Xét nghiệm peptide C là xét nghiệm máu được thực hiện để tìm hiểu cơ thể bạn sản xuất bao nhiêu insulin. Điều này có thể hữu ích cho việc xác định xem bạn bị tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 hoặc bạn có đề kháng insulin hay không.
Xét nghiệm peptide C là xét nghiệm máu được thực hiện để tìm hiểu cơ thể bạn sản xuất bao nhiêu insulin. Điều này có thể hữu ích cho việc xác định xem bạn bị tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 hoặc bạn có đề kháng insulin hay không.
Xét nghiệm insulin peptide C là gì?
Insulin là hormone chủ yếu chịu trách nhiệm hạ nồng độ glucose (đường) trong máu. Nó được sản xuất bởi các tế bào beta (là những tế bào chuyên biệt của tuyến tụy). Khi chúng ta ăn, cơ thể bắt đầu phân hủy thức ăn thành đường và các chất dinh dưỡng khác.
Để phản ứng với điều này, tuyến tụy sản xuất insulin, cho phép các tế bào hấp thu đường từ máu. Peptide C là sản phẩm phụ tạo ra khi insulin được sản xuất. Do đó, đo lượng peptide C trong máu sẽ cho biết bao nhiêu insulin được tạo ra. Nói chung, sản xuất peptide C cao tức là sản xuất insulin cao và ngược lại.
Ai cần xét nghiệm insulin peptide C?
Xét nghiệm peptide C insulin (hoặc đơn giản là xét nghiệm peptide C) được sử dụng để giám sát sản xuất insulin trong cơ thể và xác định nguyên nhân của hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp).
Xét nghiệm này thường được thực hiện khi một người nào đó mới được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 1, để cho thấy tuyến tụy sản xuất bao nhiêu insulin. Nó cũng được sử dụng để phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nếu bác sĩ không chắc chắn. Nó cũng có thể cung cấp thông tin các tế bào beta trong tuyến tụy làm việc hiệu quả như thế nào.
Xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện cho những bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến hạ đường huyết mà không bị tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Trong trường hợp này, cơ thể có thể sản xuất quá nhiều insulin. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm:
- Đổ mồ hôi
- Tim đập nhanh
- Đói quá mức
- Căng thẳng hoặc dễ cáu kỉnh
- Lú lẫn
- Mờ mắt
- Xỉu
- Co giật hoặc mất ý thức.
Bạn chuẩn bị cho xét nghiệm insulin peptide C như thế nào?
Xét nghiệm insulin peptide C là gì?
Insulin là hormone chủ yếu chịu trách nhiệm hạ nồng độ glucose (đường) trong máu. Nó được sản xuất bởi các tế bào beta (là những tế bào chuyên biệt của tuyến tụy). Khi chúng ta ăn, cơ thể bắt đầu phân hủy thức ăn thành đường và các chất dinh dưỡng khác.
Để phản ứng với điều này, tuyến tụy sản xuất insulin, cho phép các tế bào hấp thu đường từ máu. Peptide C là sản phẩm phụ tạo ra khi insulin được sản xuất. Do đó, đo lượng peptide C trong máu sẽ cho biết bao nhiêu insulin được tạo ra. Nói chung, sản xuất peptide C cao tức là sản xuất insulin cao và ngược lại.
Ai cần xét nghiệm insulin peptide C?
Xét nghiệm peptide C insulin (hoặc đơn giản là xét nghiệm peptide C) được sử dụng để giám sát sản xuất insulin trong cơ thể và xác định nguyên nhân của hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp).
Xét nghiệm này thường được thực hiện khi một người nào đó mới được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 1, để cho thấy tuyến tụy sản xuất bao nhiêu insulin. Nó cũng được sử dụng để phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nếu bác sĩ không chắc chắn. Nó cũng có thể cung cấp thông tin các tế bào beta trong tuyến tụy làm việc hiệu quả như thế nào.
Xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện cho những bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến hạ đường huyết mà không bị tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Trong trường hợp này, cơ thể có thể sản xuất quá nhiều insulin. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm:
- Đổ mồ hôi
- Tim đập nhanh
- Đói quá mức
- Căng thẳng hoặc dễ cáu kỉnh
- Lú lẫn
- Mờ mắt
- Xỉu
- Co giật hoặc mất ý thức.
Bạn chuẩn bị cho xét nghiệm insulin peptide C như thế nào?
Việc chuẩn bị cho xét nghiệm insulin peptide C phụ thuộc vào tuổi tác và lý do xét nghiệm.
Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu phải nhịn đói trong 12 tiếng trước khi xét nghiệm. Nhịn đói yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước lọc trước khi xét nghiệm.
Bạn cũng có thể ngưng sử dụng một số thuốc nhất định. Bác sĩ sẽ cung cấp các hướng dẫn riêng dựa trên nhu cầu y tế cụ thể của bạn.
Xét nghiệm insulin peptide C tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm insulin peptide C đòi hỏi bác sĩ hoặc y tá có trình độ sẽ lấy một mẫu máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch, thường ở cánh tay hoặc phía mu bàn tay của bạn. Thủ thuật có thể gây ra sự khó chịu nhỏ, nhưng nó chỉ là tạm thời. Máu sẽ được thu thập trong một ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
Kết quả thường có trong vòng vài ngày. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin về kết quả và ý nghĩa của chúng. Nhìn chung, kết quả bình thường cho nồng độ peptide C trong máu là 0,5-2,0 ng/mL (số nanogram trên 1 ml). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm insulin peptide C có thể khác nhau tùy theo phòng thí nghiệm.
Rủi ro xét nghiệm insulin peptide C là gì?
Xét nghiệm insulin peptide C có thể gây ra một số khó chịu khi lấy mẫu máu. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau tạm thời hoặc nhói ở chỗ tiêm. Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:
- Khó khăn khi lấy mẫu, dẫn đến chích nhiều mũi tiêm
- Chảy máu quá mức tại khu vực bị tiêm
- Ngất do mất máu
- Tích tụ máu dưới da, còn gọi là khối tụ máu (bầm tím)
- Nhiễm trùng vùng tiêm.
Kết quả xét nghiệm peptide C là gì?
Việc chuẩn bị cho xét nghiệm insulin peptide C phụ thuộc vào tuổi tác và lý do xét nghiệm.
Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu phải nhịn đói trong 12 tiếng trước khi xét nghiệm. Nhịn đói yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước lọc trước khi xét nghiệm.
Bạn cũng có thể ngưng sử dụng một số thuốc nhất định. Bác sĩ sẽ cung cấp các hướng dẫn riêng dựa trên nhu cầu y tế cụ thể của bạn.
Xét nghiệm insulin peptide C tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm insulin peptide C đòi hỏi bác sĩ hoặc y tá có trình độ sẽ lấy một mẫu máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch, thường ở cánh tay hoặc phía mu bàn tay của bạn. Thủ thuật có thể gây ra sự khó chịu nhỏ, nhưng nó chỉ là tạm thời. Máu sẽ được thu thập trong một ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
Kết quả thường có trong vòng vài ngày. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin về kết quả và ý nghĩa của chúng. Nhìn chung, kết quả bình thường cho nồng độ peptide C trong máu là 0,5-2,0 ng/mL (số nanogram trên 1 ml). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm insulin peptide C có thể khác nhau tùy theo phòng thí nghiệm.
Rủi ro xét nghiệm insulin peptide C là gì?
Xét nghiệm insulin peptide C có thể gây ra một số khó chịu khi lấy mẫu máu. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau tạm thời hoặc nhói ở chỗ tiêm. Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:
- Khó khăn khi lấy mẫu, dẫn đến chích nhiều mũi tiêm
- Chảy máu quá mức tại khu vực bị tiêm
- Ngất do mất máu
- Tích tụ máu dưới da, còn gọi là khối tụ máu (bầm tím)
- Nhiễm trùng vùng tiêm.
Kết quả xét nghiệm peptide C là gì?
Kết quả xét nghiệm được xếp trong ba vùng.
Chỉ số bình thường
Giới hạn bình thường cho xét nghiệm là 0,51-2,72 nanogram/ml (ng/ml).
Điều này cũng có thể được diễn tả là 0,17–0,90 nanomol/lít (nmol/l).
Các thông tin sau đây chỉ giống như một hướng dẫn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các kết quả xét nghiệm có thể là dấu hiệu của điều gì.
Chỉ số kết quả thấp
Chỉ số peptide C thấp và lượng đường trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Chỉ số peptide C và đường huyết đều thấp có thể là dấu hiệu của bệnh gan, nhiễm trùng nặng hoặc bệnh Addison.
Chỉ số kết quả cao
Chỉ số peptide C cao với chỉ số đường huyết thấp có thể là dấu hiệu của kháng insulin, bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc hội chứng Cushing.
Chỉ số peptide C cao nhưng chỉ số đường huyết thấp có thể là kết quả của u đảo tụy (một khối u trong tuyến tụy), trừ khi thuốc hạ đường huyết đã ảnh hưởng đến kết quả.
Kết quả xét nghiệm được xếp trong ba vùng.
Chỉ số bình thường
Giới hạn bình thường cho xét nghiệm là 0,51-2,72 nanogram/ml (ng/ml).
Điều này cũng có thể được diễn tả là 0,17–0,90 nanomol/lít (nmol/l).
Các thông tin sau đây chỉ giống như một hướng dẫn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các kết quả xét nghiệm có thể là dấu hiệu của điều gì.
Chỉ số kết quả thấp
Chỉ số peptide C thấp và lượng đường trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Chỉ số peptide C và đường huyết đều thấp có thể là dấu hiệu của bệnh gan, nhiễm trùng nặng hoặc bệnh Addison.
Chỉ số kết quả cao
Chỉ số peptide C cao với chỉ số đường huyết thấp có thể là dấu hiệu của kháng insulin, bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc hội chứng Cushing.
Chỉ số peptide C cao nhưng chỉ số đường huyết thấp có thể là kết quả của u đảo tụy (một khối u trong tuyến tụy), trừ khi thuốc hạ đường huyết đã ảnh hưởng đến kết quả.
Xem thêm: CÁC SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ