Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm gân là gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Viêm gân là bệnh lý rất dễ khởi phát khi vận động quá mức. Tình trạng này đặc trưng bởi những cơn đau cấp tính có thể kích hoạt trong một vài tuần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh viêm gân có thể trở thành mãn tính với những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Viêm gân là bệnh lý rất dễ kích hoạt đi kèm với tình trạng đau nhức âm ỉ ảnh hưởng đến vận động

Viêm gân là gì?

Gân chính là dải mô được tạo thành từ những sợi collagen nhỏ, giúp cho cơ và xương kết nối với nhau. Chúng có tác dụng giúp các khớp được vận động linh hoạt và dễ dàng hơn.

Viêm gân là tình trạng gân bị kích ứng, tổn thương khi có tác động mạnh khiến các phản ứng viêm phát sinh. Lúc này, triệu chứng sưng đau sẽ xuất hiện khiến cho hoạt động của khớp xương cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gân

Nguyên nhân gây bệnh viêm gân hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng này chủ yếu liên quan đến việc vận động quá mức. Nhất là sự lặp đi lặp lại của các chuyển động trong công việc khiến cho gân phải chịu nhiều áp lực.

Chính vì vậy, các vận động viên thể thao là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý này. Ngoài ra, những người phải làm việc nặng nhọc, gắng sức quá nhiều cũng rất dễ mắc bệnh.

Bệnh viêm gân hiếm khi phát sinh do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đã có trường hợp ghi nhận, tình trạng viêm gân phát sinh do lậu – một loại vi khuẩn lây qua đường tình dục. Bệnh cũng dễ xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường hay nhóm đối tượng đang điều trị với kháng sinh.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến sự khởi phát của bệnh:

Các vị trí dễ kích hoạt nhất

Viêm gân có thể ảnh hưởng đến tất cả các gân nhưng những vị trí dưới đây bệnh sẽ dễ kích hoạt hơn cả:

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm gân

Để sớm phát hiện bệnh viêm gân, bạn nên chú ý đến các triệu chứng dưới đây:

Cơn đau thường kích hoạt ngay tại vị trí gân bị viêm và các mô cơ cùng khớp gần đó

Ngoài ra, nếu bệnh viêm gân được kích hoạt do vi khuẩn lậu thì bạn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như sốt, phát ban da hay âm đạo, dương vật tiết dịch bất thường.

Trong trường hợp triệu chứng kích hoạt ở mức độ nhẹ thì các liệu pháp tự chăm sóc tại nhà sẽ có thể đáp ứng. Tuy nhiên, khi các triệu chứng kéo dài khiến các hoạt động cá nhân bị ảnh hưởng thì bạn nên sớm thăm khám bác sĩ. Các phương án phù hợp sẽ được chỉ định để ức chế diễn tiến xấu của bệnh.

Chẩn đoán viêm gân như thế nào?

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Người bệnh cần cung cấp thông tin về tiền sử chấn thương cũng như bệnh lý trước đó cho bác sĩ.

Một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng có thể được đặt ra:

Sau bước thăm khám lâm sàng, một thử nghiệm thể chất có thể sẽ được yêu cầu. Bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn vận động vị trí bị đau theo nhiều cách khác nhau và quan sát biểu hiện. Đây là bước rất quan trọng giúp xác định gân nào đang bị viêm.

Để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác, một vài xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được dùng tới:

Phương pháp điều trị chứng viêm gân

Đối với bệnh viêm gân, càng điều trị sớm sẽ càng dễ kiểm soát triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Dưới đây là những cách điều trị phổ biến:

1. Chườm lạnh

Tình trạng đau nhức của bệnh thường được kích hoạt khi các phản ứng viêm phát triển khiến cho gân và các mô cơ xung quanh bị tổn thương. Lúc này, sự tác dụng nhiệt lạnh được cho là phù hợp.

Nhiệt độ thấp giúp làm co mạch và ức chế sự phát triển của phản ứng viêm. Đồng thời tạo cảm giác tê để ức chế tình trạng sưng đau. Chỉ cần sử dụng đá lạnh cho vào túi chườm rồi áp lên khu vực bị tổn thương. Bạn sẽ nhận được kết quả khả quan chỉ sau 10 – 20 phút.

Chườm lạnh có thể giúp ức chế phản ứng viêm và kiểm soát cơn đau tốt hơn

Khi tình trạng viêm kích hoạt ở khuỷu tay hay cổ tay thì bạn chỉ nên chườm trong khoảng 10 phút. Không nên dùng đá chườm trực tiếp lên da bởi sẽ gây cảm giác tê cóng, đôi khi còn khiến da bị bỏng lạnh.

2. Đeo nẹp và chú ý nghỉ ngơi

Việc đeo nẹp sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc bảo vệ khu vực bị tổn thương. Nó sẽ giúp hạn chế vận động mạnh tại các mô cơ và khớp ảnh hưởng bởi viêm gân.

Tuy nhiên, bạn không nên để các vị trí tổn thương bất động hoàn toàn. Bởi có thể cản trở lưu thông máu gây ảnh hưởng đến quá trình làm lành tổn thương. Nên cử động khớp nhẹ nhàng, thường xuyên và tuyệt đối tránh những cử động đột ngột.

Ngoài ra, bạn cần dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, có thể là vài ngày đến vài tuần. Tuyệt đối tránh những vận động mạnh khi tình trạng viêm gân chưa được chữa lành hoàn toàn.

3. Dùng thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc là phương án điều trị phổ biến đối với bệnh viêm gân. Sau đây là các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định:

**Chú ý: Với bệnh viêm gân, việc dùng các loại thuốc giảm đau thông thường hay thuốc giãn cơ sẽ không được khuyến cáo. Bởi các nhóm thuốc này sẽ không thể giải quyết được tình trạng viêm mà bệnh gây ra.

4. Vật lý trị liệu

Thường được chỉ định với trường hợp viêm gân mãn tính nhưng biểu hiện của triệu chứng không quá nghiêm trọng. Vật lý trị liệu có tác dụng là giảm đau, phục hồi chức năng vận động cũng như sức mạnh cho khớp.

Một số liệu pháp thông dụng như:

Các liệu pháp này có mức độ an toàn cao nhưng thời gian điều trị thường kéo dài. Điều này, đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì và thực hiện nghiêm túc. 

5. Phương pháp PRP

PRP là một phương pháp mới, còn được biết đến với tên gọi khác là huyết tương giàu tiểu cầu. Hiện nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và đang trong quá trình nghiên cứu thêm. Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu máu của người bệnh và tiến hành phân tách tiểu cầu cũng các yếu tố chữa bệnh khác. Hỗn hợp huyết tương thu được sau đó sẽ được tiêm trực tiếp vào các gân có dấu hiệu viêm mãn tính.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu có thể mang lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh viêm gân

Liệu pháp này được đánh già là có tác dụng ức chế viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành mô. Ngoài ra, PRP còn ít gât ra các tác dụng ngoại ý khi điều trị.

Đối với các biện pháp điều trị bảo tồn nêu trên, tùy thuộc vào mức độ viêm và vị trí kích hoạt mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Điển hình như tình trạng viêm gân ở gót chân đôi khi phải cần tới vài tháng để hồi phục.

6. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật rất hiếm khi được chỉ định trong điều trị viêm gân. Tuy nhiên khi các phương án điều trị khác không thể đáp ứng thì đây dường như là lựa chọn cuối cùng.

Phẫu thuật nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến hơn. Bởi mổ nội soi ít gây xâm lấn và thời gian hồi phục sau phẫu thuật sẽ nhanh chóng hơn. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đi các mô sẹo ra khỏi gân bị viêm. Từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của các mô lành.

Cách ngăn ngừa tình trạng viêm gân khởi phát

Sẽ rất khó để phòng tránh bệnh viêm gân một cách tuyệt đối nhưng những khuyến nghị sau sẽ giúp bạn hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh:

Bệnh viêm gân không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu không được khắc phục đúng cách sẽ rất dễ phát sinh đúng cách. Nếu các liệu pháp khắc phục tại nhà không đáp ứng triệu chứng, bạn hãy thăm khám ngay lập tức để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Tránh để bệnh diễn tiến nhanh khiến việc điều trị trở nên khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Viêm bao gân là gì, có nguy hiểm không và cách điều trị

Xem thêm: Lú lẫn

Rate this post
Exit mobile version