Xuất huyết dạ dày có thể gây ra một số hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, thậm chí còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy, điều trị bệnh bằng cách nào? Làm thế nào để chấm dứt cơn đau và cầm máu hiệu quả. Hãy theo dõi thêm thông tin và gợi ý điều trị trong bài viết dưới đây để có thêm những lựa chọn tốt nhất.
Bệnh xuất huyết dạ dày – Mối nguy hại không nên chủ quan
Xuất huyết dạ dày là chứng bệnh chảy máu bên trong dạ dày do niêm mạc vùng dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Vết loét để lâu ngày sẽ sưng, viêm, chảy máu. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 25 – 50 tuổi, đặc biệt là ở nam giới do có tỷ lệ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia gây kích ứng dạ dày cao hơn nữ giới.
Hiện nay, xuất huyết dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh để phòng tránh cũng như điều trị có hiệu quả cao hơn.
Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày thường gặp
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết bao tử có thể kể đến như:
- Do tai nạn: Thường gặp phải khi người bệnh gặp phải một số chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… gây tổn thương mạnh ở vùng bụng. Từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết trong bao tử.
- Tiền sử bệnh dạ dày: Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, viêm hang vị, xung huyết dạ dày, viêm trợt niêm mạc,… nếu ở giai đoạn nặng, không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết dạ dày.
- Sử dụng đồ uống có cồn: Cồn là một trong những chất cấm kị đối với người có biểu hiện bệnh về dạ dày. Chất cồn có trong rượu bia sẽ liên tục bào mòn vết viêm, loét. Từ đó khiến mạch máu bị căng, vỡ và dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Nhiều người thường mắc phải những thói quen xấu trong ăn uống như: Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ăn đồ nhiều dầu mỡ, dùng thực phẩm quá cay, ăn nhiều đồ chua,… Đây là những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nếu thói quen này duy trì dài ngày có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày, trong đó có xuất huyết.
- Căng thẳng stress: Thần kinh căng thẳng, thường xuyên bị mất ngủ, stress kéo dài hoặc thức khuya sẽ làm ổ viêm nhanh chóng loét và chảy máu.
- Một số nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sử dụng chất kích kích,…
Những nguyên nhân trên thường rất hay gặp phải, bởi vậy, người bệnh tuyệt đối KHÔNG NÊN CHỦ QUAN, hãy chủ động phòng tránh để không gặp phải những phiền toái phức tạp về sau.
Những triệu chứng xuất huyết bao tử đáng chú ý
Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết thông qua những biểu hiện thường gặp dưới đây:
Đau vùng thượng vị: Đau quặn bụng ở trên rốn (vùng thượng vị), cơn đau nặng hơn khi bụng quá no hoặc quá đói. Đau thượng vị khiến người bệnh cảm thấy khó chịu kéo dài vài ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đi ngoài ra máu: Tình trạng xuất huyết trong dạ dày khiến người bệnh đi ngoài ra máu tươi, ở giai đoạn nặng, xuất huyết nhiều sẽ thấy phân màu đen. Nếu có biểu hiện đi ngoài phân đen là báo hiệu tình trạng bệnh nguy cấp, có thể bị thủng gây nguy hiểm tính mạng.
Thiếu máu: Xuất huyết dẫn đến mất máu quá nhiều khiến da dẻ người bệnh sẽ bị tái nhợt, môi tím tái, suy nhược cơ thể trầm trọng. Ngoài ra còn cảm thấy ớn lạnh, bụng chướng khi ấn vào bụng cảm giác thấy cứng.
Buồn nôn, nôn: Acid dịch vị trong dạ dày dư thừa làm người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn và dịch vị màu vàng. Một số trường hợp còn có dấu hiệu nôn ra máu kèm thức ăn và cảm thấy mùi tanh ở cổ họng.
Những biểu hiện này rất thường gặp, tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý đau dạ dày khác. Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác vẫn là thông qua nội soi, thăm khám. Chính vì thế, ngay khi thấy có dấu hiệu ban đầu trên đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Các dạng bệnh xuất huyết dạ dày cần phân biệt
Mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Thông thường xuất huyết dạ dày được chia thành 2 dạng chính:
Xuất huyết tiêu hóa trên
Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa trên gây nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, đậm như hắc ín. Tình trạng xuất huyết này thường là do máu tụ và chảy liên tục với số lượng nhỏ trong một thời gian dẫn đến thay đổi màu phân. Trường hợp máu không thoát ra khỏi cơ thể qua hậu môn thì người bệnh có dấu hiệu nôn ra dịch màu nâu giống như bã cà phê.
Vị trí: Xuất phát từ thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng).
Dấu hiệu nhận biết: Đầy bụng khó tiêu, đau vùng thượng vị, đau bụng nhẹ, vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, khó nuốt,…
Xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu từ dạ dày tá tràng đến ruột già và hậu môn. Nguy cơ mắc bệnh thường tăng theo thời gian, đối tượng thường gặp phải tình trạng bệnh là người già trên 50 tuổi. Chảy máu đường tiêu hóa dưới có thể gây đau hoặc không đau và thường do nhiễm trùng, viêm hoặc khối u hoặc polyp trong hệ thống tiêu hóa.
- Vị trí: Xuất phát ở ruột non, trực tràng, đại tràng rồi đi qua hậu môn.
- Dấu hiệu nhận biết: Sốt, giảm cân, cơ thể mất nước, huyết áp thấp, da xanh xao nhợt nhạt,…
Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh CỰC KỲ NGUY HIỂM, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì tình trạng chảy máu xảy ra ở bên trong dạ dày nên việc phát hiện và cầm máu rất khó khăn. Do đó, nếu không có biện pháp xử lý có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu bệnh để lâu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng khó kiểm soát.
Việc xử lý xuất huyết dạ dày cần làm càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Đồng thời phải tìm cách điều trị về lâu về dài để bảo đảm sức khỏe toàn diện về sau. Ngay khi có dấu hiệu xuất huyết, người nhà cần bình tĩnh thực hiện các cách xử lý sau:
- Bước 1: Giữ người bệnh nằm yên ở tư thế đầu thấp chân cao, ủ ấm cơ thể và tuyệt đối không để bệnh nhân đi lại tự do.
- Bước 2: Cho người bị xuất huyết dạ dày uống thuốc cầm máu (nên lót dạ trước khi sử dụng thuốc).
- Bước 3: Sau khi thực hiện 2 bước sơ cứu trên, thì pha loãng 8g muối với 100ml nước lạnh cho người bệnh uống từ từ để hạn chế tình trạng máu chảy ồ ạt.
- Bước 4: Sau khi thực hiện các bước sơ chế đơn giản, người nhà nên đưa người bệnh tới bệnh viện để tiến hành cấp cứu kịp thời.
Với bệnh xuất huyết dạ dày, dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính thì người bệnh đều cần nhập viện ngay lập tức khi có triệu chứng xuất huyết.
Chẩn đoán và điều trị sốt huyết dạ
dày
Để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ gặp phải. Sau đó, căn cứ vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị liệu phù hợp nhất.
Chẩn đoán chính xác tình trạng sốt huyết bao tử
Chẩn đoán là bước quan trọng giúp các bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất. Người bệnh có thể lựa chọn thăm khám tại các cơ sở Đông y hoặc Tây y. Tuy nhiên, chung nhất, đều trải qua 2 giai đoạn.
1, Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ đưa ra hàng loạt câu hỏi để biết được tình trạng sức khỏe cũng như các biểu hiện bất thường mà bệnh nhân đang gặp phải. Giai đoạn này đều được thực hiện cả khi thăm khám bằng Tây y và Đông y. Nhưng Đông y có phần chi tiết và tỉ mỉ hơn.
2, Kiểm tra cận lâm sàng: Thông qua tiến hành hàng loạt kiểm tra cận lâm sàng như để có nhận định đúng thông qua hình ảnh, kết quả phân tích các sinh thiết.
- Xét nghiệm phân và nước tiểu để xác định tình trạng xuất huyết.
- Nội soi dạ dày để quan sát vị trí bị chảy máu trên thành dạ dày.
- Chụp X-quang để quan sát tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày.
- Xét nghiệm máu để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Việc chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh sẽ có ý nghĩa quyết định rất lớn đến hiệu quả chữa bệnh. Nếu xác định sai, quá trình điều trị sẽ kéo dài dai dẳng, khó dứt điểm, thậm chí gây ra những vấn đề không mong muốn. Vì thế hãy đi khám CÀNG SỚM CÀNG TỐT.
ĐỪNG CHỦ QUAN KHI DẠ DÀY BỊ XUẤT HUYẾT – HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Điều trị xuất huyết dạ dày bằng bài thuốc dân gian tại nhà
Xuất huyết dạ dày có thể sử dụng một số cây thuốc có sẵn trong vườn nhà để điều trị bệnh như:
- Bài thuốc từ cây lược vàng: Trong cây lược vàng có chứa nhiều hợp chất Steroid và Flavonoid có tác dụng cầm chừng tình trạng bệnh xuất huyết dạ dày. Lấy 2 – 3 lá lược vàng bánh tẻ, rửa sạch rồi cắt nhỏ sau đó bỏ vào bình và đổ nước sôi ngập lá. Chia nước lá lược vàng thành nhiều lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc từ lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi đem đun sôi với 500ml nước. Sau đó dùng nước trầu không uống hằng ngày, sử dụng trong vòng 1 tháng các triệu chứng xuất huyết giảm dần.
- Sử dụng trà hoa cúc: Người bệnh có thể tự phơi khô hoa cúc để pha trà hoặc dùng hoa cúc khô bán trên thị trường. Lấy 3 – 5 bông hoa cúc khô hãm với nước đun sôi trong khoảng 10 phút sau đó dùng nước uống thay trà hàng ngày.
Dược tính của các cây thuốc Nam không cao, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng mới mang lại hiệu quả giảm chảy máu dạ dày. Lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia tiêu hóa là người bệnh chỉ nên áp dụng các cách chữa này như một phương pháp hỗ trợ kết hợp thuốc đặc trị để có hiệu quả cao nhất.
Điều trị xuất huyết dạ dày bằng Tây y
Tây y là lựa chọn phổ biến của đa số người bệnh vì tính thuận tiện, hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh. Tùy tình trạng của người bệnh, các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Mục đích giúp giảm nhanh cơn đau, ngăn chặn kịp thời tình trạng xuất huyết để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
Phác đồ nội khoa chữa sốt huyết bao tử
Dựa và
o kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc trị xuất huyết dạ dày phù hợp.
Một số thuốc trị xuất huyết mang lại hiệu quả cầm máu nhanh chóng là:
- Thuốc làm giảm điều tiết acid dạ dày: Omeprazole, Ranitidine, Kva matel và một số loại thuốc khác. Nhóm thuốc này giúp làm giảm acid pepsin, HCl trong dạ dày và hạn chế vết loét ăn sâu gây chảy máu.
- Thuốc cầm máu: Vitamin K, Posthypophyse hoặc Hemocaprol, axit aminocaproic, etamzilat,… Đây là nhóm thuốc có tác dụng cầm máu nhanh chóng, ngăn nguy cơ mất máu quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc gây tử vong.
- Thuốc trung hòa acid: Nhóm thuốc trung hòa acid thường có thành phần chính là Magnesium và Nhôm. Tác dụng chính là trung hòa acid tại chỗ, giảm tiết acid và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét.
Các loại thuốc điều trị này tuy tác dụng nhanh nhưng lại có thể gây ra các tác dụng phụ như: Đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu,… Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc chữa xuất huyết dạ dày người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Phác đồ ngoại khoa điều trị xuất huyết
Trường hợp xuất huyết điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.
Tùy vào tình trạng xuất huyết cụ thể, người bệnh có thể được áp dụng các phương pháp sau:
- Điều trị bằng nội soi: Sau khi thực hiện biện pháp rửa dạ dày và sử dụng thuốc điều trị nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục bị xuất huyết hoặc tái phát xuất huyết dạ dày thì sẽ được điều trị bằng nội soi. Các bác sĩ sử dụng tia laser, dùng đầu nhiệt, sử dụng các chất cầm máu xịt tại chỗ để làm lành miệng các vết thương và ngăn chặn tình trạng tái xuất huyết tại niêm mạc dạ dày.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng, thường được khuyến cáo chỉ nên áp dụng trong trường hợp người bị chảy máu nhiều, ồ ạt gây mất máu có thể dẫn đến khả năng tử vong ngay lập tức hoặc người bị xuất huyết kèm theo thủng dạ dày.
Những phương pháp điều trị ngoại khoa thường chỉ áp dụng khi các phác đồ nội khoa không đem lại hiệu quả cao vì thường tốn kém khá nhiều chi phí, mất thêm thời gian để phục hồi. Đồng thời, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng nguy hiểm. Người bệnh cần hết sức cẩn trọng và nên cân nhắc cẩn thận.
Cách chữa xuất huyết dạ dày bằng Đông y
Thuốc Đông y được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả điều trị bệnh triệt để tận gốc. Đây cũng là giải pháp trị xuất huyết dạ dày được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Đặc biệt là khi Tây y dần bộc lộ những bất cập thì xu hướng tìm đến cách chữa này lại đang ngày càng gia tăng.
Người bệnh có thể lựa chọn một số đơn thuốc dưới đây để cầm máu, giảm đau, điều trị xuất huyết dạ dày.
- Bài thuốc 1: Tía tô, Xương bồ, Biển đậu, Hoàng kỳ, Hoài sơn, Sâm đại hành, Lá đắng, Chỉ xác, Trần bì, Bạch truật (sao vàng hạ thổ), Cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ), Đương quy, Lá lốt và Sinh khung. Đem rửa sạch và sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
- Bài thuốc 2:Hoài sơn, Liên nhục, Ngưu tất, Bạch truật, Cát căn, Trần bì, Viễn chi, Chỉ xác, Phòng sâm, Hắc táo nhân, Bán hạ chế v
à Cam thảo. Các vị thuốc sắc với nước trên lửa nhỏ, sau đó chia đều uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần khi còn ấm vào sau mỗi bữa ăn. - Bài thuốc 3: Sa nhân, Hương phụ, Ô dược, Cam thảo, Diên hồ sách và Trần bì. Tất cả đem rửa sạch, sắc cùng nước chia đều uống 4 lần trong ngày, kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Những bài thuốc này thường rất dễ thực hiện, các vị thảo dược có thể tìm thấy tại các nhà thuốc Đông y. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là liều lượng không rõ ràng, bệnh nhân có thể sử dụng quá đà dẫn đến phản tác dụng. Hơn nữa, hình thức sử dụng chủ yếu là đun sắc nên khiến nhiều người e ngại vì khá tốn công, nhất là những người bận rộn.
Với sự phát triển tiến bộ của Y học như hiện nay, người bệnh có thể tìm kiếm và lựa chọn những bài thuốc bào chế sẵn theo công thức đã được tính toán, gia giảm phù hợp nhất với đa số cơ địa người Việt.
Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc Đông y điều trị xuất huyết bao tử hiệu quả tối ưu nhất hiện nay
Nếu người bệnh đang tìm kiếm một giải pháp Đông y vừa có HIỆU QUẢ CAO, vừa AN TOÀN – LÀNH TÍNH và có hình thức sử dụng THUẬN TIỆN – ƯU VIỆT thì Sơ can Bình vị tán chính là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua.
Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia YHCT hàng đầu, dựa trên nghiên cứu những bài thuốc chữa dạ dày cổ phương cũng như thảo dược đặc trị. Hơn 30 loại dược liệu có công dụng cao trong cầm máu, giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, làm lành tổn thương, phục hồi niêm mạc. Ngoài ra, tổng thể bài thuốc còn có sự kết hợp thêm nhiều vị thuốc bồi bổ, dưỡng huyết giúp tăng cường chức năng phủ tạng, phục hồi sức khỏe rất tốt.
Tất cả dược liệu được phân chia, tính toán, gia giảm dựa trên sự phù hợp với cơ địa người bệnh thành 3 chế phẩm đặc trị. Mỗi chế phẩm chủ trị xử lý 1 vấn đề, từ nguyên nhân đến triệu chứng. Từ đó giúp bệnh khỏi nhanh chóng, bền vững hơn.
Ưu điểm bài thuốc:
- Phù hợp với tất cả mọi đối tượng và trường hợp bệnh. Mỗi bệnh nhân sẽ có một liệu trình riêng biệt, được kê cắt dựa theo tình trạng chẩn đoán chứ không điều trị đại trà, Nhờ vậy đem đến hiệu quả tối ưu hơn.
- Thảo dược sạch, đảm bảo an toàn, lành tính, không tác dụng phụ; bào chế bằng công nghệ hiện đại thành các hình thức dễ sử dụng như: viên hoàn, cao mềm, thuốc sắc sẵn,… thuận tiện cho người sử dụng.
- Lộ trình điều trị rõ ràng, được theo dõi và điều chỉnh bởi các bác sĩ tùy theo tiến triển từng giai đoạn. Hiệu quả phục hồi luôn ổn định ở mức 90%, bệnh khỏi ít tái phát.
Đối tượng sử dụng: Tất cả mọi đối tượng bị các bệnh đau dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Phù hợp với những người bệnh mãn tính, đã từng điều trị nhiều không khỏi, thể trạng yếu.
- Sơ can Bình vị tán đã được đưa vào ứng dụng gần 10 năm nay, đem lại hiệu quả tích cực, được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn và phản hồi rất tốt. Bài thuốc đã giúp cho k
hoảng 4000 lượt bệnh nhân dạ dày khỏi bệnh mỗi năm, ⅓ trong số đó gặp vấn đề về xuất huyết dạ dày. - 100% người sử dụng khẳng định thuốc có hiệu quả, một số trường hợp tuy không triệt để bệnh hoàn toàn nhưng vẫn công nhận sức khỏe phục hồi tốt, chức năng dạ dày phục hồi được phần nào, ăn ngon, ngủ ngon.
Hiện nay, Sơ can Bình vị tán đang là bài thuốc chữa bệnh dạ dày, xuất huyết bao tử hiệu quả khá ổn định, được tìm kiếm và chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội cũng như được đưa tin trên nhiều trang báo uy tín. Bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm và lựa chọn giải pháp này. Từ đó nhanh chóng thoát khỏi phiền toái và nguy cơ biến chứng do bệnh gây nên.
Xem thêm: Phóng sự điều tra – Sơ can Bình vị tán có tốt không? Góc nhìn thực tế từ người bệnh
Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được các chuyên gia, bác sĩ hướng dẫn điều trị cụ thể hơn bằng liệu trình Sơ can Bình vị tán phù hợp nhất.
Lưu ý khi điều trị xuất huyết dạ dày
Bên cạnh việc lựa chọn đúng bài thuốc, người bệnh xuất huyết bao tử cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế tổn thương gây ra cho dạ dày.
Xuất huyết bao tử nên ăn gì, kiêng gì?
- Bổ sung thực phẩm trung hòa acid dịch vị như: Sữa, sữa chua, trứng, mật ong, dầu thực vật, bánh quy,…
- Ăn các loại thực phẩm bọc hút niêm mạc dạ dày như: Gạo nếp, bánh mì, khoai, ngũ cốc,…
- Rau xanh và hoa quả tươi cũng là nhóm thực phẩm nên bổ sung khi điều trị xuất huyết tiêu hóa.
- Không nên ăn các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày, làm gia tăng tình trạng viêm và xuất huyết như: Đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, thực phẩm chứa acid, nước ngọt có gas, rượu bia,….
- Không sử dụng thực phẩm ôi thiu để tránh nguy cơ kích thích dạ dày co bóp mạnh và gia tăng tình trạng bệnh.
Lưu ý trong sinh hoạt
- Ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no, ăn quá đói hoặc ăn quá muộn giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để cơ cơ thể khỏe mạnh và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Trước khi lựa chọn thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh điều trị sai cách làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về bệnh để có phương án phòng và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin về bệnh và các cách điều trị trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như lựa chọn tốt nhất để chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng khỏe mạnh, tránh được những biến chứng nguy hại về sau.
Xem thêm: Trẻ bị rụng tóc nhiều có phải do mắc bệnh? Giải pháp điều trị như thế nào?