Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Vảy nến là bệnh gì? Nguyên nhân, hình ảnh biểu hiện và cách trị bệnh hiệu quả nhất

Vảy nến là bệnh tự miễn hình thành trên các vùng da toàn thân gây mất thẩm mỹ và rất khó chịu. Hiện tượng này do nguyên nhân gì gây nên, nhận biết thế nào để điều trị từ sớm? Những thông tin chi tiết nhất về các vấn đề liên quan đến vẩy nến đều được đề cập dưới đây.

Vảy nến – Hình ảnh và những thông tin chi tiết

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da liễu tự miễn, hình thành khi các tế bào miễn dịch Lympho T nhận biết da thành cơ quan ngoại lai. Sự nhầm lẫn này khiến các lớp da bị đào thải, gây nên biểu hiện bệnh.

Thông thường, tế bào da cũ sau khi chết đi thì bong ra, tế bào mới hình thành thay thế. Tuy nhiên, với những người bị bệnh này, quá trình tăng sinh tế bào diễn ra nhanh gấp 10 lần nên phần da cũ không kịp chết đi và bong ra. Vì vậy, chúng tích tụ lại thành mảng, sau một thời gian mới bong ra từng vảy trắng.

Cách triệu chứng vảy nến có thể hình thành trên mọi vùng da, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng có nếp gấp như phần khuỷu tay, đầu gối, dưới mu bàn chân… Theo các thông kê cho thấy, có khoảng 2 – 3% dân số thế giới mắc phải tình trạng này trên da. Còn ở Việt Nam, con số này chiếm khoảng 5 – 7 % bệnh nhân da liễu. Trong đó, độ tuổi phổ biến là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và nam, nữ từ 20 – 50 tuổi.

Bệnh khiến họ khó chịu, stress, ngứa, đau do da bị nhiễm trùng, mưng mủ… Nhiều người còn bị miệt thị vì các vùng da bong tróc mất thẩm mỹ. Mặc dù đã rất dày công nghiên cứu nhưng đến nay cả Đông y và Tây y đều chưa đưa ra được thuốc đặc trị khỏi hẳn.

Phân loại vảy nến

Có rất nhiều cách phân loại vảy nến trong y học hiện đại và quan niệm cổ xưa. Với y khoa đương thời, bệnh vảy nến thường được phân theo dạng và vị trí hình thành.

Các dạng vảy nến và nhận biết

Hình ảnh vảy nến thể tròn

Phân loại theo vị trí

Dựa vào vị trí hình thành các triệu chứng của bệnh, người ta chia vảy nến thành các loại khác nhau như:

Vảy nến hình ảnh thể móng tay
Vảy nến: Hình ảnh biểu hiện ở đầu

Phân loại theo Đông y

Đông y không chia vảy nến theo các vị trí, hình dạng nhận biết ngoài da mà dựa vào nguyên nhân. Theo đó, bệnh vảy nến trong Y học cổ truyền gồm các thể:

Biểu hiện viêm ở đầu gối do vảy nến
Nhiều trường hợp biểu hiện ở khuỷu tay

Với mỗi thể bệnh khác nhau, trong Đông y và Tây y đều có những phương pháp chữa trị tương ứng. Để đảm bảo chữa trị vảy nến hiệu quả, người bệnh cần khám, xác định nguyên nhân trước đó.

Nguyên nhân bệnh vảy nến phổ biến

Các phân tích y khoa đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân thực sự dẫn đến bệnh này. Ngay cả cơ chế lây bệnh cũng chưa được xác định rõ ràng, đôi khi dễ nhầm lẫn. Họ mới chỉ ra được một số yếu tố được cho là có tác động lớn gây nên biểu hiện bệnh.

Các nguyên nhân bị vảy nến trên đây chưa phải là tất cả lý do hình thành bệnh. Nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục được thử nghiệm để phát hiện căn nguyên của tình trạng này.

Dấu hiệu vảy nến điển hình

Nếu cơ thể bạn đang tồn tại những vấn đề thuộc về nguyên nhân kể trên, kèm theo những biểu hiện dưới đây thì rất có thể bạn đang mắc bệnh vảy nến.

Các vùng da bị sưng tấy, bong vảy trắng từng mảng

Các dấu hiệu của bệnh vảy nến, nếu không có hướng điều trị sớm thì sẽ biểu hiện mạnh và lan ra toàn thân, gây biến chứng.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không, chữa khỏi không?

Vảy nến chỉ biểu hiện chủ yếu trên da nhưn
g lại dễ gây biến chứng vào các cơ quan phía trong. Cụ thể:

Vảy nến có chữa khỏi được không? Đến nay tất cả các phương pháp chữa bệnh vảy nến từ cổ truyền đến hiện đại đều không khiến người bệnh hoàn toàn thoát khỏi bệnh vảy nến. Người ta chỉ có thể kiểm soát bằng cách điều trị các triệu chứng gây bệnh. Thêm vào đó, bệnh này còn dễ tái phát, cho nên bên cạnh việc tác động vào triệu chứng, người bệnh còn phải phòng ngừa cẩn trọng khi dấu hiệu bệnh đã dứt.

Cách điều trị vảy nến đạt kết quả cao

Có rất nhiều cách là giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến đã được tiến hành từ xưa đến nay. Tuy nhiên, mỗi phương pháp cho hiệu quả khác nhau, áp dụng cho từng thể bệnh riêng biệt.

Mẹo dân gian trị bệnh vảy nến

Trong dân gian có nhiều mẹo trị vảy nến được truyền tai nhiều đời, từ vùng này sang vùng kia. Cụ thể có một số phương pháp rất nhiều người đã áp dụng và cho hiệu quả tốt như:

Dùng nghệ vàng

Nghệ vàng khắc phục các biểu hiện ngoài da của bệnh vảy nến

Dầu chè

Dùng lược vàng

Chữa bệnh vảy nến theo Đông y

Theo các thể bệnh khác nhau, Đông y có rất nhiều bài thuốc trị bệnh nhằm giảm các triệu chứng từ gốc. Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền trị vảy nến phổ biến.

Cách chữa theo thể phong huyết

Đối với thể bệnh này, người bệnh cần sử dụng các dược liệu sau:

Đông y có nhiều cách chữa bệnh này như sắc uống, ngâm rửa, châm cứu…

Bài thuốc ngâm rửa

Một số trường hợp nên dùng thuốc ngâm rửa để giảm nhanh các triệu chứng. Đặc biệt là những người quá ngứa, rát, khô da.

Xoa bóp bấm huyệt trị vảy nến

Đây là phương pháp đặc thù trong Đông y trị bệnh. Bằng cách tác động lên các huyệt đạo, thầy thuốc giúp cơ thể cân bằng trở lại và tự miễn với các biểu hiện bệnh. Do đó, các dấu hiệu ngứa ngáy, khô, viêm do vảy nến dần được cải thiện. Tình trạng bong tróc da vì thế cũng dần biến mất.

Một số huyệt thường được tác động đến trong trường hợp này là huyệt khúc trì, túc tam lý, thần môn, phi dương và huyệt tam âm giao.

Phương pháp châm cứu khắc phục vảy nến

Châm cứu là cách chữa bệnh cổ truyền sử dụng các kim châm tác động sâu vào huyệt đạo. Theo nguồn tin từ Archives of Internal Medicine, phương pháp này có khả năng kiểm soát cơn đau mãn tính và điều hòa hệ miễn dịch. Do đó, nếu được tiến hành đúng cách, người bệnh vảy nến có thể giảm nhanh các biểu hiện khó chịu.

Đa phần các phương pháp điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến theo Đông y đều rất an toàn và cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì tiến hành đều đặn thì mới đạt kết quả tốt nhất. Để tiết kiệm thời gian và giảm nhanh các triệu chứng, người ta thường lựa chọn phương thức điều trị hiện đại.

Chữa bệnh bằng thuốc Tây

Mặc dù chưa tìm ra thuốc đặc trị vảy nến từ gốc nhưng Tây y cũng có nhiều phương pháp chữa làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh này.

Thuốc mỡ làm giảm các triệu chứng ngứa da, viêm, sưng tấy

Điều trị tại chỗ loại kem bôi

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc cơ bản dưới đây để bôi ngoài da, làm giảm triệu chứng:

Thuốc uống điều trị vảy nến

Dùng quang trị liệu

Đây là cách sử dụng các tia cực tím như UVB, UVA có bước sóng ngắn, dài khác nhau để trị bệnh. Cách làm này thường không được áp dụng phổ biến cho các trường hợp vảy nến. Bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện cho những bệnh nhân đặc biệt bởi vì nó tiềm ẩn nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, đây cũng là cách làm rất tốn kém chi phí nên ít người đáp ứng được.

Bệnh vảy nến nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế tái phát?

Vảy nến là bệnh mãn tính, muốn hạn chế tái phát, giảm triệu chứng bệnh, bạn có thể điều chỉnh cách ăn uống cho hợp lý. Nếu kết hợp linh hoạt và tích cực điều trị bằng các biện pháp tác động bên trong và bên ngoài, biểu hiện bệnh có thể thuyên giảm lâu dài.

Những thực phẩm nên ăn

Theo những nghiên cứu hiện đại, các biểu hiện của bệnh vảy nến có thể thuyên giảm nhờ bổ sung các thực phẩm sau:

Người bệnh vảy nến nên ăn gì kiêng gì để giảm triệu chứng, ít tái phát bệnh nhiều nhất?

Các loại thực phẩm kiêng

Bên cạnh các nguồn dinh dưỡng tốt cho làn da bị tổn thương kể trên, người bệnh vảy nến cần kiêng các loại sau. Bởi vì nó có thể làm gia tăng các yếu tố làm hình thành biểu hiện bệnh.

Nếu bổ sung các loại đồ ăn, thức uống này, các biểu hiện của bệnh vảy nến có khả năng tăng lên rõ rệt, khiến bạn mất kiểm soát. Việc điều trị bệnh vì thế cũng trở nên khó khăn, nguy cơ bội nhiễm, tái phát cũng nhiều.

Cách phòng bệnh vảy nến hiệu quả

Nhằm phòng tránh, giảm nhanh các triệu chứng và ngừa tái phát bệnh vảy nến, bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Đồng thời kết hợp với việc điều chỉnh cách chăm sóc da, sinh hoạt. Bạn nên:

Bị bệnh vảy nến cần điều trị những gì để phòng ngừa tái phát lâu dài và điều trị tích cực

Bị vảy nến tuy chỉ có biểu hiện chủ yếu trên da nhưng biến chứng lại ảnh hưởng vào trong phủ tạng. Người bệnh nên cẩn trọng cải thiện triệu chứng từ sớm và chăm sóc da cẩn trọng. Nên đi khám bác sĩ và theo dõi tình trạng thường xuyên vì vảy nến mãn tính chưa có thuốc trị tận gốc.

Xem thêm: Hướng dẫn trị mất ngủ bằng mật ong ngay tại nhà

Rate this post
Exit mobile version