Viêm amidan có mủ ở người lớn – bệnh lý hô hấp với biểu hiện sưng viêm amidan kèm theo các hốc mủ trắng đặc trưng tại chỗ viêm. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin khoa học nhất để người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Viêm amidan có mủ ở người lớn là bệnh gì?
Amidan là bộ phận nằm phía sau thành họng, đóng vai trò là cầu nối giữa đường tiêu hóa và đường thở. Ở trạng thái bình thường, amidan có thể được coi là hàng rào miễn dịch bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân xâm nhập từ môi trường ngoài.
Theo đặc điểm cấu tạo, amidan được ngăn ra thành nhiều hốc nên lượng thức ăn thừa dễ dàng tích tụ và trở thành “môi trường” lý tưởng cho vi khuẩn, virus ẩn nấp.
Khi amidan bị kích thích quá phát sẽ gây tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, việc ăn uống hàng ngày tiếp tục gây cọ xát, tích tụ thức ăn ở hai bên amidan và hình thành viêm amidan có mủ ở người lớn. Đây được coi là tình trạng viêm amidan mãn tính, việc điều trị mất nhiều thời gian và phức tạp hơn.
Một số hình ảnh viêm amidan có mủ để người bệnh hình dung cụ thể hơn:
Nguyên nhân gây viêm amidan có mủ
Viêm amidan có mủ ở người lớn được coi là một dạng diễn tiến nặng của viêm amidan thông thường. Tác nhân chủ yếu gây bệnh là các virus, vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp. Cụ thể, bệnh gây ra b
ởi một số nguyên nhân như sau:
- Bệnh viêm amidan kéo dài: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, không được trị dứt điểm khiến bệnh phát triển nặng hơn. Đặc biệt tại các hốc amidan kín, khi bị tấn công dễ xuất hiện mủ và viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Thời tiết thay đổi: Vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, người bệnh không kịp thích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân hô hấp xâm nhập và gây bệnh.
- Cấu tạo amidan: Cấu tạo amidan tương đối phức tạp, nhiều hốc và khe rãnh đây là môi trường “ẩn nấp” lý tưởng cho tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, khi vệ sinh không tốt, đây có thể trở thành yếu tố thuận lợi cho sự tấn công của virus, vi khuẩn.
- Ảnh hưởng từ môi trường: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất hoặc gần các khu công nghiệp,….là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh mắc chứng viêm amidan có mủ.
- Bệnh lý về tai mũi họng: Tai, mũi, họng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, khi mắc các bệnh về đường hô hấp nếu không điều trị tốt sẽ rất dễ viêm nhiễm và lây lan sang nhau.
- Yếu tố vệ sinh: Vấn đề vệ sinh răng miệng, cổ họng không được thực hiện đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm amidan có mủ ở người lớn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng có thể gây kích ứng cổ họng (đặc biệt là amidan) nghiêm trọng và gây bệnh. Đồng thời, nếu tiếp tục sử dụng những thực phẩm này khi bị viêm nhiễm sẽ hình thành các hốc mủ trắng, khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Triệu chứng điển hình viêm amidan có mủ ở người lớn
Để điều trị viêm amidan có mủ hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải nhận biết các triệu chứng bệnh càng sớm càng tốt. Người bệnh cần đi thăm khám ngay nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Đau họng, ngứa họng, muốn ho: Viêm amidan khiến người bệnh đau rát họng và ngứa họng. Tình trạng này gây biểu hiện muốn ho và khạc nhổ ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu càng cố gắng khạc ra thì tình trạng thương tổn càng lớn.
- Nhìn rõ amidan sưng to, có mủ trắng: Khi há miệng, có thể nhìn thấy rõ hai khối amidan sưng to và tấy đỏ. Đồng thời, có thể quan sát thấy các vết lấm tấm trắng (hoặc hình thành cả mảng trắng). Đó chính là ổ mủ do viêm nhiễm amidan gây ra
- Xuất tiết theo đường mũi họng: Người bệnh bị viêm amidan hốc mủ thường đi kèm tình trạng xuất tiết. Các biểu hiện đặc trưng như ho ra đờm, chảy nước mũi,…
- Nghẹn họng, khó nuốt: Amidan sưng to khiến người bệnh thường bị nghẹn ứ ở cổ họng, khó nuốt, đặc biệt khi ăn uống
- Sốt, mệt mỏi: Viêm amidan có mủ có thể coi là tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Do đó người bệnh có thể xuất hiện sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao còn tùy thuộc tình trạng mỗi người). Cần theo dõi và có biện pháp hạ sốt phù hợp.
- Khàn tiếng: Sưng đau amidan kéo dài có thể gây khàn tiếng thậm chí biến đổi giọng nói ở người bệnh
- Hơi thở có mùi khó chịu: Do xuất hiện các hốc mủ nên hơi thở người bệnh có mùi hôi đặc trưng. Đặc biệt khi người bệnh có tình trạng xuất tiết, dịch nhầy với màu vàng/xanh và có mùi khó chịu
Viêm amidan có mủ ở người lớn có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Viêm amidan có mủ ở người lớn là dạng bệnh mãn tính, cần phải điều trị bằng phương pháp thích hợp mới có thể dứt điểm. Người bệnh nên đi khám ngay khi có các biểu hiện của viêm amidan. Điều trị dứt điểm từ giai đoạn mới khởi phát sẽ hạn chế được biến chứng có thể xuất hiện.
Một số biến chứng nguy hiểm cần lưu ý của tình trạng viêm amidan có mủ như sau:
- Biến chứng tại họng: Khối amidan sưng to gây chèn ép tại cổ họng, khiến người bệnh ăn uống khó khăn, thường xuyên bị nghẹn, bị sặc. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của người bệnh, ăn uống kém khiến cơ thể suy nhược, sụt cân và mất sức lực.
- Biến chứng tại một số cơ quan lân cận: Viêm amidan là bệnh lý xảy ra tại họng. Nếu không trị dứt điểm rất dễ lây lan sang các cơ quan xung quanh gây viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang,….
- Một số biến chứng nguy hiểm khác: Tình trạng viêm amidan kéo dài còn thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, biến chứng tại tim, thận, khớp,….
Nhìn chung, có thể khẳng định, viêm amidan có mủ ở người lớn là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị càng sớm càng
tốt. Người bệnh nên đi khám và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng. Việc điều trị không đúng thuốc đúng bệnh vừa tốn kém lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nhanh chóng hơn.
Cách điều trị dứt điểm viêm amidan có mủ ở người lớn
Điều trị viêm amidan có mủ ở người lớn cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn đầu mới khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ, người bệnh có nhiều lựa chọn hơn trong việc điều trị và thời gian cũng rút ngắn hơn.
Tốt nhất, người bệnh nên đi khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp chữa trị sau đây:
Uống thuốc gì điều trị viêm amidan có mủ ở người lớn?
Viêm amidan có mủ là tình trạng nhiễm khuẩn tương đối nghiêm trọng. Do đó, để điều trị dứt điểm nhanh chóng, phương pháp dùng thuốc Tây y là sự lựa chọn hiệu quả nhất ở giai đoạn này.
Đồng thời, bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thêm các nhóm thuốc điều trị triệu chứng để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng
Thuốc kháng sinh
Đây là nhóm thuốc điều trị nguyên nhân chính gây viêm amidan có mủ. Tùy tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh phù hợp.
Thông thường, với các chứng viêm amidan đã xuất hiện mủ, bác sĩ thường kê kháng sinh với hoạt lực mạnh, liều cao để điều trị nhanh chóng (kháng sinh nhóm Macrolid như Erythromycin; Clarithromycin;….). Người bệnh cần dùng đúng theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các biểu hiện của cơ thể khi dùng thuốc do kháng sinh là nhóm thuốc dễ gây dị ứng
Ngoài ra, người bệnh có thể được kê một số nhóm thuốc khác hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn:
- Thuốc kháng viêm: Bác sĩ có thể kê dạng uống hoặc dạng tiêm tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm ở người bệnh.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Chỉ định trong trường hợp người bệnh xuất hiện biểu hiện sốt cao (trên 38,5 độ). Với nhóm thuốc này, bác sĩ thường chỉ định chủ yếu hai loại thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen với liều lượng thích hợp
- Thuốc chống phù nề: Kê với mục đích cải thiện tình trạng sưng đau, tấy đỏ amidan ở người bệnh.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Kê nhằm cải thiện các biểu hiện ho nhiều gây ngứa rát cổ họng và giúp đưa đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Can thiệp ngoại khoa cắt amidan – điều trị dứt điểm?
Trong một số trường hợp viêm amidan có mủ ở người lớn, bác sĩ có thể phải chỉ định can thiệp ngoại khoa và cắt bỏ amidan. Người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một thủ thuật y tế đơn giản, thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng phải áp dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa. Phương pháp này thường được chỉ định cho đối tượng người bệnh:
- Bị viêm amidan hốc mủ kéo dài, tái phát nhiều lần, không thể điều trị dứt điểm
- Viêm amidan hốc mủ kéo dài gây chèn ép và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh
- Viêm amidan hốc mủ bắt đầu lan sang các cơ quan lân cận và xuất hiện biến chứng
Người bệnh cần đi khám và tiến hành điều trị tại các cơ sở y tế với cơ sở vật chất hiện đại. Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ dạng hoạt chất nào, người bệnh cần thông báo trước với bác sĩ để hạn chế tình trạng sốc thuốc trong quá trình phẫu thuật (nếu có)
Một số đối tượng không nên chỉ định can thiệp ngoại khoa, cụ thể như sau: phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; người bệnh gặp tình trạng máu đông;….
Cách chữa viêm amidan có mủ bằng mẹo dân gian tại nhà
Viêm amidan có mủ ở người lớn có thể điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà nếu phát hiện sớm khi mức độ bệnh còn nhẹ, chưa diễn t
iến nặng. Những mẹo điều trị này chủ yếu đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng. Do đó, người bệnh nên sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp khác (biện pháp dùng thuốc điều trị nguyên nhân)
Các mẹo dân gian có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần sự hỗ trợ của bác sĩ như sau:
- Súc miệng với nước muối: Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Nên ngậm một lúc trong miệng, để nước muối ở cổ họng rồi nhổ ra từ từ. Không khạc nhổ quá mạnh gây viêm loét nặng hơn, điều trị không hiệu quả
- Bài thuốc với lá húng chanh: Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh vừa đủ và vài viên đường phèn. Thái nhỏ lá húng chanh, thêm vào bát cùng 1-2 viên đường phèn. Chưng cách thủy khoảng 15 phút là có thể sử dụng. Kiên trì sử dụng từ 5-7 ngày để thấy hiệu quả
- Mẹo trị ho với lá lốt – mật ong: Rửa sạch 1 nắm lá xương sông, để ráo nước hoàn toàn. Thái nhỏ, thêm vào bát cùng lượng mật ong vừa đủ, chưng cách thủy khoảng 10-15 phút. Khi dùng chắt lấy phần nước cốt, nên dùng khi còn ấm nóng để bài thuốc hiệu quả nhất.
Bài thuốc đông y điều trị viêm amidan hốc mủ ở người lớn
Áp dụng phương pháp Đông y trong điều trị viêm amidan hốc mủ cũng là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này tương đối lành tính, sử dụng thời gian dài mà không lo gây tác dụng phụ.
Mỗi bài thuốc đều có những tác dụng riêng với đặc tính của từng vị dược liệu. Người bệnh không được tự ý thay đổi các vị thuốc hoặc tăng giảm liều lượng không hợp lý. Tốt nhất nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y để được bắt mạch và kê thuốc phù hợp nếu muốn điều trị theo phương pháp này.
Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm thổ phục linh, dã cúc hoa, bạc hà, kim ngân hoa, sinh cam thảo, bắc sa sâm. Sắc thuốc với khoảng 600ml nước đến khi cạn còn ½ lượng nước. Chia bài thuốc để sử dụng 3-4 lần/ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc
Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các vị thuốc gồm huyền sâm, kinh giới, tang bì, liên kiều, bạch cương tàm, bạc hà, xích thược. Sắc thuốc với 1 lít nước đến khi cạn còn ½ lượng nước, chia làm 3-4 lần dùng trong ngày.
Bài thuốc số 3: Chuẩn bị các vị thuốc gồm kim ngân hoa, ngưu bàng tử, hoàng mây, mã thầy, cam thảo với liều lượng thích hợp. Sắc cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng ½ lượng nước. Chia làm 3-4 lần sử dụng trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang thuốc để thấy hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thanh hầu bổ phế thang đặc trị viêm amidan hốc mủ
Thanh hầu bổ phế thang là thành quả nghiên cứu từ công trình khoa học “Chữa bệnh viêm amidan bằng thuốc nam”. Bài thuốc được thực hiện bởi các bác sĩ bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, đúc kết, chọn lọc từ 133 bài thuốc cổ phương, được kiểm nghiệm khoa học kỹ lưỡng trước khi điều trị.
Tương tự các bài thuốc cổ phương trên, trong thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang cũng chứa nhiều vị thuốc có tính tiêu viêm, diệt khuẩn như kim ngân hoa, tang bạch bì, bạc hà, xạ can… Tuy nhiên, điểm khác biệt tạo nên hiệu quả của bài thuốc là sự khéo léo kết hợp các dược liệu chống viêm với những dược liệu có tính bổ theo cơ chế BỔ CHÍNH – KHU TÀ:
- Bổ chính: Kết hợp thục địa, mạch môn, đinh lăng, cúc hoa, bồ công anh, ý dĩ, bạch truật… có tác dụng bổ phế tỳ, giải độc gan, bổ thận âm, dưỡng huyết, thanh phế, lợi yết, nuôi dưỡng chính khí, tăng khả năng bảo vệ cơ thể, phục hồi cơ thể và tăng sức đề kháng.
- Khu tà: Kết hợp kim ngân hoa, cát cánh, liên kiều, bạch cương tàm, quất hồng bì, xạ can, tang diệp, tang bạch bì, hoắc hương, đinh hương…. với tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, khử mùi hôi, nhanh chóng loại bỏ tình trạng sưng viêm, tiêu mủ, loại bỏ mùi hôi ở khoang miệng, giảm ho, giảm đau rát cổ họng.
Cơ chế bổ chính khu tà giúp bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang mang lại hiệu quả điều trị toàn diện hơn, loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm tại vị trí hầu họng, amidan, cải thiện các triệu chứng nhanh chóng (thường sau 7 – 14 ngày đầu). Không chỉ vậy, nhờ chú trọng vào việc bổ chính, bài thuốc còn loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh bên trong, tăng sức đề kháng đường hô hấp, ngăn ngừa viêm amidan có mủ tái phát.
Phác đồ điều trị viêm amidan có mủ ở người lớn theo cơ chế bổ chính khu tà này được chia thành 3 giai đoạn:
Mỗi người bệnh sẽ được điều trị theo một phác đồ riêng biệt được xây dựng dựa trên cơ địa, mức độ triệu chứng và căn nguyên gây bệnh của mỗi người. Thời gian điều trị bởi vậy cũng sẽ khác nhau ở từng người bệnh.
Theo chia sẻ từ bác sĩ Lê Phương – giám đốc chuyên môn bệnh viện: “Chúng tôi xây dựng phác đồ điều trị viêm amidan Quân dân 102 riêng biệt ở mỗi người bệnh dựa trên kết quả khám bệnh và chẩn đoán. Đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến hiệu quả và thời gian điều trị.
Do vậy, để tăng độ chính xác khi chẩn đoán bệnh nhằm rút ngắn thời gian chữa khỏi viêm amidan có mủ, bệnh viện hiện đang áp dụng phương pháp Đông y có biện chứng – kết hợp tây y. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng cả đông y và tây y (xét nghiệm máu, đờm, chụp X – Quang, nội soi, siêu âm…). Sau khi đánh giá chính xác mức độ bệnh, các bệnh nền có liên quan, thể trạng, chúng tôi mới tiến hành xây dựng phác đồ chữa viêm amidan bằng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang.
Sự cải tiến này giúp hiệu quả chữa khỏi viêm amidan hốc mủ tăng lên đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, bài thuốc đã điều trị cho hơn 81.500 người bệnh, có tỷ lệ khỏi hẳn lên tới trên 81,5%”.
Một điểm đáng người bệnh viêm amidan có mủ nên chú ý ở bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang đó chính là chất lượng, nguồn gốc dược liệu. Được biết, 100% thành phần bài thuốc đều là nam dược, được chính bệnh viện trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO – tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới về trồng trọt và thu hái thảo dược đảm bảo chất lượng đạt chuẩn.
Sau khi thu hái, các thảo dược này còn được sơ chế, xử lý theo công nghệ cao (sử dụng hồng ngoại và công nghệ vi sinh – enzyme). Tiếp đến chúng sẽ được kiểm nghiệm hàm lượng dược chất, định tính, định lượng độc chất, kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn tại Học viện Quân y.
Nhờ quy trình này, bài thuốc luôn đảm bảo được tính an toàn tối đa, không gây tác dụng phụ cho người bệnh, bao gồm cả phụ nữ có thai, đang cho con bú, người già, trẻ em….
Hiệu quả dứt điểm viêm amidan có mủ ở người lớn với bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nhiều người đánh giá và phản hồi tích cực:
XEM CHI TIẾT: 15 năm “ĐẤU TRANH” với VIÊM AMIDAN HỐC MỦ của người thợ lò xứ “vàng đen”
Người bệnh có thể liên hệ hotline 0888.598.102 – 0974.026.239 hoặc để lại lời nhắn tại fanpage Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102 để được chuyên gia tư vấn phác đồ phù hợp với bệnh trạng của bản thân.
Viêm amidan có mủ ở người lớn nên kiêng gì? Ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng một phần đến tình trạng viêm amidan có mủ ở người lớn. Do đó, để hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch (trái cây giàu vitamin C; trứng sữa, thực phẩm giàu omega 3;….)
- Bổ sung rau xanh trong thực đơn. Lượng nước dồi dào và lượng vitamin, khoáng chất trong rau xanh làm dịu cổ họng, kháng viêm, giảm sưng đau cho người bệnh bị viêm amidan
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm. Nhóm thực phẩm này hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và ức chế tình trạng viêm nhiễm ở người bệnh hiệu quả.
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt bằm, cá hồi,…Nên chế biến đơn giản, hầm mềm để người bệnh dễ sử dụng lại đầy đủ chất dinh dưỡng
- Hạn chế những đồ ăn nhiều gia vị, đặc biệt là đồ cay nóng như tương ớt, hạt tiêu hoặc đồ ăn nhiều muối gây kích ứng cổ họng
- Hạn chế dùng đồ ăn sẵn do chúng thường chứa một lượng lớn mắm muối, gia vị và đầu mỡ, không tốt cho cổ họng
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc đồ uống có gas, gây tăng tình trạng xuất tiết và kích ứng cổ họng gây ho nghiêm trọng hơn.
Cách phòng ngừa viêm amidan có mủ ở người lớn
Viêm amidan có mủ ở người lớn là một dạng bệnh mãn tính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng và gây biến chứng. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Cụ thể như sau:
- Thăm khám và tiến hành điều trị ngay khi có các biểu hiện đường hô hấp. Lưu ý điều trị dứt điểm các bệnh này, tránh để tiến triển sang dạng mãn tính
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ
- Mang đồ bảo hộ cẩn thận khi ra ngoài, đặc biệt là đến khu vực bị ô nhiễm
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng với nước muối sinh lý tối thiểu 2 lần/ngày
- Sử dụng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ điều trị
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh và nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
- Tăng cường luyện tập thể thao hàng ngày, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến lây lan
Viêm amidan có mủ ở người lớn là bệnh lý hô hấp cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngăn ngừa diễn tiến nghiêm trọng và xuất hiện biến chứng. Để đảm bảo điều trị hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và thực hiện chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Đừng bỏ lỡ:
- Viêm amidan hốc mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm amidan mủ ở trẻ em: Cha mẹ nhận trái đắng vì coi thường
- Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất?
Xem thêm: Liệt dương: Căn bệnh nguy hiểm phái mạnh cần cảnh giác