Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm nang lông là vấn đề da liễu khá phổ biến. Bệnh thường khởi phát do nhiễm trùng (chủ yếu là tụ cầu vàng), tiếp xúc với hóa chất, tăng bạch cầu ái toan,… Bệnh lý này tương đối lành tính và có thể thuyên giảm hoàn toàn nếu chăm sóc và điều trị đúng cách. Ở một số ít trường hợp, nhiễm trùng nang lông có thể xâm lấn sang các mô lân cận và gây mụn nhọt, viêm mô tế bào,…

Viêm nang lông là bệnh gì?

Viêm nang lông là bệnh gì?

Viêm nang lông (Folliculitis) là tình trạng tổn thương khu trú ở một hoặc nhiều nang lông. Đây là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mông, nách, đùi, chân, tay,… ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân và môi.

Tác nhân chính gây viêm nang lông là vi khuẩn, virus, ký sinh và một số loại nấm men. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác. Bệnh lý này bùng phát mạnh vào thời điểm khí hậu nóng, độ ẩm cao và môi trường ô nhiễm.

Viêm nang lông tương đối lành tính, có thể điều trị hoàn toàn trong một thời gian ngắn và hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình gây ra tâm lý thiếu tự tin và e ngại – đặc biệt là đối với phái nữ.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Có rất nhiều tác nhân gây viêm nang lông, bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh và nấm. Các tác nhân này xâm nhập vào da khi có điều kiện thuận lợi và gây viêm nhiễm khu trú ở nang lông.

Thống kê cho thấy, tác nhân thường gặp nhất gây viêm nhiễm nang lông là tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus và trực khuẩn mủ xanh – Pseudomonas aeruginosa. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do vi khuẩn gram âm, nấm Microsporum, Trichophyton tonsurans, nấm Malassezia, nấm Candida albicans, virus herpes, virus giang mai, Demodex,…

Tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus là tác nhân chính gây viêm nhiễm nang lông

Ngoài ra, viêm nang lông cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân không nhiễm trùng như viêm nang lông Decanvas (chủ yếu gặp ở người bị hói đầu), viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan (thường gặp ở người suy giảm miễn dịch) và viêm nang lông do tiếp xúc với hóa chất.

Các yếu tố thuận lợi tăng nguy cơ bị viêm nang lông, bao gồm:

Ngoài các yếu tố thuận lợi trên, nguy cơ mắc viêm nang lông có thể tăng lên nếu thừa cân – béo phì, mắc bệnh tiểu đường, suy giảm chức năng miễn dịch, suy thận, thiếu máu do sắt,…

Triệu chứng nhận biết viêm nang lông

Viêm nang lông thường xuất hiện ở vùng râu, gáy, thân mình, vùng da đầu, vùng mặt,… Thực tế, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da trên cơ thể, trừ lòng bàn chân, bàn tay và môi (do các vùng da này không có nang lông).

1. Triệu chứng điển hình của viêm nang lông

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nang lông:

Hình ảnh tổn thương da do viêm nang lông gây ra

Phạm vi và mức độ tổn thương da thường có sự khác biệt ở từng trường hợp. Điều này phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, cơ địa và một số yếu tố thuận lợi.

2. Dấu hiệu của viêm nang lông theo tác nhân gây bệnh

Biểu hiện lâm sàng của viêm nang lông còn có sự khác biệt tùy vào tác nhân gây bệnh.

Viêm nang lông có nguy hiểm không?

Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp và tương đối lành tính. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi và không để lại sẹo thâm chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên tổn thương ở nang lông ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố tâm lý, thẩm mỹ và ngoại hình.

Hơn nữa nếu không chủ động phòng ngừa, viêm nang lông còn có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Tổn thương ở nang lông có thể tiến triển nặng và tạo thành mụn nhọt

Ngoài ra, ổ viêm nhiễm ở nang lông có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như:

Chẩn đoán bệnh viêm nang lông

Trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Hiện nay, chẩn đoán viêm nang lông chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bệnh được xác định khi tổn thương điển hình là các sẩn nhỏ khu trú ở nang lông, không gây đau, có vảy tiết,… xuất hiện ở cẳng chân, vùng sinh dục, đùi, mặt, da đầu, cổ.

Chẩn đoán viêm nang lông chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng và xét nghiệm bệnh phẩm

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân với các kỹ thuật sau:

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý da liễu khác như:

Các phương pháp điều trị viêm nang lông

Điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và phạm vi tổn thương. Ở một số trường hợp, tổn thương da có tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày hoặc vài tháng mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên đối với viêm nang lông do nấm, virus và vi khuẩn, bác sĩ thường đề nghị điều trị để cải thiện triệu chứng, hạn chế tổn thương da, ngừa thâm sẹo và phòng ngừa biến chứng.

1. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm nang lông thường có tác dụng giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế vi khuẩn, nấm và virus. Dựa vào mức độ thương tổn và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống sau:

Loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Khi dùng thuốc điều trị viêm nang lông, cần sử dụng đều đặn trong thời gian được chỉ định. Ngưng thuốc sớm hoặc dùng không đều có thể gây tình trạng kháng thuốc và giảm hiệu quả điều trị.

2. Biện pháp y tế khác

Trong trường hợp viêm nang lông tái phát nhiều lần, bạn có thể cân nhắc một số biện pháp như:

3. Chăm sóc đúng cách

Bên cạnh các phương pháp y tế, bạn có thể kiểm soát tổn thương da, giảm nóng rát và phòng ngừa biến chứng với chế độ chăm sóc đúng cách.

Vệ sinh cơ thể thường xuyên giúp loại bỏ ổ vi khuẩn và hỗ trợ làm giảm tổn thương ở nang lông

Chế độ chăm sóc đối với bệnh viêm nang lông:

Kết hợp chế độ chăm sóc với sử dụng thuốc đều đặn có thể kiểm soát viêm nang lông chỉ sau 7 – 10 ngày. Đối với các trường hợp chăm sóc không đúng cách, tổn thương ở nang lông có xu hướng kéo dài, viêm đỏ nặng và có nguy cơ để lại sẹo thâm.

Phòng ngừa viêm nang lông bằng cách nào?

Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp, tương đối lành tính và có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên thương tổn da do bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, thẩm mỹ và yếu tố tâm lý.

Ăn uống khoa học giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, làn da và hạn chế nguy cơ tái phát viêm nang lông

Vì vậy sau khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn, bạn cần thực hiện một số phương pháp phòng ngừa tái phát như:

Viêm nang lông là bệnh da liễu tương đối phổ biến, thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Mặc dù dễ điều trị nhưng bệnh lý này có khả năng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý. Vì vậy song song với việc điều trị, cần kết hợp với chế độ chăm sóc và chủ động phòng ngừa bệnh tái phát.

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-nang-long-13678.html

Xem thêm: 6 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả chỉ với vài nghìn đồng

Rate this post
Exit mobile version