phương pháp chữa bệnh này. Do đó, trước khi áp dụng, độc giả cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
7 cách chữa nấm Candida bằng tỏi đơn giản tại nhà
Nhiều người tin rằng thành phần hoạt chất phong phú, dồi dào của tỏi có thể cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh nhiễm nấm Candida. Dưới đây là bảy bài thuốc dân gian an toàn, dịu nhẹ, ít gây tác dụng mà bạn có thể tham khảo:
Thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày
Đây là cách chữa nấm Candida bằng tỏi tại nhà đơn giản, tiết kiệm nhất. Khi kết hợp cùng thịt đỏ và rau củ quả, tỏi sẽ trở thành gia vị không thể thiếu của các món ăn hấp dẫn. Tỏi tươi là một trong những nguồn bổ sung chất kháng viêm, chống khuẩn và các dưỡng chất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Người bệnh có thể ăn sống 2 – 3 tép tỏi/ngày để đẩy lùi bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu không chịu được mùi hăng nồng của tỏi thì độc giả có thể nấu chín tỏi trong vài phút.
Lưu ý, nếu được nấu quá lâu (trên 5 phút), thành phần hoạt chất của thực phẩm này sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, bạn nên kết hợp tỏi với dầu hạt cải, dầu ô liu… vì cách làm này có thể cải thiện triệu chứng đau dạ dày hoặc chướng bụng khi cơ thể dung nạp tinh dầu tỏi.
Uống nước ép tỏi
Uống nước ép tỏi là cách chữa nấm Candida an toàn và hiệu quả. Người bệnh chỉ cần bóc vỏ 2 – 3 tép tỏi, rửa sạch, xắt thành lát mỏng, đem phơi nắng 15 phút rồi ép lấy tinh chất, sau đó uống như uống thuốc. Bạn nên dùng dung dịch này sau bữa ăn khoảng 15 – 20 phút.
Vệ sinh vùng kín bằng dầu tỏi
Cách chữa nấm Candida bằng tỏi này nổi bật với ưu điểm nhanh chóng, dễ thực hiện và có thể giảm thiểu nguy cơ gây kích ứng âm đạo. Bạn nên kết hợp sử dụng một số loại dung môi tự nhiên khác như: dầu ô liu, dầu dừa, dầu thầu dầu…
- Pha loãng tinh dầu tỏi với dung môi theo tỷ lệ 1:5 hoặc loãng hơn (nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm)
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm
- Thấm bông gòn vào hỗn hợp trên rồi thoa nhẹ nhàng lên khu vực đang bị viêm ngứa
- Chờ 3 – 5 phút cho hỗn hợp khô hẳn
- Rửa lại vùng kín bằng nước ấm
Kết hợp tỏi và sữa chua không đường
Đây là một trong những cách chữa nấm Candida bằng tỏi tại nhà dễ làm nhất. Bệnh nhân chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi và ½ hũ sữa chua không đường.
- Rửa sạch, bóc vỏ, đập nát các tép tỏi rồi lọc lấy nước cốt
- Trộn đều nước cốt tỏi với sữa chua không đường cùng một chút nước ấm
- Dùng hỗn hợp vừa làm để vệ sinh vùng kín mỗi ngày nhằm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do tình trạng nhiễm nấm Candida gây ra
Thoa hỗn hợp tỏi và dầu ô liu
Tương tự mẹo dân gian trên, cách làm này thay sữa chua không đường bằng dầu ô liu. Dầu ô liu là tinh chất thiên nhiên an toàn, lành tính, chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, đồng thời cân bằng tốt môi trường lợi khuẩn trong âm đạo.
- Người bệnh chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi và một chút dầu ô liu
- Rửa sạch, bóc vỏ, đập nát các tép tỏi rồi lọc lấy nước cốt
- Trộn đều nước cốt tỏi với vài giọt dầu ô liu cùng một chút nước ấm
- Dùng hỗn hợp vừa làm vệ sinh vùng kín mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý
Làm kem bôi từ bột tỏi và dầu dừa
Đây là giải pháp đối phó tạm thời với cảm giác ngứa ngáy và hiện tượng viêm nhiễm do nấm Candida gây ra. Dầu dừa giàu hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn. Khi kết hợp hai nguyên liệu này, chúng ta sẽ có một loại kem bôi tự nhiên an toàn, lành tính.
- Hâm nóng một chút dầu dừa
- Trộn đều bột tỏi với vài giọt dầu dừa còn ấm cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm rồi dùng khăn mềm lau khô
- Lấy tăm bông thấm vào hỗn hợp, sau đó thoa lên rìa ngoài âm đạo tại khu vực sưng tấy và ngứa ngáy
- Giữ nguyên 3 – 5 phút cho các tinh chất thấm sâu vào âm đạo, cuối cùng rửa sạch vùng kín bằng nước ấm
- Thực hiện 1 lần/ngày, trong vòng 3 ngày và theo dõi sự cải thiện triệu chứng
Xông hơi vùng kín với tỏi tươi
Xông hơi vùng kín bằng các loại thảo mộc thiên nhiên là phương pháp điều trị viêm nhiễm được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Tỏi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu nếu bạn thực hiện mẹo dân gian này.
- Chuẩn bị 3 củ tỏi tươi, 1 lít nước, thau sạch và khăn mềm
- Bóc vỏ, rửa sạch 3 củ tỏi tươi
- Xay nhỏ hoặc giã nhuyễn toàn bộ tỏi rồi lọc lấy nước cốt
- Đem nước cốt tỏi hòa vào 1 lít nước sạch, sau đó nấu sôi
- Đổ dung dịch nước tỏi ra thau
- Rửa sạch vùng kín rồi tiến hành xông hơi khi nước nguội bớt
- Lau khô vùng kín bằng khăn mềm
Ngoài bảy mẹo dân gian trên, nhiều chị em còn chia sẻ cách đặt tỏi vào âm đạo để điều trị nấm Candida. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên thực hiện phương pháp này bởi lớp niêm mạc âm đạo rất nhạy cảm, mỏng manh. Khi đi vào vùng kín, đặc tính nóng của tỏi có thể gây ra hiện tượng bỏng, lở loét, phồng rộp, từ đó khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng.
Một số lưu ý khi chữa nấm Candida bằng tỏi
Trước khi tiến hành chữa nấm Candida bằng tỏi tại nhà, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản mà người bệnh nên lưu ý trước khi áp dụng bảy mẹo dân gian trên:
- Tỏi không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bạn không nên tự ý ngưng thuốc kê đơn nếu chưa trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên lạm dụng tỏi trong quá trình chữa bệnh. Lượng tỏi được chuyên gia khuyến cáo là 3 tép tỏi, tương đương 10g/ngày.
- Nếu đang dùng một số loại thuốc điều trị khác, độc giả cần nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc.
- Vì tỏi có khả năng làm đông máu nên bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng tỏi với số lượng lớn nếu thuộc trường hợp rối loạn tiểu cầu, rối loạn đông máu, người chuẩn bị phẫu thuật, phụ nữ mang thai.
- Một số tác dụng không mong muốn khi áp dụng các mẹo dân gian trên là hôi miệng, đầy hơi, chóng mặt, mệt mỏi, đau dạ dày…
- Để phòng ngừa nguy cơ bỏng rát, kích ứng da, người bệnh nên chữa bệnh bằng cách đắp hoặc bôi tỏi.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách theo chiều từ trước ra sau. Khi đã vệ sinh hậu môn thì bạn không chạm tay vào âm đạo. Bởi điều này có thể tạo điều kiện để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang âm đạo để sinh sôi và gây bệnh.
- Không thụt rửa quá sâu trong âm đạo.
- Không dùng quá nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín (thuốc xịt, nước hoa vùng kín, tăm bông, cốc nguyệt san, băng vệ sinh) có màu sắc sặc sỡ hoặc mùi thơm quá nồng.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 3 – 4 tiếng/lần nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Tránh dùng thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, đồ ngọt và thức ăn nhanh.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm mang đặc tính kháng viêm, có lợi cho sức khỏe như: nghệ, gừng, trái cây, rau xanh và các thực phẩm lên men (kim chi, phô mai, sữa chua…).
- Không tự ý đặt thuốc hay thực hiện các mẹo dân gian chữa bệnh nhiễm nấm, viêm nhiễm phụ khoa khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, chị em cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, sử dụng khăn tắm sạch và khô, mặc đồ lót có chất liệu thấm hút tốt, quần áo rộng rãi, thoải mái. Đặc biệt, hãy chủ động thăm khám bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các biểu hiệu bất thường để được theo dõi và điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không? Những lưu ý khi sử dụng