Cũng giống như ở người lớn, tiểu không tự chủ ở trẻ em là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện, gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Bên cạnh đó, nếu không điều trị sớm, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Vậy cha mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này ở trẻ?
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tiểu không tự chủ ở trẻ hay còn gọi són tiểu là một trong những bệnh lý thuộc nhóm rối loạn tiểu tiện. Tình trạng này sẽ khiến nước tiểu thường tự động trào ra ngoài cơ quan sinh dục khi trẻ hắt hơi, ho, hoặc chưa kịp di chuyển đến nhà vệ sinh.
Thực tế, tiểu không kiểm soát có thể xảy ra với bất cứ ai. Trong đó, trẻ em cũng là đối tượng thường hay mắc chứng bệnh này. Tiểu không tự chủ ở trẻ em mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng có thể gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Theo các chuyên gia y tế, chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em được chia thành 2 loại, đó là:
- Tiểu không tự chủ tiên phát: Đây là tình trạng vào ban ngày trẻ vẫn có khả năng kiểm soát hoạt động đi tiểu, nhưng vào ban đêm thì có hiện tượng rỉ nước tiểu khi ngủ, xảy ra trong ít nhất 6 tháng. Tiểu không tự chủ loại này diễn ra phổ biến nhất và liên tục từ bé đến lớn.
- Tiểu không tự chủ thứ phát: Với tình trạng này, trẻ sẽ không mắc chứng tiểu són tiểu từ đầu, mà sau này do một nguyên nhân nào đó gây nên.
Những trẻ nào dễ mắc chứng tiểu không tự chủ?
Tiểu không tự chủ ở trẻ em có thể gặp trong mọi độ tuổi, cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia thường phân biệt tình trạng này ở 2 nhóm tuổi. Cụ thể:
- Trẻ dưới 6 tuổi: Đây là nhóm trẻ dễ gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ nhất, thậm chí là hiện tượng đái dầm thường xuyên vào ban đêm. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các cơ quan của trẻ vẫn chưa có sự phát triển hoàn thiện, trong đó có cả bàng quang. Vì vậy, tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em lúc này không được xem là bệnh lý.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Nếu đã đến độ tuổi này mà bé mà vẫn thường xuyên tiểu không tự chủ, đi tiểu nhiều lần thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của trẻ đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý. Bởi lúc này các cơ quan của trẻ đã có sự phát triển toàn diện, cũng như đảm bảo được đầy đủ chức năng.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ ở trẻ em
Trẻ bị tiểu không tự chủ có thể xuất phát bởi một hoặc nhiều trong số những nguyên nhân sau:
- Bàng quang nhỏ: Tiểu không tự chủ ở trẻ em có thể khởi phát do chức năng bàng quang của trẻ kém, thể tích nhỏ, khiến cho khả năng chứa đựng nước tiểu thấp hơn so với bình thường. Tình trạng này sẽ khiến trẻ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, khả năng nhịn tiểu kém, đặc biệt nếu không nhanh có thể gây són tiểu.
- Bàng quang tăng hoạt: Khi nước tiểu từ thận xuống đầy bàng quang sẽ gửi tín hiệu đến cơ quan não bộ để đóng cơ vòng bàng quang lại, từ đó khiến chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, ở những trẻ bị bàng quang tăng hoạt sẽ có kích thích phản xạ đi tiểu ngay cả khi chỉ một lượng nước tiểu nhỏ. Nếu trẻ không kịp đi sẽ gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
- Rối loạn nội tiết tố: Vasopressin là loại hormone bài niệu trong cơ thể, có tác dụng ức chế khả năng sản xuất nước tiểu trong khi ngủ. Chính vì vậy, khi lượng hormone này bị suy giảm, trẻ sẽ có lượng nước tiểu nhiều hơn, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
- Di truyền: Tiểu không tự chủ ở trẻ em có thể xảy ra nếu cả bố và mẹ đều mắc chứng bệnh này. Theo kết quả nghiên cứu, khả năng trẻ bị chứng tiểu không tự chủ do di truyền có thể chiếm đến 44%, và chỉ có 15% trẻ bị mắc này trong khi gia đình không có bố/mẹ bị tiểu không tự chủ lúc nhỏ
.
- Bệnh lý: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có khoảng 3% trẻ bị tiểu không tự chủ là do một số bệnh lý như: Nhiễm trùng tiết niệu, thiếu hồng cầu hình liềm, táo bón, tiểu đường,…
- Ngủ sâu giấc: Tiểu không tự chủ ở trẻ em cũng có thể do ngủ sâu giấc, khiến trẻ khó có thể tỉnh dậy đi tiểu ngay khi bàng quang đã tích đủ lượng lớn nước.
- Căng thẳng kéo dài: Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ có thể bị tiểu không tự chủ, chẳng hạn như khi trẻ thay đổi chỗ ở, có người thân mất, chuyển trường,…
- Chậm phát triển: Theo các chuyên gia, một số trẻ chậm phát triển về cả thể chất và tâm lý có thể gặp khó khăn trong việc tự chủ khi tiểu tiện. Thông thường, khi trẻ lớn hơn thì sẽ có khả năng kiểm soát được hoạt động tiểu tiện.
- Ăn uống không hợp lý: Trường hợp trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều những loại thực phẩm gây kích thích bàng quang sẽ có khả năng cao gặp tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm.
Cha mẹ la mắng có thể khiến chứng tiểu không tự chủ ở trẻ nghiêm trọng hơn
Thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh thường cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt khi thấy con són tiểu ra quần. Sau nhiều lần, cha mẹ thường mất kiên nhẫn và có thể la mắng hoặc áp dụng những biện pháp trách phạt. Tuy nhiên, điều này có thể để lại hậu quả mà cha mẹ không lường trước được, cụ thể như:
Trẻ dễ bị tổn thương tâm lý
Hành động trách phạt hoặc quát mắng khi trẻ són tiểu ra quần có thể khiến cho các bé trở nên tự ti. Bởi trẻ thường tin rằng đó là sự trừng phạt dành cho những việc làm sai lầm của bản thân.
Từ đó, trẻ sẽ có suy nghĩ “tự kỷ ám thị”, nghĩa là luôn cho rằng mình kém hơn người khác. Điều này dần dần sẽ làm giảm sự tự tin vào bản thân, khiến trẻ luôn khép mình lại, hoặc hạn chế giao tiếp. Nguy hiểm hơn là có những trẻ sẽ rơi vào trạng thái tâm lý trầm cảm, xa dần cuộc sống và bạn bè, tự kỷ một mình.
Khó kiểm soát hành vi của trẻ
Ngoài việc bị tổn thương tâm lý thì khi một đứa trẻ hay bị cha mẹ la mắng sẽ khiến chúng không thể cư xử đúng cách. Thậm chí, những lời quát mắng của cha mẹ còn có thể khiến trẻ trở nên hung hãn hơn. Đây là kết quả báo cáo của các chuyên gia tâm lý dựa trên nghiên cứu về một nhóm trẻ bị tiểu són.
Khiến cho chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em trầm trọng hơn
Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em. Vì vậy, những lời quát mắng của cha mẹ sẽ khiến bé trở nên căng thẳng, sợ hãi, bất an và vô tình làm cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn…
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là một bệnh lý chứ không phải do trẻ hư hoặc lười biếng như nhiều cha mẹ vẫn nghĩ. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi “hành động” với trẻ, để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đến tâm lý.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ đi tiểu không tự chủ?
Chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em hoàn toàn có thể khắc phục được nếu xác đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Điều trị bằng chế độ chăm sóc
Để giúp bé cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ, cha mẹ cần lưu ý sau:
- Hạn chế cho bé uống nước sau khi ăn bữa tối nhằm giảm lượng nước tiểu sản xuất lúc đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày.
- Tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh đúng theo giờ, kể cả khi đó bé không buồn tiểu.
- Không nên cho bé sử dụng những thực phẩm có chứa caffeine, đồ uống ngọt, có hương vị nhận tạo, hoặc sôcôla. Bởi chúng có thể gây kích thích bàng quang và dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ.
- Cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang: Khi trẻ buồn tiểu, cha mẹ có thể khuyên con cố nhịn thêm khoảng 10 đến 20 phút, nhằm cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang của trẻ. Bởi bàng quang chậm phát triển là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ ở trẻ em.
- Cha mẹ không la mắng khi trẻ khi thấy con tiểu không tự chủ, tiểu són ra quần. Ngược lại, hãy động viên để giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng bệnh.
- Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên trò chuyện với trẻ nhiều hơn về tình trạng này để tìm cách khắc phục.
- Hãy đánh thức trẻ đi vệ sinh vào ban đêm: Sau vài giờ đi ngủ, cha mẹ hãy đánh thức và đưa bé đi vệ sinh. Điều này sẽ giúp bàng quang có thể tống nước tiểu ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định. Biện pháp này rất đơn giản lại có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em vào ban đêm.
Phương pháp tự nhiên cải thiện chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em
Bên cạnh việc lưu ý về chế độ chăm sóc, một số phương pháp tự nhiên cũng giúp giảm tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em:
- Massage: Bạn có thể dùng dầu oliu để massage phần bụng dưới cho trẻ, giúp kiểm soát bàng quang, đồng thời cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.
- Uống việt quất: Để hạn chế tình trạng mắc tiểu, trước khi đi ngủ cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống 1 ly nhỏ nước ép việt quất.
- Uống mật ong: Theo các chuyên gia, mật ong có khả năng hấp thụ và giữ chất lỏng, vì vậy có thể giúp trẻ giữ nước đến sáng. Bạn có thể cho bé dùng 1 thìa nhỏ mật ong mỗi ngày để khắc phục vấn đề tiểu không kiểm soát.
- Uống sữa ấm và ăn đường thốt nốt: Hai loại thực phẩm này có thể làm tăng thân nhiệt, từ đó giảm được tình trạng tiểu không tự chủ.
Sử dụng đồng hồ báo thức
Đây là thiết bị có tác dụng đánh thức bé khi đi tiểu không tự chủ. Thiết bị này gồm 2 bộ phận, bao gồm: Bộ phận được cài vào quần, có cảm nhận ẩm ướt và bộ phận chuông được dùng để đánh thức bé. Ngoài ra, một số thiết bị sẽ có thêm chức năng rung để việc đánh thức bé đạt hiệu quả hơn.
Khi trẻ có biểu hiện tiểu không tự chủ, bộ phận cảm biến sẽ được kích hoạt, chuông kêu to và đánh thức bé tỉnh dậy đi tiểu. Sau vài tuần, trẻ có thể nhận biết được tín hiệu của bàng quang và chủ động tỉnh dậy trước khi tiểu.
Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng đồng hồ báo thức có thể mang lại hiệu quả đến đến 75%, đồng thời tỷ lệ tái phát thấp hơn so với một số phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cũng tồn tại nhược điểm đó là sẽ khiến cả nhà thường xuyên bị thức giấc ban đêm trong thời gian dài.
Dùng thuốc trị tiểu không tự chủ ở trẻ em
Nếu trẻ bị són tiểu do bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị tiểu không tự chủ. Cụ thể, nếu tiểu không tự chủ ở trẻ em là do mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, hoặc bị nhiễm trùng bàng quang, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, nhằm diệt vi trùng và sát khuẩn bàng quang.
Trường hợp trẻ bị sỏi bàng quang với kích thước nhỏ có thể uống thuốc lợi tiểu, đồng thời kết hợp với việc uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm tan sỏi tan và đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
Với trường hợp trẻ bị mắc són tiểu do chứng ho thì cần dùng một số loại thuốc để trị dứt điểm tình trạng ho. Tuy nhiên, cha mẹ tránh tự ý dùng thuốc điều trị ho mà nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Phẫu thuật
Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp trẻ không thể điều trị bằng thuốc. Chẳng hạn như, tiểu không tự chủ ở trẻ em do sỏi bàng quang lớn, hay có khối u bất thường ở niệu đạo,… Khi đó, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật để điều trị dứt điểm nguyên nhân bệnh lý. Từ đó, tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ sẽ dần cải thiện.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị sau cùng. Bởi việc phẫu thuật có thể đi kèm với các rủi ro. Vì vậy, cha mẹ cần thận trọng, cân nhắc và tham khảo tư vấn từ bác sĩ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ.
Cách phòng tránh chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em
Tiểu không tự chủ có thể gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả trẻ em và người lớn. Do vậy, để phòng tránh cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cho trẻ bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Tập cho trẻ thói quen đi tiểu hết nước trong bàng quang.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tránh cho trẻ ăn mặn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và tránh ăn cay nóng.
- Chỉ cho trẻ dùng nước ngọt, nước uống có gas,… ở mức hạn chế vì chúng sẽ gây kích thích bàng quang.
- Hướng dẫn trẻ đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu, tránh tình trạng nhịn tiểu.
- Giúp trẻ rèn luyện thói quen tập thể dục hàng ngày, đi bộ nhẹ, để nâng cao sức khỏe.
- Chú ý vệ sinh vùng kín của trẻ mỗi ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Như vậy, tiểu không tự chủ ở trẻ em không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng cha mẹ cũng tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy tìm hiểu để xác đúng nguyên nhân và có được phương pháp điều trị sớm, phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.
Xem thêm: Ngộ độc rượu