Trào ngược dạ dày là tình trạng hay gặp, kể cả ở trẻ em. Bệnh ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống đời thường và có nguy hiểm không? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn, đồng thời chỉ dẫn đầy đủ từ nguyên nhân đến cách phòng ngừa.
Trào ngược dạ dày là gì và sự nguy hiểm của bệnh
Trào ngược dạ dày cũng được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, tiếng anh dùng từ Gastroesophageal Reflux Disease. Đây là bệnh trong đường tiêu hóa, do axit trong dịch vị dạ dày hoặc mật bị thoát ra ngoài và kích thích lên niêm mạc thực quản.
Thực quản là phần nối từ hầu đến dạ dày, nó thuộc ống tiêu hóa và dài khoảng 25cm. Quá trình trào ngược xảy ra từ dạ dày lên đến thực quản nên được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Do cơ thắt của thực quản hoạt động kém, không tạo đủ áp lực để đóng hoặc mở van nên axit trong dạ dày mới trào ngược lên ở một thời gian nhất định.
Một số người thường kiểm soát hiện tượng này bằng thói quen ăn uống và dùng thuốc. Nhưng nếu bệnh nặng, rất có thể sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn không nên chủ quan, cho rằng có thể tự khỏi.
Mức độ nguy hiểm
Khi axit kích thích niêm mạc sẽ tạo cơn đau từ nhẹ đến dữ dội. Nếu không điều trị sớm, trào ngược có thể chuyển biến xấu đến khó lường. Cụ thể các biến chứng gồm:
- Gây bó hẹp thực quản: Trào ngược kèm theo ho khiến cho thực quản bị co rút và hẹp lại.
- Barrett thực quản: Bệnh này không có biểu hiện rõ ràng ra ngoài nên khó phát hiện. Chỉ khi đi khám và làm xét nghiệm chúng ta mới biết được sự hiện diện của nó.
- Ung thư thực quản: Ung thư thực quản dễ xảy ra ở những người đã bị barrett thực quản. Tuy nhiên, khi có khối u xuất hiện ở thực quản, người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác khó nuốt, nghẹn hoặc ho khạc thường xuyên và sụt cân.
- Sưng viêm thực quản: Đây là biến chứng thường thấy ở những ai trào ngược dạ dày thời gian dài. Theo đó, bệnh nhân cũng cảm thấy đau khi nuốt, cơn đau chủ yếu ở phần xương ức. Ngoài ra còn có thể cảm nhận được sự nóng rát ở thực quản.
- Gây hại đường hô hấp: Nếu dạ dày dư axit và trào ngược lên phía trên thì sẽ tác động đến đường hô hấp. Cụ thể nó làm bệnh nhân bị khó thở, ho và có triệu chứng viêm họng.
Rất nhiều các biến chứng của bệnh nêu trên có tính nguy hiểm khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì thế, người bệnh nên tìm hiểu sớm các nguyên nhân để phòng tránh triệt để.
Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thường gặp nhất
Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng trào ngược dạ dày thực quản chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến:
- Do dùng thuốc Tây: Sử dụng thuốc đường uống không đúng cách rất dễ gây tác dụng phụ. Một trong số đó là khiến bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt: Những người hay hút thuốc lá hoặc dùng cà phê, đi uống tiệc rượu dễ bị bệnh này. Kèm theo đó là tình trạng nhiễm khuẩn HP.
- Do bệnh lý: Ở những người có tổn thương sẵn ở thực quản hoặc bị nhiễm trùng dễ mắc bệnh.
- Bẩm sinh: Ở một vài người khi sinh ra đã có cơ thắt thực quản dưới yếu, cho nên họ dễ bị thoát vị cơ hoành. Sau khi lớn lên các triệu chứng bệnh có xu hưởng mất dần.
- Béo phì: Cân nặng quá lớn cũng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản, vì thế người béo phì dễ bị bệnh này.
- Ứ đọng thức ăn: Những bệnh nhân viêm dạ dày hoặc hẹp môn vị, ung thư thường khó chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Do đó thức ăn bị lên men, áp lực dạ dày tăng lên gây trào ngược.
- Ổ bụng bị tác động đột ngột: Do cơn ho hoặc hắt hơi bất chợi tạo lực nén xuống dạ dày nên thức ăn có xu hướng bị đẩy lên sau đó.
Ngoài ra, tình trạng béo phì, căng thẳng hoặc làm việc với cường độ lớn, chị em mang thai… đều có thể là nguyên nhân gây trào ngược. Ngay khi thấy biểu hiện bệnh, bạn nên chủ động tìm kiếm thông tin và đi khám tại cơ sở y tế.
Triệu chứng điển hình và cách chẩn đoán
Khi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện, cơ thể bạn thường phát ra những tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết hoặc quá chủ quan nên chúng thường hay bị bỏ qua. Đó là các biểu hiện:
- Tiết nhiều nước bọt: Do axit trào ngược từ dạ dày lên nên cơ thể phản ứng tự nhiên bằng cách tiết nước bọt.
- Ợ chua, hơi, nóng: Do dịch vị dà dày trào lên nên tạo cảm giác này. Thông thường dấu hiệu này sẽ rõ nét hơn sau khi ăn hoặc lúc cúi gập lưng.
- Buồn nôn liên tục: Do axit trào ngược lên nên bạn thường xuyên bị buồn nôn. Đây cũng là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản rất phổ biến.
- Đắng trong miệng: Điều này do khi axit bị thoát ra ngoài từ mật kèm theo dịch mật mà tạo nên vị đắng.
- Khó thở, tức ngực: Vào buổi tối hoặc một thời điểm nào đó trong ngày, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường cảm nhận được sự khó thở. Đó là do sức ép từ dạ dày được tạo ra cùng với quá trình tiết và đẩy axit, men của thức ăn…
Ngoài ra, trào ngược dạ dày ở người lớn và trẻ em còn có một vài dấu hiệu phân biệt. Cụ thể:
- Ở Người lớn: Ngoài cảm giác đắng miệng, ợ nóng do trào ngược, còn kèm theo tình trạng ho và khó chịu khi nuốt thức ăn.
- Ở trẻ nhỏ: Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn do phần nhiều là biểu hiện ở đường hô hấp như là khó thở, thở bị khò khè. Bên cạnh đó trẻ còn hay quấy khóc và lười ăn.
Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán chính xác tình trạng và phân biệt với các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự, tốt nhất bạn nên đi thăm khám.
Hiện nay, để chấn đoán bệnh này, bác sĩ cần tiến hành nhiều phương pháp, xét nghiệm trào ngược dạ dày khác nhau, tùy vào tình trạng và đối tượng.
- Kiểm tra thể chất: Người bệnh được hỏi về tình trạng sức khỏe, các biểu hiện ở khoang miệng, dạ dày… Việc này nhằm giúp bác sĩ xác định sơ qua nguyên nhân và triệu chứng. Sau đó, để chính xác hơn, bạn cần được tiến hành các xét nghiệm.
- Đo nông độ axit: Sử dụng thiết bị Ambulatory để dò và đo lượng axit trong dạ dày bị trào ngược và nồng độ axit ở dưới bộ phận này là bao nhiêu.
- Nhân trắc học thực quản: Đây là biện pháp kiểm tra cơn co thắt ở thực quản khi người bệnh nuốt. Nó nhằm kiểm tra được sự phối hợp của các cơ quan với thực quản, trong đó có dạ dày.
- Chụp X-Quang: Ngời bệnh sẽ nuốt vào trong một dung dịch phản quang tên là Barium. Chất này sẽ đưa thông tin về thiết bị, giúp bác sĩ thu được mức độ tổn thương tại dạ dày thông qua tấm chụp.
- Đo độ pH thực quản: Với những bệnh nhân trào ngược dạ dày lâu năm và dai dẳng sẽ cần đo độ pH. Việc này cũng nhằm xác định mức độ dư axit trong dạ dày. Đồng thời là căn cứ để kiểm soát tình trạng trào người cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Nội soi dạy dày: Phương pháp nội soi dạ dày sẽ cho phép kiểm tra niêm mạc thực quản. Nhờ đó các bác sĩ có thể đánh giá trực tiếp mức độ trào ngược.
Các bước chẩn đoán này là cần thiết để phát hiện sớm và chính xác tình trạng bệnh. Từ đó làm căn cứ để lên phác đồ điều trị bệnh trào ngược và những vấn đề liên quan.
Điều trị trào ngược dạ dày đúng cách
Trào ngược dạ dày có rất nhiều giải pháp để chữa trị. Dựa trên mức độ biểu hiện cụ thể ở từng người mà lựa chọn cách xử lý khác nhau.
Điều trị bằng Tây y
Trong Y học hiện đại, người ta thường chọn cách dùng thuốc Tây để trị trào ngược dạ dày vì nó cho hiệu quả nhanh mà lại đơn giản. Với những người bệnh nặng, có thể sẽ cần xem xét phẫu thuật. Những biện pháp này đều tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro, cho nên bạn cần cẩn trọng với chúng.
Dùng thuốc Tây
Sau khi có kết quả khám lâm sang và cận lâm sang, nếu bệnh nhân bị trào ngược nhẹ, chưa nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng:
- Thuốc bảo vệ dạ dày: Là những loại dược phẩm có khả năng tạo lớp màng phủ lên trên bề mặt niêm mạc, giúp cho người bệnh tránh khỏi nguy cơ viêm loét. Có thể kể đến một số cái tên như misoprostol, sucralfate hay rebamipide.
- Thuốc kháng histamin: Là các thuốc esomeprazole, lansoprazole, omeprazole giúp chống lại những kích ứng lên thành niêm mạc, thực quả và ức chế tiết axit.
- Thuốc làm trống dạ dày: Alginat và misoprostol là những dược phẩm thuộc nhóm này. Nó nhằm tạo màng ngăn trước khi đưa thức ăn xuống dạ dày, nhờ đó hạn chế sự lên men, tiết axit dư.
Mặc dù rất tiện ích và cho hiệu quả nhanh nhưng các tân dược nêu trên có thể làm hại gan và thận. Cho nên, bạn chỉ nên dung khi đã được thăm khám, lắng nghe tư vấn và được bác sĩ chỉ định.
Phẫu thuật ngoại khoa
Nếu trào ngược nặng, người bệnh sẽ được cân nhắc tiến hành phẫu thuật. Phương pháp chủ yếu trong điều trị ngoại khoa chữa trào ngược dạ dày là phẫu thuật để gia tăng sức lực cho cơ vòng thực quản bằng thủ thuật Nissen fundoplication. Kỹ thuật này nhằm tăng áp suất với cơ thắt thực quản dưới, từ đó ngăn cản tình trạng trào ngược axit lên. Người ta có thể thực hiện bằng cách mổ nội soi hoặc mổ mở:
- Nội soi chống trào ngược: Phương pháp này đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phải cao và nó không được áp dụng cho bệnh nhân béo phì hoặc từng phẫu thuật ở bụng trên.
- Mổ mở cắt cơ vòng: Bác sĩ quấn phần đáy trên của dạ dày vào quanh thực quản để tạo nút thắt cơ vòng 360 độ giống như cổ áo. Sau khi tiến hành, bệnh nhân buộc phải nằm viện từ 6 – 10 ngày để theo dõi thêm.
Những phương pháp này sẽ áp dụng tùy cho từng đối tượng và khả năng sức khỏe, kinh phí của họ. Người bệnh nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để cuộc phẫu thuật diễn ra tốt, đồng thời điều trị phục hồi cẩn thận.
Cách chữa tại nhà
Bên cạnh thuốc Tây thì trong dân gian còn có nhiều mẹo hay cũng giúp trị trào ngược dạ dày. Có thể kể ra một số mẹo dung cây thuốc Nam như sau:
- Dùng cây thì là: Lấy 2 hạt thì là nhai sau bữa ăn hoặc sắc nước thì là uống ngày 3 lần. Trong khi sắc có thể pha với một chút nước chanh tươi.
- Uống nước tía tô: Sắc nước tía tô để uống hàng ngày thay cho nước lọc. Lá này sẽ cung cấp tanin và glucosid giúp người bệnh giảm tiết axit, từ đó hạn chế trào ngược. Đồng thời cũng khắc phục tình trạng viêm loét, làm lành sẹo (nếu có).
- Chữa bằng nha đam: Sơ chế để lấy phần thịt của nha đam bên trong. Sau đó xay nhỏ hoặc cắt hạt lựu để uống cùng với mật ong và nước ấm.
- Chữa bằng cam thảo: Sử dụng cành lá cam thảo hoặc phần hạt đem phơi khô để hãm lấy nước uống trước khi ăn cơm khoảng 30 phút.
Những cách làm này sử dụng dược liệu tự nhiên nên lành tính, cách làm thì đơn giản. Bạn nên thực hiện tại nhà đều đặn đến khi không còn biểu hiện trào ngược. Ngoài ra cần lưu ý, chỉ nên chữa mẹo cho người bệnh trào ngược nhẹ. Khi đã chuyển nặng, hoặc việc dùng lá cây vườn nhà không thực sự hiệu quả, bạn nên đi khám.
Điều trị theo Đông y
Có một số bài thuốc Đông y được các thầy thuốc bốc để chữa chứng trào ngược dạ dày thực quản. So với mẹo dân gian thì chúng không chỉ lành tính mà còn cho hiệu quả cao. Lý do là bởi những bài thuốc này kết hợp nhiều dược liệu và bổ trợ công dụng cho nhau. Chúng đi vào các tạng phủ để bồi bổ và trị bệnh từ căn nguyên.
Nhất Nam Bình Vị Khang – Xử lý dứt điểm trào ngược dạ dày hiệu quả TỐT NHẤT, TOÀN DIỆN NHẤT
Trào ngược dạ dày là bệnh lý xuất phát từ các vấn đề do chế độ ăn uống, các thói quen xấu trong sinh hoạt hay tác dụng phụ của thuốc,… Bệnh có thể kéo dài dai dẳng nếu như căn nguyên không được giải quyết triệt để gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Với
tâm lý “chuộng” Tây y, người bệnh trào ngược dạ dày có xu hướng tìm kiếm các loại thuốc Tây gây nhiều tác dụng phụ, tình trạng lạm dụng thuốc. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo những nguy hiểm từ Tây y đồng thời khuyên bệnh nhân nên tìm đến các sản phẩm từ Đông y với hiệu quả triệt để, lành tính, bền vững.
Một trong những bài thuốc chữa dạ dày, trào ngược dạ dày được giới chuyên gia YHCT đánh giá TỐT NHẤT hiện nay phải kể đến Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp được nghiên cứu & ứng dụng độc quyền tại Nhất Nam Y Viện.
Kế thừa từ những bài thuốc đặc trị chứng “vị quản thống” (bệnh dạ dày) được Thái Y Viện triều Nguyễn bào chế riêng dành cho Vua Tự Đức, đội ngũ chuyên gia YHCT đã kết hợp cùng y lý của YHHĐ để cho ra đời bài thuốc đặc trị trào ngược dạ dày với khả năng loại bỏ các triệu chứng nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, mệt mỏi, bồi bổ can – tỳ – vị (yếu tố gây ra các bệnh lý về dạ dày theo góc nhìn của đông y), tiêm viêm giảm đau, thanh can, giải độc.Bởi bệnh trào ngược dạ dày khi không được xử lý kịp thời gây ra hiện tượng hóa nhiệt, nóng rát trên niêm mạc phát sinh hiện tượng viêm loét dẫn tới tình trạng đau từ bên trong, đồng thời bài thuốc còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát trào ngược sau này.
Tuân thủ theo nguyên tắc chữa trào ngược TĂNG YẾU TỐ BẢO VỆ, GIẢM YẾU TỐ TẤN CÔNG, các chuyên gia YHCT đầu ngành đã chia bài thuốc bằng 3 chế phẩm đặc trị với cơ chế 3 tác động chuyên sâu:
- Nhất Nam Bình Vị Trào Ngược Dạ Dày: Trong Đông y, Tỳ chủ về vận hóa, Can chủ sơ tiết, Vị tiếp nhận tiêu hóa thức ăn. Những biểu hiện của trào ngược dạ dày là do sự thăng giáng tỳ vị trở nên thất thường, rối loạn khí cơ thăng thanh, giáng trọc sinh ra triệu chứng chướng bụng, ợ hơi. Lúc này, bài thuốc có khả năng tác động tới Can – Tỳ – Vị kéo Vị khí đi lên, Tỳ khí đi xuống để làm giảm các triệu chứng nóng rát thượng vị, ợ chua, tăng chuyển hóa hấp thu dạ dày.
- Nhất Nam Bình Vị Hoàn: Theo quan điểm từ Đông y sinh ra hiện tượng trào ngược dạ dày từ Can – Tỳ – Vị, ngoài xử lý các triệu chứng bên ngoài, người bệnh cần cung cấp các dưỡng chất giúp sơ tiết, giáng nghịch, điều hòa vị khí giúp 3 tạng ổn từ bên trong mang lại hiệu quả chữa bệnh được bền vững.
- Nhất Nam Giải Độc Hoàn: Hiện tượng hóa nhiệt, nóng trong từ 3 tạng dễ sinh ra viêm loét dạ dày nóng rát, các độc tố trong cơ thể bị tích tụ. Khi đó nhờ các vị thuốc có tính mát trong bài thuốc này sẽ giúp giải độc, thanh can, trung hòa axit dịch vị, khắc phục tình trạng nhanh chóng và toàn diện nhất.
Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc cho hiệu quả đột phá chính là nhờ việc kết hợp nhiều thành phần có công dụng bồi bổ can – tỳ – vị đồng thời tiêu viêm giảm đau hiệu quả. Bảng thành phần “vàng” có thể kể đến những dược liệu như Sài hồ, Cây khem vằng, Thảo quyết minh, Lá khôi tía, Đẳng sâm bắc,…
Các dược liệu trên 100% được thu hái từ các vườn dược liệu sạch cùng với quá trình sàng lọc khắt khe đảm bảo không dư lượng tạp chất mới được phép đem đi bào chế. Nhờ vậy, người bệnh sử dụng không chỉ đạt được hiệu quả cao mà còn tuyệt đối an toàn cho sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ, gây hại dạ dày như thuốc Tây y. Bởi, bệnh trào ngược, khi mắc bệnh chức năng dạ dày đã suy giảm, nên lúc này thuốc Tây y sẽ không tốt cho dạ dày mà thay vào đó người bệnh nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.
Kể từ khi ứng dụng điều trị, Nhất Nam Y Viện đã nhận được vô vàn đánh giá, phản hồi tích cực từ phía người bệnh trên cả nước. Trong đó, có cả những bệnh nhân có biến chứng, tình trạng nhờn thuốc, bệnh nhân mãn tính, kháng kháng sinh ở mọi lứa tuổi.
Chiến thắng trào ngược dạ dày và viêm loét HP ở tuổi ngoài 50 nhờ Nhất Nam Bình Vị Khang
Bà mẹ bỉm sữa khỏi trào ngược dạ dày dứt điểm – an toàn nhờ tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Với những ưu thế vượt trội, người bệnh sau khi điều trị bằng Nhất Nam Bình Vị Khang sẽ khắc chế toàn diện tình trạng trào ngược với cam kết 3 KHÔNG từ chuyên gia: Không tác dụng phụ – Không gây nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc – Không gây mệt mỏi trong quá trình sử dụng.
Xem ngay: Chuyên gia và “người trong cuộc” nhận xét gì về bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày? [REVIEW CHI TIẾT]
Hiện nay, bệnh nhân có thể khám và đặt mua bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang tại Nhất Nam Y Viện qua địa chỉ
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy,– Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức – Hotline: 02862791102
Bài thuốc số 1
Thuốc này dùng cho người bị trào ngược do can mọc khắc tỳ mạnh. Người bệnh thường đau bụng, hay bực tức, mất ngủ, chán ăn và ợ hơi nóng. Sử dụng các dược liệu như sau để điều khí, bổi bổ can.
- Mã đề, tang diệp và dây rau má khô mỗi vị 20g.
- Kết hợp với trần bì, hậu phác mỗi vị 10g và lượng tương ứng hạ liên châu.
- Thêm hắc táo nhân, củ mài, phòng sâm mỗi thứ 16g cùng lượng tương ứng các thảo dược như củ đinh lăng, tần quy, cỏ mực.
- Cuối cùng cho cam thảo, mẫu đơn trắng cùng thục địa mỗi vị 12g và 8g chỉ xác.
- Đem số thuốc này đi rửa sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa lấy nước cô đặc uống trong ngày.
- Thời điểm tốt nhất để uống là trước hai bữa ăn sáng và tối.
Để thuốc phát huy hiệu quả thật tốt, bạn đừng quên sắc thuốc đúng liều lượng và dùng đều đặn hàng ngày. Song song với đó cần theo dõi biểu hiện trong cơ thể có sự biến đổi hay không, từ đó gia giảm, điều chỉnh phù hợp.
Bài thuốc số 2
Thuốc này dùng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản do ăn đồ cay nóng, bỏ bữa hoặc dư axit.
- Sử dụng đến 4g gừng củ. 15g hoàng kỳ.
- Kết hợp cùng chỉ xác 10g và lượng tương ứng trần bì.
- Thêm vào lá lốt, đương quy mỗi vị 12g và lượng tương ứng xương bồ.
- Cuối cùng cho bạch truật, sâm đại hành mỗi vị 16g và lượng tương ứng các thuốc tía tô, lá đắng, cây biển đậu…
- Đem tất cả đi rửa hết bụi bẩn (nếu có) và sắc với nước sạch để lấy 4 bát cô đặc uống sau ăn ngày 2 lần.
- Thuốc sẽ giúp người bệnh giảm đau vùng thượng vị, trị khuẩn và chống lại triệu chứng trào ngược, bổ máu, hỗ trợ ăn ngon…
Cần thực hiện sắc thuốc như trên đều đặn hàng ngày và uống đúng giờ. Đồng thời theo dõi những biến đổi ở đường tiêu hóa. Nếu thuốc cho tác dụng tốt thì tiếp tục dùng cho đến khi tình trạng trào ngược dạ dày dứt hẳn.
Bài thuốc số 3
Dùng cho những người thường thức khuya và stress mà trào ngược. Trong đó có biểu hiện dạ dày co bóp liên tục, cơ thắt thực quản hoạt động và axit bị dư.
- Sử dụng 20g táo đen cùng lượng tương ứng phòng sâm.
- Thêm cam thảo, viễn chí 12g/loại và lượng tương ứng trần bì.
- Kết hợp cùng chỉ xác và bán hạ chế 10g/loại.
- Thêm củ mài, cát căn, ngưu tất mỗi vị 16g và một vài dược liệu khác.
- Cho rất cả nguyên liệu đã được là
m sạch vào ấm đun lấy 4 bát cô đặc để uống sau ăn 2 lần/ngày. - Những thuốc này đem lại hiệu quả hỗ trợ ăn uống, an thần và cải thiện ợ hơi, ợ chua, trào ngược.
Chú ý nên uống thuốc đều đặn hàng ngày và đi ngủ đúng giờ, thư giãn tinh thần thật tốt. Nếu bạn không thay đổi thói quen sinh hoạt thì hiệu quả có thể không như ý muốn.
Trào ngược dạ dày thực quản ăn gì tốt?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu người bệnh nắm bắt và thực hiện chế độ ăn kiêng đúng thời điểm sẽ giúp cải thiện bệnh rất tốt. Một số gợi ý về thực phẩm người bệnh trào ngược nên ăn là:
- Rau xanh nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa và có tính kiềm, tạo kiềm, không làm hại dạ dày.
- Thực phẩm có khả năng thấm hút dịch axit dư trong bao tử.
- Các loại cung cấp đạm cho cơ thể như thịt trắng hoặc gia cầm.
- Trái cây loại chin mọng và vị ngọt tự nhiên giúp ngăn cơn trào ngược…
- Đó là các loại đậu đen, đâu xanh, rau bina, súp lơ, cải xoong, thịt ngan và gà, hồng, dưa hấu…
- Ngoài ra bạn còn nên dùng một vài loại gia vị có tác dụng giảm viêm, sưng và làm giảm axit dư như nghệ, mật ong, lá bạc hà…
Bạn nên chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, phong phí. Trong đó dùng các cách luộc, hấp, nấu canh mềm là tốt nhất. Với các loại trái cây thì có thể ăn salad, dùng trực tiếp hoặc làm sinh tốt, sữa chua…
Thực phẩm cần tránh
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất tốt cho dạ dày từ thực phẩm, bạn còn cần tránh:
- Thực phẩm tạo axit, chua làm tăng tiết axit và do đó khiến bạn trào ngược nhiều hơn.
- Món ăn giàu mỡ khiến dạ dày khó chuyển hóa và bị tăng áp lực do quá trình lên men.
- Món cay nóng làm kích thích sự tiết axit trong bao tử và làm cho trào ngược dạ dày dễ biến chứng.
- Không ăn mặn khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị và co bóp mạnh.
- Loại bỏ đồ uống có cồn và các chất kích thích khác như thuốc lá, thuốc lào để hạn chế trào ngược.
Cách phòng ngừa bằng cải thiện thói quen
Trào ngược dạ dày nên ăn gì đã có câu trả lời, tuy nhiên ăn như thế nào và sinh hoạt ra sao thì chưa hẳn ai cũng biết. Theo đó, cần nhớ:
- Không nhịn đói hoặc ăn quá no vì cả hai trường hợp này đều làm bạn dễ bị nấc, ợ.
- Đồng thời cần nhớ không dùng thức ăn quá nống hoặc lạnh. Vì những điều này cũng làm cho dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn bình thường. Nếu sử dụng đồ ăn ấm thì tình trạng trào ngược sẽ thuyên giảm.
- Khi ăn nên đúng bữa, theo giờ và nhai kỹ. Sau đó dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.
- Không vận động quá mạnh, cúi gập người sau khi ăn.
- Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đúng giờ và đủ giấc để không làm rối loạn hoạt động tiêu hóa.
- Uống đủ nước, dùng thuốc chữa bệnh theo liều lượng được chỉ định sau khi khám.
- Nếu có biểu hiện bất thường có tính nguy hiểm do trào ngược dạ dày, cần đến cơ sở y tế ngay.
Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ngay cả khi chúng ta còn nhỏ. Những biểu hiện của nó không chỉ làm bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, khả năng hoạt động. Nguy hiểm hơn, những biến chứng của trào ngược dạ dày có thể cướp đi tính mạng. Vì vậy, đừng quên bổ sung kiến thức và phòng ngừa, điều trị bệnh từ sớm.
Xem thêm: Đau cột sống cổ tê tay là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách điều trị