Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, ung thư bàng quang có thể có liên kết di truyền từ những người thân trong gia đình. Nhưng điều này không có nghĩa một hoặc một số thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang thì các cá thể còn lại cũng mắc bệnh. Mặc dù yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ rất cao nhưng các yếu tố  từ lối sống khoa học có thể giúp kiểm soát được tình trạng bệnh một cách tốt hơn.

Ung thư bàng quang có khả năng di truyền từ những người có cùng huyết thống

Một số thống kê từ Viện ung thư quốc gia cho biết, có khoảng 2,4% dân số mắc bệnh ung thư bàng quang mỗi năm có liên quan đến yếu tố di truyền. Để làm rõ vấn đề này, hãy tham khảo phần thông tin chi tiết sau đây.

Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình?

Ung thư bàng quang được xác định do khối u ác tính xuất hiện ở bàng quang. Khối u có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nhiều yếu tố và có khả năng làm tổn thương sâu vào lớp cơ của bàng quang, dẫn đến di căn và làm ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên cơ thể.

1. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang

– Thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với các nhân tố khác. Một số thống kê gần đây cho thấy có khoảng 50% trường hợp ung thư bàng quang có nguyên nhân từ thuốc lá.

– Có khoảng 2,4% người bị ung thư bàng quang do đột biến gen hiếm RB1. Gen này có khả năng kích thích u nguyên bào võng mạc phát triển, nó cũng có khả năng làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang do đột biến gen có khả năng di truyền từ người thân trong gia đình nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp.

– Ngoài ra, các hội chứng di truyền ung thư bàng quang hiếm gặp khác cũng có nguy cơ xảy ra như Cowden – kích thích hamartomas của tế bào ung thư tăng trưởng hay hội chứng Lynch – có liên quan đến tình trạng ung thư ruột kết.

2. Triệu chứng ung thư bàng quang

Thông thường, các triệu chứng bàng quang thường rất khó để nhận biết chính xác. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể nhận biết được triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang qua một số biểu hiện như có máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu hồng, đỏ tươi hoặc nâu. Một số trường hợp, không nhận thấy triệu chứng tiểu máu cho đến khi được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư bàng quang do di truyền còn có một số biểu hiện cơ bản như là:

3. Một số nguy cơ có thể gây ung thư bàng quang

Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với chứng ung thư bàng quang, trong đó bao gồm:

– Dị tật bẩm sinh phát triển bàng quang: 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra 2 dạng bẩm sinh hiếm gặp có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang đó là:

Dị tật dây niệu nang hay còn được gọi là dây chằng rốn (urachus). Urachus đóng vai trò liên kết giữa bàng quang và rốn và nó có khả năng tự biến mất trước khi trẻ chào đời. Nhưng cũng có một số trường hợp, dây chằng rốn sẽ bị sót lại và gây biến chứng ung thư tại bàng quang.

Một trường hợp khác nữa là dị tật lộn bàng quang (exstrophy). Chúng thường xảy ra ở bàng quang và thành bụng phía trước do quá trình phát triển của thai nhi. Điều này làm cho bàng quang tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Ngay cả khi đã được phẫu thuật cải thiện thì dị tật này cũng có nguy cơ gây ra ung thư bàng quang.

– Làm tăng nguy cơ gây ung thư:

Bệnh nhân có tiền sử ung thư bàng quang dù đã được điều trị trước đó vẫn có khả năng tái phát trở lại hoặc gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ung thư đường tiết niệu cũng có khả năng ảnh hưởng đến bàng quang và ngược lại.

– Nhiễm trùng:

Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang mãn tính có khả năng dẫn đến ung thư bàng quang. Trong đó, bao gồm cả trường hợp sử dụng ống thông bàng quang kéo dài.

– Ký sinh trùng:

Ung thư bàng quang còn là hậu quả việc nhiễm trùng do một số loại giun ký sinh như sán máng. Tuy nhiên, các thống kê tại Hoa Kỳ cho biết tình trạng này rất hiếm.

– Yếu tố chủng tộc:

So với người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha hoặc người châu Á thì tỷ lệ người da trắng ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang rất cao. Khả năng phát bệnh thường tăng theo độ tuổi. Các chẩn đoán chuyên khoa ban đầu xác định tỷ lệ ung thư bàng quang do tuổi tác cao (trên 73 tuổi) chiếm tỷ lệ cao.

– Giới tính:

Theo ước tính
của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia, đàn ông có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp 4 lần so với phụ nữ. Ở một số quốc gia, phụ nữ thường sử dụng thuốc lá thì tỷ lệ người mắc bệnh có khả năng thay đổi.

– Di truyền:

Mặc dù ung thư bàng quang có tỷ lệ di truyền rất thấp, nhưng nếu trong gia đình có người thân bị ung thư bàng quang thì những cá thể còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh. Việc chẩn đoán ung thư bàng quang được xác định bởi nhiều yếu tố, trong đó có hỏi thăm tiền sử gia đình, môi trường làm việc hoặc thói quen sinh hoạt như có sử dụng thuốc lá thường xuyên không? Tuy nhiên, yếu tố để quyết định vẫn là do di truyền và liên kết huyết thống.

– Hút thuốc:

Thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang

Thuốc lá có mối liên hệ trực tiếp đến căn bệnh ung thư bàng quang. Những người đang hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người đã từng sử dụng và giờ đã bỏ thuốc hẳn. Song những tác nhân khác từ bên ngoài làm cho nguy cơ rủi ro ở những người sử dụng thuốc lá cao hơn nhóm người chưa từng hút thuốc lá.

– Phơi nhiễm hóa chất:

Người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc thường xuyên tiếp xúc với các độc tố asen trong nước, sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng có nguy cơ mắc chứng ung thư bàng quang. Ngoài ra, những người làm việc thường xuyên với hàng dệt, sơn, thuốc nhuộm hoặc các sản phẩm in có thể tiếp xúc với benzidine, khói diesel và hóa chất độc hại khác có liên quan đến bàng quang.

– Thuốc:

Người thường xuyên sử dụng thuốc theo toa có chứa pioglitazone cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng ung thư bàng quang. Chúng bao gồm một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2:

– Uống không đủ nước:

Những người uống không đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang do tình trạng độc tố tích tụ và không được đào thải đúng cách.

4. Tỷ lệ mắc bệnh

Các thống kê tại Hoa Kỳ khẳng định, có khoảng 2,4% số người được chẩn đoán ung thư bàng quang tại một vài thời điểm trong cuộc đời.

Ung thư bàng quang rất đa dạng, nhưng trong đó phổ biến nhất đó chính là ung thư biểu mô tiết niệu. Loại ung thư được bắt đầu trong các tế bào lót bên trong bàng quang và chiếm khoảng 90% trường hợp ung thư bàng quang. Trong khi đó, loại ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến lại ít phổ biến hơn.

5. Xét nghiệm ung thư bàng quang

Phương pháp sàng lọc ung thư bàng quang không được khuyến nghị cho các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh trung bình. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thì nên trao đổi với bác sĩ và thảo luận về vấn đề sàng lọc. Cụ thể các trường hợp bên sàng lọc ung thư bàng quang chẳng hạn như:

– Thủ tục sàng lọc bao gồm:

Bác sĩ sàng lọc có thể yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu và đưa mẫu nước tiểu lên kính hiển vi để phân tích. Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích cụ thể tình trạng của bạn để tìm ra tia máu lẫn bên trong. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong kỹ thuật sàng lọc.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khác bao gồm:

Thủ tục sàng lọc ung thư bàng quang do di truyền

6. Ung thư bàng quang do di truyền có điều trị được không?

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang tùy thuộc vào giai đoạn ung thư và loại ung thư bệnh nhân mắc phải. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe, tuổi tác tổng thể cũng rất quan trọng. Thông thường, ung thư bàng quang chỉ được cải thiện và không có khả năng điều trị dứt điểm. Một số phương pháp điều trị phổ biến như là:

Ở giai đoạn khởi phát, ung thư bàng quang có thời gian điều trị ngắn hơn. Tuy nhiên, mức độ phục hồi còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, điều trị thành công ung thư bàng quang giai đoạn đầu bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ trên 5 năm. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư giai đoạn 1 rất cao, khoảng 88%. Còn đối với giai đoạ
n 2, tỷ lệ này có thể bị giảm xuống còn khoảng 63%, giai đoạn 3 còn khoảng 46%. Còn đối với ung thư giai đoạn 4, ung thư di căn thì khả năng sống sót sau 5 năm chỉ còn khoảng 15%.

Điều quan trọng là những con số này chỉ là ước tính và nó không mang lại tác dụng dự đoán cho tình trạng của mỗi người. Vì vậy, khi bạn nhận thấy những dấu hiệu khác thường trong cơ thể thì hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cần ngưng sử dụng thuốc lá nếu nghi ngờ mình bị ung thư bàng quang. Điều quan trọng nữa là hãy bảo vệ cơ thể tránh khỏi các độc tố nguy hiểm có thể có trong môi trường hoặc trong đồ ăn, thức uống. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hãy mặc đồ bảo hộ và sử dụng thiết bị hỗ trợ.

Giả sử bạn đang lo lắng không biết ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình hay không thì hãy trao đổi điều này với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm tầm soát. Nếu bác sĩ xác định rằng nguy cơ của bạn cao, hãy hỏi họ xem bạn có nên khám sàng lọc thường xuyên không.

Điều trị ung thư bàng quang đúng cách có khả năng kéo dài tuổi thọ trung bình

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để chống chọi với bệnh?

Như vậy, qua những thông tin ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình được gợi ý trên đây, hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Nguy hiểm rình rập khi sinh con thuận tự nhiên

Rate this post
Exit mobile version