Viêm amidan ở trẻ em gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Nếu không kịp thời điều trị, viêm amidan ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Viêm amidan ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm amidan có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, là một trong những chứng bệnh về đường hô hấp phổ biến hiện nay. Trường hợp viêm amidan ở trẻ cũng tương tự như ở người trưởng thành, tuy nhiên do trẻ có hệ miễn dịch yếu nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Cụ thể, viêm amidan ở trẻ em là hiện tượng viêm nhiễm amidan (tổ chức lympho bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây hại từ bên ngoài qua đường họng). Lúc này, amidan của trẻ sẽ bị sung đau khiến các bé cảm thấy khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, đặc biệt là sốt nhẹ.
Viêm amidan nói chung và tình trạng viêm amidan ở trẻ em nói riêng đều được chia thành 2 dạng là cấp và mãn tính. Với tình trạng cấp tính, hiện tượng viêm gây sưng đỏ và đau rát ở cổ họng. Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, trẻ bị hại khuẩn tấn công mạnh hơn làm bệnh trở nặng, gây tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ yếu hơn người trưởng thành, vì thế dễ bị vi khuẩn, virus thâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ chính làm khởi phát viêm amidan ở trẻ em có thể kể đến như:
- Sự thay đổi khí hậu thất thường, môi trường khói bụi ô nhiễm là tác nhân khiến trẻ em dễ bị viêm amidan.
- Trẻ ăn phải những thực phẩm dị ứng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… kích thích amidan, sản sinh phản ứng viêm. Đặc biệt những trường hợp bố mẹ cho trẻ uống hoặc ăn nhiều đồ lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho khu vực amidan của trẻ.
- Một số trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus cúm, ho gà, sởi,… khiến hệ thống phòng vệ của cơ thể yếu dần, làm khởi phát bệnh viêm amidan ở trẻ em.
Trẻ em giai đoạn 4 – 10 tuổi là thời điểm amidan hoạt động mạnh hệ miễn dịch, tuy nhiên sức đề kháng tổng thể của cơ thể không cao. Do đó khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, cơ thể vẫn chưa thể “đánh bại” được chúng, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, cụ thể là tại khu vực amidan.
Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em
Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên về mức độ tác động và tần suất xuất hiện các triệu chứng có thể dày đặc hơn do sức đề kháng của trẻ yếu, cộng với việc các chức năng của các cơ quan trên cơ thể chưa thật sự hoàn thiện. Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh như:
- Sốt: Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ, nếu bố mẹ thấy thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn mức này có nghĩa là trẻ có dấu hiệu sốt. Trường hợp bệnh viêm amidan, trẻ thường sốt cao từ 39 – 40 độ, đây là một trong các triệu chứng điển hình của bệnh.
- Sự thay đổi của amidan: Trạng thái bình thường amidan có màu hồng nhạt, vị trí hai bên thành họng trơn láng. Tuy nhiên khi khu vực này bị viêm, amidan của trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, thành họng quan sát thấy có đốm trắng bất thường. Trẻ bắt đầu cảm thấy đau đớn, ngứa rát khó chịu ở cổ họng.
- Đau rát cổ họng: Ngoài những cơn đau rát khó chịu, cổ họng của trẻ cũng trở nên khô, hơi thở có mùi, vòm họng đau làm trẻ khó khăn khi nhai nuốt thức ăn, nướt bọt,…
- Ho khan, ho có đờm: Đây là một triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm amidan. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng có thể là cảnh báo các bệnh lý liên quan khác như viêm họng, viêm phế quản,… Trẻ còn bị thay đổi giọng nói, trở nên khàn hơn, đôi khi bị lạc giọng.
- Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ khi bị viêm amidan còn có các biểu hiện khác như chảy nhiều nước dãi, sưng hạch bạch huyết, phát ban, đau tai.
Phụ huynh khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường kể trên nên đưa con đi thăm khám và điều trị. Mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không chữa trị, viêm amidan có thể chuyển từ cấp sang mãn tính. Ngoài ra, nguy cơ biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm amidan ở trẻ em hay ở người trưởng thành đều có thể chữa trị dứt điểm nếu áp dụng đúng phương pháp và can thiệp điều trị từ sớm. Ngược lại, trường hợp không phát hiện và giúp con điều trị, tình trạng viêm amidan ở trẻ em có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển. Một số vấn đề như:
- Áp xe quanh amidan: Biến chứng thường gặp ở những trẻ bị viêm do nhiễm vi khuẩn. Lúc này đường thở có thể bị tắc nghẽn, viêm nhiễm lan rộng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
- Áp xe phế quản: Viêm nhiễm làm tổn thường đường thở, động mạch cảnh có dấu hiệu bị ăn mòn dẫn đến huyết khối tĩnh mạch.
- Sốt thấp khớp: Đây là một trong các biến chứng thường gặp ở trẻ bị viêm amidan trong thời gian dài, mức độ nặng.
- Viêm cầu thận cấp: Vi khuẩn khi thâm nhập vào sâu bên trong cơ thể có thể lan nhanh, phát triển gây biến chứng viêm cầu thận cấp tính.
Ngoài các biến chứng kể trên, một số trường hợp trẻ có thể bị ung thư amidan, viêm tai giữa hoặc viêm cơ tim,… do viêm amidan nặng trong thời gian dài nhưng không được phát hiện và điều trị. Không những thế một số trường hợp bố mẹ áp dụng sai phương pháp điều trị cho trẻ cũng khiến nguy cơ biến chứng cao, gây hại nghiêm trọng sức khỏe của trẻ nhỏ.
Các phương pháp điều trị viêm amidan ở trẻ em
So với người trưởng thành, việc điều trị viêm amidan ở trẻ em gặp khó khăn hơn, bởi giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể các bé chưa hoàn thiện. Một số bộ phận chưa phát triển ổn định nên việc can thiệp chuyên sâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Thông qua thăm khám, dựa vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm mà trẻ đang gặp phải, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị được tiến hành như:
Dùng thuốc Tây điều trị
Cho trẻ sử dụng thuốc Tây điều trị viêm amidan cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc có tác dụng loại bỏ một số vi khuẩn, virus đang tấn công, gây hại cho niêm mạc tại họng và amidan. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, thông thường thuốc cho trẻ chỉ nên dùng với thời gian ngắn, không nên kéo dài để hạn chế gặp các tác dụng phụ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị amidan cho người lớn và trẻ em, chẳng hạn như:
- Thuốc acetaminophen: Được chỉ định khi trẻ có biểu hiện sốt cao, có công dụng giảm đau hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh penicillin: Bác sĩ chỉ định cho trường cụ thể. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, liên cầu khuẩn nhưng không có tác dụng lên virus. Tùy vào tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống thuốc viên hay dùng thuốc dạng tiêm.
- Thuốc kháng sinh không steroid: Hiệu quả trong việc giảm sưng amidan, giảm đau rát cổ họng.
Thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên nguy cơ gây tác dụng phụ cao. Do đó, bố mẹ nên tránh việc tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Việc dùng sai thuốc, sai cách, quá liều có thể gây ra tương tác thuốc, phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Áp dụng biện pháp tại nhà
Bên cạnh việc điều trị viêm amidan ở trẻ em bằng thuốc tân dược, trường hợp viêm nhẹ chưa cần can thiệp sử dụng thuốc, phụ huynh có thể chăm sóc, cải thiện sức khỏe cho bé tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên đưa con đến bác sĩ để theo dõi, thăm khám tình trạng phục hồi của cơ thể để kịp thời xử lý các vấn đề khi cần thiết.
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc cải thiện viêm amidan ở trẻ em tại nhà, phụ huynh có thể tham khảo thực hiện:
- Dùng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý pha sẵn nồng độ phù hợp sử dụng cho bệnh nhân nhỏ tuổi. Nước muối giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn đang tấn công amidan. Theo đó, bố mẹ có thể tập cho con thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 2 lần.
- Uống nước chanh ấm, mật ong: Cách làm này không chỉ cung cấp cho cơ thể bé vitamin C, chất chống oxy hóa mà còn hỗ trợ đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Mỗi ngày, bố mẹ có thể pha cho trẻ 1 ly nước ấm với 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất và ít nước cốt chanh. Sau khi con ăn sáng xong khoảng 20 – 30 phút có thể cho trẻ uống, uống khi nước còn ấm. Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Dùng mật ong và bạc hà: Ngoài mùi thơm tự nhiên, lá bạc hà còn chứa nhiều chất kháng khuẩn tốt cho sức kh
ỏe. Bạc hà được sử dụng trong nhiều cách chữa bệnh khác nhau, trong đó có các vấn đề về đường hô hấp. Theo đó, bố mẹ có thể dùng lá bạc hà hãm trà, pha thêm một chút mật ong cho trẻ uống hàng ngày để giảm viêm amidan.
Ngoài các biện pháp kể trên, bố mẹ có thể cho con dùng các nguyên liệu thiên nhiên khác để cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở amidan cho trẻ em. Các mẹo chữa đơn giản, an toàn tuy nhiên tác dụng chậm, đòi hỏi sự kiên trì của người thực hiện. Bên cạnh đó bố mẹ được khuyến khích đưa con đi thăm khám kết hợp để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ được hiệu quả hơn.
Phẫu thuật cắt amidan
Viêm amidan ở trẻ em có cần phải cắt không? Các chuyên gia giải đáp rằng đa số trường hợp phải cắt amidan là trường hợp mãn tính, triệu chứng nặng nề có nguy cơ biến chứng cao. Lúc này không còn phương pháp nội khoa nào phù hợp thì phẫu thuật ngoại khoa mới bắt buộc phải áp dụng.
Nếu cơ thể trẻ vẫn có đủ khả năng điều trị bằng các biện pháp can thiệp khác, bác sĩ sẽ hạn chế tối đa lựa chọn này. Bởi, cơ thể trẻ em có thể chưa thực sự hoàn thiện, nếu gặp phải sai sót có khả năng ảnh hưởng sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ sau này. Chính vì thế, trước khi điều trị các bác sĩ sẽ hỏi ý kiến người thân để đưa ra giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Chăm sóc trẻ mắc bệnh viêm amidan
Bên cạnh thực hiện các biện pháp điều trị, chăm sóc cũng là yếu tố tiên quyết giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm amidan ở trẻ em. Do đó, bố mẹ không nên bỏ qua một số vấn đề sau đây:
- Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, tập thói quen đánh răng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bố mẹ có thể lựa chọn dung dịch súc miệng cho trẻ hoặc pha nước muối loãng giúp con vệ sinh miệng được tốt nhất.
- Dạy con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh xong để loại bỏ vi khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm hầu họng, viêm amidan.
- Thời tiết thay đổi cần giúp trẻ giữ ấm, tránh tình trạng nhiễm lạnh tăng cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài, nhất là ở những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người xung quanh.
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nước, rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng. Tránh cho trẻ ăn đồ lạnh, đồ ăn cay nóng, không nên cho trẻ uống nước ngọt có gas, đồ uống đóng chai.
- Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục, vận động cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
- Thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp triệt để để tránh các rủi ro viêm nhiễm, biến chứng gây hại sức khỏe.
Viêm amidam ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên nếu không sớm điều trị, nguy cơ bệnh từ cấp tính chuyển sang mãn tính hoặc biến chứng ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Phụ huynh nên đưa con thăm khám bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, tránh việc tự ý mua và cho con sử dụng thuốc Tây khi chưa được hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị Viêm Amindan Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh [Đừng Bỏ Qua]
- Bị Viêm Amidan Uống Thuốc Gì Tốt? Đông Y hay Tây y?
- 11 Cách chữa viêm họng hạt tại nhà hiệu quả dễ áp dụng
- Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Nhận Định
Xem thêm: Các loại thuốc trị hắc lào tốt nhất 2020 – Bôi là khỏi