Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dấu hiệu bệnh thận yếu ở phụ nữ và cách điều trị

Bệnh thận yếu ở phụ nữ có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như rụng tóc nhiều, giảm nhu cầu tình dục, tăng cân bất thường, rối loạn giấc ngủ, tiểu đêm nhiều lần,… So với nam giới, chứng thận yếu ở phụ nữ có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng thấp hơn. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh thận yếu ở phụ nữ và cách điều trị

Bệnh thận yếu ở phụ nữ và dấu hiệu nhận biết

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Không chỉ giữ chức năng bài tiết nước tiểu, thận còn đảm nhiệm vai trò lọc máu, cân bằng nồng độ điện giải và ổn định huyết áp. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị tổn thương do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, tuổi tác và một số yếu tố khác.

Thận yếu đề cập đến tình trạng thận suy giảm chức năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh lý. Thông thường thận yếu thường xảy ra ở nam giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ bị thận yếu đang có xu hướng tăng lên đáng kể.

Chức năng thận suy yếu có thể khiến tóc rụng nhiều, yếu và khô xơ

Các dấu hiệu nhận biết thận yếu ở phụ nữ, bao gồm:

Ngoài các dấu hiệu này, nữ giới mắc bệnh thận yếu còn có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp hơn như lười vận động, mệt mỏi, uể oải, đau lưng,…

Nguyên nhân gây bệnh thận yếu ở nữ giới

Bệnh thận yếu ở phụ nữ có thể khởi phát do các thói quen thiếu lành mạnh hoặc có thể do hệ quả của một số bệnh lý khác.

Căng thẳng làm tăng áp lực lên thận và khiến cơ quan này dễ bị tổn thương

Các nguyên nhân khiến chức năng thận ở nữ giới suy giảm, bao gồm:

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh thận yếu ở phụ nữ còn có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như lười vận động, sử dụng chất kích thích, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, lạm dụng viên sủi C,…

Thận yếu ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Thận yếu ở phụ nữ thường có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, chức năng thận suy giảm có thể gây ra một số biến chứng như yếu sinh lý nữ, giảm ham muốn, thể trạng suy yếu, gây rối loạn chức năng tiểu tiện, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao,…

Thận yếu ở phụ nữ gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược, giảm hiệu suất làm việc và nhu cầu tình dục

Ngoài ra các triệu chứng của bệnh thận yếu còn khiến nữ giới khó tập trung khi làm việc và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt thông thường.

Cách phương pháp điều trị bệnh thận yếu ở nữ giới

Hầu hết các trường hợp bị thận yếu đều được chữa trị bằng các phương pháp bảo tồn. Tùy vào mức độ của bệnh lý và mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc Tây y, thuốc nam hoặc thuốc Đông y để cải thiện.

1. Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có đặc tính dược lý mạnh và cho hiệu quả nhanh chóng nên thường được chỉ định trong giai đoạn triệu chứng bùng phát mạnh. Bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân cụ thể gây thận yếu và mức độ đáp ứng của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc thích hợp.

Thuốc lợi tiểu, thuốc chống tăng huyết áp,… có thể được sử dụng để điều trị bệnh thận yếu ở phụ nữ

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thận yếu ở phụ nữ, bao gồm:

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc khác không được đề cập trong bài viết. Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị thận yếu ở phụ nữ, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

2. Điều trị bằng thuốc Nam

Thuốc Nam là các loại thảo dược có nguồn gốc và sinh sống ở nước ta. Chữa thận yếu bằng thuốc Nam tận dụng đặc tính dược lý của những thảo dược này để cân bằng âm dương, bổ thận, sinh huyết, điều khí,…

Bài thuốc từ râu ngô

Theo dân gian, râu ngô có tính mát, vị ngọt nhẹ, tác dụng giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vì vậy sử dụng bài thuốc từ râu ngô có thể hỗ trợ chức năng bài tiết và lọc máu ở thận.

 Bài thuốc từ đậu đen

Theo dân gian, đậu đen có hình dáng tương tự quả thận nên có tác dụng hoạt huyết, phục hồi thận hư, tiêu độc, lợi thủy, kiện tỳ, chỉ hãn,… Để áp dụng bài thuốc thích hợp, bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện của cơ thể.

Bài thuốc từ đậu đen có tác dụng phục hồi thận hư yếu, hoạt huyết, lợi thủy,…

Bài thuốc từ cây rau răm

Ngoài những bài thuốc trên, rau răm chữa thận yếu cũng là bài thuốc khá phổ biến. Rau răm có tính ấm, tác dụng hoạt huyết và khứ ứ. Tuy nhiên không nên áp dụng bài thuốc này cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong thời gian hành kinh.

Bài thuốc chữa thận yếu từ thuốc Nam có tác dụng chậm nên chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ hoặc đã qua giai đoạn bùng phát của bệnh.

3. Áp dụng bài thuốc Đông y

Tương tự như thuốc Nam, các bài thuốc từ Đông y thường được áp dụng khi bệnh đã bước vào giai đoạn ổn định.

Bài thuốc từ thục địa

Bài thuốc từ thục địa có khả năng bổ thận và hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý ở nữ giới.

Thục địa có khả năng hoạt huyết, điều khí, bổ thận và tăng cường sinh lý ở hai giới

Bài thuốc từ nhục thung dung

Nhục thung dung là dược liệu quý, có tác dụng hoạt huyết, bổ thận và cải thiện chức năng sinh lý ở cả hai giới.

Khi áp dụng những bài thuốc chữa thận yếu từ Đông y, cần hạn chế quan hệ tình dục, nhịn tiểu và ăn mặn.

Chế độ chăm sóc khi điều trị thận yếu ở nữ giới

Bệnh thận yếu chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn cần áp dụng việc dùng thuốc song song với chế độ chăm sóc hợp lý.

Chế độ chăm sóc cho phụ nữ bị thận yếu:

Bệnh thận yếu ở phụ nữ ít phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên nếu không khắc phục, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh lý. Vì vậy ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, nữ giới nên chủ động tìm gặp bác sĩ để thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Xem thêm: 10 địa chỉ thăm khám chứng tê tay chân tốt nhất

Rate this post
Exit mobile version