Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không là câu hỏi được quan tâm đối với những ai muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không là câu hỏi được quan tâm đối với những ai muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Nước ngọt được xem là đồ uống không lành mạnh vì chỉ mang tính giải khát, gây tăng cân và không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Chính vì những tác hại của nước ngọt đối với sức khỏe mà nhiều người trong chúng ta thường thắc mắc rằng uống nước ngọt có bị tiểu đường không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những lý giải chi tiết cho vấn đề này.
Cách phân loại nước ngọt
Nước ngọt (sugary drinks) là loại đồ uống làm từ những nguyên liệu như nước, chất tạo ngọt và hương liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Thông thường, chất tạo ngọt được thêm vào loại đồ uống này chính là đường (tự nhiên hoặc nhân tạo), syrup ngô có hàm lượng Fructose cao hoặc nước ép trái cây…
Nước ngọt được chia làm 2 loại chính: nước ngọt có ga (soft drinks) và nước ngọt không có ga (sugar – sweetened beverages). Nước ngọt không có ga bao gồm nước ép trái cây, các loại nước thể thao hoặc nước tăng lực.
Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không? Vấn đề còn gây tranh cãi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức đường được khuyến nghị nạp vào cơ thể mỗi ngày là 6 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, một lon nước ngọt Coca-Cola điển hình chứa đến khoảng 10 muỗng cà phê đường.
Điều này có nghĩa rằng nếu uống ít nhất một lon nước ngọt mỗi ngày, bạn đã nạp đường vào cơ thể vượt quá mức cho phép. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường hay không?
Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường, uống nước ngọt sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, rất nhiều người đã thắc mắc rằng người khỏe mạnh thì uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?
Nước ngọt được xem là đồ uống không lành mạnh vì chỉ mang tính giải khát, gây tăng cân và không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Chính vì những tác hại của nước ngọt đối với sức khỏe mà nhiều người trong chúng ta thường thắc mắc rằng uống nước ngọt có bị tiểu đường không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những lý giải chi tiết cho vấn đề này.
Cách phân loại nước ngọt
Nước ngọt (sugary drinks) là loại đồ uống làm từ những nguyên liệu như nước, chất tạo ngọt và hương liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Thông thường, chất tạo ngọt được thêm vào loại đồ uống này chính là đường (tự nhiên hoặc nhân tạo), syrup ngô có hàm lượng Fructose cao hoặc nước ép trái cây…
Nước ngọt được chia làm 2 loại chính: nước ngọt có ga (soft drinks) và nước ngọt không có ga (sugar – sweetened beverages). Nước ngọt không có ga bao gồm nước ép trái cây, các loại nước thể thao hoặc nước tăng lực.
Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không? Vấn đề còn gây tranh cãi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức đường được khuyến nghị nạp vào cơ thể mỗi ngày là 6 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, một lon nước ngọt Coca-Cola điển hình chứa đến khoảng 10 muỗng cà phê đường.
Điều này có nghĩa rằng nếu uống ít nhất một lon nước ngọt mỗi ngày, bạn đã nạp đường vào cơ thể vượt quá mức cho phép. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường hay không?
Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường, uống nước ngọt sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, rất nhiều người đã thắc mắc rằng người khỏe mạnh thì uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?
Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2010, những người tiêu thụ 1 – 2 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với người không uống nhiều nước ngọt.
Lý giải cho vấn đề vì sao uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia đã giải thích rằng uống nước ngọt với hàm lượng đường cao sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Từ đó khiến bạn tăng cân, thừa cân và béo phì. Đây chính là điều kiện để phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Không những vậy, uống nhiều nước ngọt nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể các loại carbohydrate hấp thụ nhanh, yếu tố khiến đường huyết tăng cao và gây ra tình trạng kháng insulin.
Cơ chế kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường cụ thể như sau:
- Insulin là hormone giúp tế bào hấp thụ glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Thế nhưng, khi trong máu dư thừa glucose thì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của các tế bào sẽ giảm đi gây ra tình trạng kháng insulin.
- Lúc này, tế bào sẽ cần nhiều insulin hơn để hấp thụ glucose và cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, nhu cầu insulin tăng cao theo thời gian dài sẽ làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin).
- Khi tuyến tụy hoạt động không còn hiệu quả, tế bào sẽ không sử dụng được insulin để hấp thụ glucose từ máu. Tình trạng này sẽ khiến đường tích tụ dần trong máu dẫn đến giai đoạn tiền tiểu đường và phát triển thành bệnh tiểu đường.
Nước ngọt không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường
Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng nước ngọt là “thủ phạm” nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vấn đề uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không vẫn còn gây tranh cãi.
Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2010, những người tiêu thụ 1 – 2 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với người không uống nhiều nước ngọt.
Lý giải cho vấn đề vì sao uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia đã giải thích rằng uống nước ngọt với hàm lượng đường cao sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Từ đó khiến bạn tăng cân, thừa cân và béo phì. Đây chính là điều kiện để phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Không những vậy, uống nhiều nước ngọt nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể các loại carbohydrate hấp thụ nhanh, yếu tố khiến đường huyết tăng cao và gây ra tình trạng kháng insulin.
Cơ chế kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường cụ thể như sau:
- Insulin là hormone giúp tế bào hấp thụ glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Thế nhưng, khi trong máu dư thừa glucose thì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của các tế bào sẽ giảm đi gây ra tình trạng kháng insulin.
- Lúc này, tế bào sẽ cần nhiều insulin hơn để hấp thụ glucose và cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, nhu cầu insulin tăng cao theo thời gian dài sẽ làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin).
- Khi tuyến tụy hoạt động không còn hiệu quả, tế bào sẽ không sử dụng được insulin để hấp thụ glucose từ máu. Tình trạng này sẽ khiến đường tích tụ dần trong máu dẫn đến giai đoạn tiền tiểu đường và phát triển thành bệnh tiểu đường.
Nước ngọt không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường
Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng nước ngọt là “thủ phạm” nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vấn đề uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không vẫn còn gây tranh cãi.
Theo một bài viết khoa học được xuất bản vào năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (British Journal Of Nutrition), tác giả đã đưa ra lập luận trái chiều. Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy việc uống nhiều nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng không rõ kết quả này có phải hoàn toàn do nạp nhiều đường hay còn phụ thuộc vào lối sống không lành mạnh như ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate xấu, uống rượu bia, ít vận động…
Nói cách khác, ý kiến của một bộ phận trái chiều cho rằng uống nước ngọt nhiều không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì trong cả quá trình còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến sức khỏe và rất khó để xác định uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không?
Kết luận chung – Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?
Có thể mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chưa được chứng minh rõ ràng và còn gây nhiêu tranh cãi. Thế nhưng, dù uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không thì bạn vẫn phải hạn chế món đồ uống không lành mạnh này để tránh thừa cân và béo phì. Tình trạng này chính là cơ sở gây ra nhiều biến chứng sức khỏe như tim mạch, huyết áp và có thể là tiểu đường.
Theo một bài viết khoa học được xuất bản vào năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (British Journal Of Nutrition), tác giả đã đưa ra lập luận trái chiều. Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy việc uống nhiều nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng không rõ kết quả này có phải hoàn toàn do nạp nhiều đường hay còn phụ thuộc vào lối sống không lành mạnh như ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate xấu, uống rượu bia, ít vận động…
Nói cách khác, ý kiến của một bộ phận trái chiều cho rằng uống nước ngọt nhiều không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì trong cả quá trình còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến sức khỏe và rất khó để xác định uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không?
Kết luận chung – Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?
Có thể mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chưa được chứng minh rõ ràng và còn gây nhiêu tranh cãi. Thế nhưng, dù uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không thì bạn vẫn phải hạn chế món đồ uống không lành mạnh này để tránh thừa cân và béo phì. Tình trạng này chính là cơ sở gây ra nhiều biến chứng sức khỏe như tim mạch, huyết áp và có thể là tiểu đường.
Xem thêm: Cách chữa bệnh ung thư máu bằng dân gian có khỏi không?