Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư vú giai đoạn 2: Dấu hiệu, điều trị và tỷ lệ sống sót

Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn xa trong cơ thể.

Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn xa trong cơ thể.

Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, người bệnh có tỷ lệ sống sót cao nếu được điều trị tích cực.

Dấu hiệu nhận biết ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 có thể được nhận biết bằng các triệu chứng sau đây:

So với giai đoạn 1, các khối u vú ở giai đoạn 2 có kích thước lớn hơn. Đường kính của khối u thường dao động từ 2-5cm. Ở giai đoạn này, ung thư vú có thể đã lan hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết ở nách, nhưng chưa di căn xa trong cơ thể.

Ung thư vú giai đoạn 2 được chia thành giai đoạn 2A và 2B với các đặc điểm sau:

Giai đoạn 2A

Giai đoạn 2B

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và liệu pháp hormone.

Điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật

Hai phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư vú là phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, người bệnh có tỷ lệ sống sót cao nếu được điều trị tích cực.

Dấu hiệu nhận biết ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 có thể được nhận biết bằng các triệu chứng sau đây:

So với giai đoạn 1, các khối u vú ở giai đoạn 2 có kích thước lớn hơn. Đường kính của khối u thường dao động từ 2-5cm. Ở giai đoạn này, ung thư vú có thể đã lan hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết ở nách, nhưng chưa di căn xa trong cơ thể.

Ung thư vú giai đoạn 2 được chia thành giai đoạn 2A và 2B với các đặc điểm sau:

Giai đoạn 2A

Giai đoạn 2B

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và liệu pháp hormone.

Điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật

Hai phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư vú là phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

Phẫu thuật bảo tồn vú (phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến vú) sẽ được thực hiện khi khối u có kích thước nhỏ. Loại phẫu thuật này được tiến hành đơn giản hơn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, thời gian lành vết thương nhanh và bệnh nhân vẫn có thể duy trì được hình dạng của tuyến vú. Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải tiến hành xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại.

Trong khi đó, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú sẽ được thực hiện khi khối u có kích thước lớn. Phương pháp này dù ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ của người bệnh nhưng lại tạo được tâm lý an tâm. Đồng thời, bệnh nhân có thể không cần xạ trị nếu các tế bào ung thư đã hoàn toàn được loại bỏ.

Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao mang yếu tố di truyền hoặc mang gene đột biến, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân cắt bỏ tuyến vú bên lành.

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng xạ trị

Không chỉ ở giai đoạn 2, xạ trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư vú trong hầu hết các giai đoạn. Phương pháp này được dùng để hỗ trợ loại bỏ tế bào ung thư sau phẫu thuật, giúp giảm tỷ lệ tái phát ung thư vú. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để giảm các triệu chứng và giảm đau cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Có 2 phương pháp chính trong xạ trị ung thư vú:

Phương pháp điều trị bằng hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được chỉ định sau phẫu thuật nếu khối u có kích thước lớn, đã lan vào một số hạch bạch huyết hoặc không có thụ thể hormone.

Trong phương pháp hóa trị, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, phương pháp này cũng đồng thời tiêu diệt các tế bào bình thường khác. Do đó, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, táo bón, loét miệng, thiếu máu…

Phẫu thuật bảo tồn vú (phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến vú) sẽ được thực hiện khi khối u có kích thước nhỏ. Loại phẫu thuật này được tiến hành đơn giản hơn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, thời gian lành vết thương nhanh và bệnh nhân vẫn có thể duy trì được hình dạng của tuyến vú. Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải tiến hành xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại.

Trong khi đó, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú sẽ được thực hiện khi khối u có kích thước lớn. Phương pháp này dù ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ của người bệnh nhưng lại tạo được tâm lý an tâm. Đồng thời, bệnh nhân có thể không cần xạ trị nếu các tế bào ung thư đã hoàn toàn được loại bỏ.

Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao mang yếu tố di truyền hoặc mang gene đột biến, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân cắt bỏ tuyến vú bên lành.

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng xạ trị

Không chỉ ở giai đoạn 2, xạ trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư vú trong hầu hết các giai đoạn. Phương pháp này được dùng để hỗ trợ loại bỏ tế bào ung thư sau phẫu thuật, giúp giảm tỷ lệ tái phát ung thư vú. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để giảm các triệu chứng và giảm đau cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Có 2 phương pháp chính trong xạ trị ung thư vú:

Phương pháp điều trị bằng hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được chỉ định sau phẫu thuật nếu khối u có kích thước lớn, đã lan vào một số hạch bạch huyết hoặc không có thụ thể hormone.

Trong phương pháp hóa trị, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, phương pháp này cũng đồng thời tiêu diệt các tế bào bình thường khác. Do đó, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, táo bón, loét miệng, thiếu máu…

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone là phương pháp điều trị giúp giảm nồng độ và tác dụng của estrogen hoặc progesterone trong cơ thể. Liệu pháp hormone chỉ được sử dụng trong trường hợp các tế bào ung thư vú có thụ thể estrogen (ER).

Theo thống kê, có khoảng 70% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú có thụ thể estrogen. Những trường hợp này được gọi là ung thư dương tính với thụ thể estrogen hoặc ung thư dương tính ER.

Liệu pháp hormone có thể được sử dụng sau phẫu thuật ung thư vú để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Nếu bệnh nhân cần hóa trị sau phẫu thuật, liệu pháp hormone sẽ được bắt đầu sau khi hóa trị kết thúc. Nếu bệnh nhân cần xạ trị sau phẫu thuật, liệu pháp hormone có thể được điều trị đồng thời hoặc sau khi xạ trị kết thúc.

Thông thường, liệu pháp hormone sẽ được tiến hành liên tục trong 5 năm trở lên. Thời gian điều trị và loại thuốc sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cân nhắc việc cắt bỏ buồng trứng nhằm giảm các hormone kích thích sự phát triển của ung thư.

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư vú giai đoạn 2

Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao nếu bệnh nhân được điều trị tích cực. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư vú giai đoạn 2 là 93%. Trong khi đó, phụ nữ bị ung thư giai đoạn 3 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 72%.

Khả năng điều trị thành công ung thư vú giai đoạn 2 là rất cao. Do đó, khi có các dấu hiệu của ung thư vú, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone là phương pháp điều trị giúp giảm nồng độ và tác dụng của estrogen hoặc progesterone trong cơ thể. Liệu pháp hormone chỉ được sử dụng trong trường hợp các tế bào ung thư vú có thụ thể estrogen (ER).

Theo thống kê, có khoảng 70% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú có thụ thể estrogen. Những trường hợp này được gọi là ung thư dương tính với thụ thể estrogen hoặc ung thư dương tính ER.

Liệu pháp hormone có thể được sử dụng sau phẫu thuật ung thư vú để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Nếu bệnh nhân cần hóa trị sau phẫu thuật, liệu pháp hormone sẽ được bắt đầu sau khi hóa trị kết thúc. Nếu bệnh nhân cần xạ trị sau phẫu thuật, liệu pháp hormone có thể được điều trị đồng thời hoặc sau khi xạ trị kết thúc.

Thông thường, liệu pháp hormone sẽ được tiến hành liên tục trong 5 năm trở lên. Thời gian điều trị và loại thuốc sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cân nhắc việc cắt bỏ buồng trứng nhằm giảm các hormone kích thích sự phát triển của ung thư.

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư vú giai đoạn 2

Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao nếu bệnh nhân được điều trị tích cực. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư vú giai đoạn 2 là 93%. Trong khi đó, phụ nữ bị ung thư giai đoạn 3 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 72%.

Khả năng điều trị thành công ung thư vú giai đoạn 2 là rất cao. Do đó, khi có các dấu hiệu của ung thư vú, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Xem thêm: Xét nghiệm D-dimer

Rate this post
Exit mobile version