Thuốc trị ho khan có nhiều loại, bao gồm các thuốc được bào chế ở dạng siro, viên nén hay viên ngậm… Dưới đây là danh sách 10 loại thuốc tốt nhất cùng với giá bán và cách sử dụng.
10 thuốc trị ho khan tốt nhất
Ho khan là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi hay do đường thở bị kích ứng khi hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn hay phấn hoa… Đôi khi, đây còn là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý ở đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, ho gà, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay thậm chí là ung thư phổi.
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị ho khan. Được chỉ định phổ biến nhất là các thuốc sau:
1. Astex – Thuốc chữa ho khan dạng siro
Astex là thuốc trị ho được bào chế dưới dạng siro. Thuốc do công ty CPDP OPC sản xuất dựa trên công thức của bệnh viện Nhi Đồng 1. Đây là một loại thuốc có độ an toàn cao, dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các thành phần có trong siro ho Astex bao gồm Folium plectranthi được chiết xuất từ cây tần dày lá, hoạt chất Cortex Oroxylum indicum được lấy từ quả núc nác, Cineolum phối hợp với đường và nước tinh khiết. Chúng có tác dụng sát trùng cho vùng niêm mạc họng bị tổn thương, giảm ho khan, ho có đờm cho các trường hợp mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, hen suyễn, viêm khí phế quản.
Do thuốc có chứa đường, bệnh nhân bị ho khan kèm theo đái tháo đường không nên sử dụng. Chống chỉ định tuyệt đối cho bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
Cách dùng thuốc:
Uống trực tiếp là tốt nhất. Có thể pha loãng với nước ấm nhưng không nên quá nhiều. Liều lượng được khuyến cáo như sau:
- Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 2 – 5 ml
- Trẻ 2 đến 6 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần x 5 – 10ml/lần
- Trẻ > 6 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần x 15ml/lần
Mức giá tham khảo:
- Dạng chai: 40.000 – 45.000 đồng/chai
- Dạng gói: 70.000 – 80.000 đồng/hộp 30 gói x 5ml
2. Thuốc trị ho khan Prospan
Có nguồn gốc từ Đức, Prospan là một trong những loại thuốc Tây điều trị ho khan cho trẻ em và người lớn đang có tốc độ tiêu thụ mạnh trên thị trường. Thuốc được bào chế từ các thành phần gồm cao lá thường xuân khô, gôm xanthan, sorbitol 70% phối hợp cùng hương anh đào.
Bạn có thể sử dụng thuốc Prospan ở dạng siro hay kẹo ngậm trị ho đều được. Khi được hấp thu, các thành phần trong thuốc sẽ phát huy tác dụng giảm ho khan, ho có đờm bằng cách diệt khuẩn, ngăn chặn phản ứng viêm trong đường thở, loại bỏ các tác nhân gây ho, đồng thời làm tiêu chất nhầy và chống co thắt các cơ trong đường hô hấp.
Chống chỉ định dùng Prospan cho bệnh nhân bị tiểu đường. Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Cách dùng thuốc:
+ Dạng viên ngậm:
Ngậm viên kẹo trong miệng đến khi tan hết. Mỗi lần dùng 1 viên với tần suất sử dụng tối đa là:
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 2 lần/ngày
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn
*Mức giá tham khảo: Khoảng 53.000 đồng/hộp bao gồm 20 viên.
+ Dạng siro:
- Trẻ < 6 tuổi: Uống 2,5ml x 3 lần/ngày
- Trẻ 6 đến 10 tuổi: Uống 5ml x 3 lần/ngày
- Người từ 18 tuổi trở lên: Uống 5 – 7.5 ml x 3 lần/ngày
*Mức giá tham khảo: Khoảng 68.000 đồng/chai 100ml
3. Thuốc điều trị ho khan P/H
Thuốc ho P/H được bào chế dưới dạng cao lỏng chứa chiết xuất từ cam thảo, không thảo, mạch môn kết hợp cùng cao đặc bách bộ và tinh dầu bạc hà. Thuốc do công ty Đông dược Phúc Hưng sản xuất và hiện đang được phân phối rộng rãi tại nhiều tiệm thuốc Tây trên toàn quốc.
Các tác dụng của thuốc ho P/H bao gồm:
- Trị ho khan, ho có đờm đặc
- Cải thiện chức năng phổi
- Làm loãng đờm nhầy vướng víu trong đường thở, tạo điều kiện để khạc đờm
ra ngoài một cách dễ dàng - Chống viêm, giảm ngứa rát cổ họng
- Giảm khàn tiếng
- Làm mát cổ họng
- Hỗ trợ điều trị viêm họng
Loại thuốc này được chỉ định cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trường hợp bị tiểu đường hoặc đang mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Cách dùng thuốc:
Rót uống trực tiếp. Liều dùng thuốc cho từng nhóm tuổi như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Trẻ từ 2 tới 6 tuổi: Uống 10ml x 2 – 3 lần/ngày
- Trẻ 7 tới 14 tuổi: Uống 15ml x 2 – 3 lần/ngày
- Người trưởng thành: Uống 20ml x 2 – 3 lần/ngày
Mức giá tham khảo: Từ 30.000 đến 37.000/ chai dung tích 100ml.
4. Thuốc Dextromethorphan chữa ho khan
Dextromethorphan là loại thuốc trị ho khan thường được bác sĩ kê đơn. Thuốc được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như viên nang, viên nhai, siro, dịch treo hay dung dịch uống. Khi sử dụng, hoạt chất trong thuốc hoạt động bằng cách tác động trực tiếp lên trung tâm gây ho, qua đó cắt đứt cơn ho khan nhanh chóng.
Các trường hợp có thể dùng thuốc Dextromethorphan bao gồm:
- Người bị ho nhất thời do phế quản bị kích thích nhẹ
- Ho khan do cảm lạnh
- Ho do hít phải chất kích thích
- Ho khan mãn tính, không đờm
Thuốc Dextromethorphan có thể được bác sĩ chỉ định dùng phối hợp với nhiều loại thuốc khác để điều trị các bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp trên. Thuốc không có tác dụng giảm đau, long đờm. Hiệu lực của thuốc có thể kéo dài lên đến 5 – 6 tiếng.
Dextromethorphan không thích hợp cho trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân đang chữa trị bằng thuốc ức chế monoamin oxydase và người bị dị ứng với thành phần thuốc. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra như mệt mỏi, tim đập nhanh, buồn nôn, da đỏ bừng hoặc nổi mề đay…
Cách dùng thuốc:
- Bệnh nhân 2 – 6 tuổi: Liều dùng thông thường là 2,5 – 5 mg/lần, tối đa là 24 giờ. Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 4 tiếng.
- Bệnh nhân từ 6 – 12 tuổi: Liều dùng thông thường là 5 – 10 mg/lần, tối đa là 60 mg/24 giờ. Lặp lại liều tiếp theo sau mỗi 4 giờ.
- Bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên: Liều dùng thông thường là 10 – 20 mg, tối đa là 120 mg/24 giờ. Uống thuốc sau mỗi 4 giờ.
Mức giá tham khảo: Khoảng 54.000 đồng / lọ 200 viên x 15mg
5. Thuốc ho Sapphire
Chứa thành phần chính là Dextromethorphan hydrobromide, thuốc Sapphire có tác dụng ức chế hoạt động của trung tâm gây ho ở não bộ. Ngoài ra, thuốc còn cung cấp các thành phần khác như Guaifenesin và clorpheniramine giúp làm loãng đờm nhầy, chống dị ứng.
Với các tác dụng trên, thuốc Sapphire thường được chỉ định để điều trị triệu chứng ho khan do mắc các bệnh lý sau:
- Cảm lạnh
- Cảm cúm
- Viêm phế quản
- Viêm thanh quản
- Viêm phổi
- Viêm khí quản
Thuốc Sapphire cũng đáp ứng tốt đối với các trường hợp bị ho gà hoặc ho do phổi bị kích ứng khi hít phải khói thuốc lá. Thuốc có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, nhìn mờ và một số tác dụng phụ khác. Tránh sử dụng Sapphire để giảm ho trong các cơn hen suyễn cấp tính. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tắc nghẽn bàng quang, nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc các mẹ đang cho con bú không nên dùng loại thuốc này.
Cách dùng:
- Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi: Mỗi lần uống 1,25-2,5ml
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Mỗi lần uống 5ml
- Trẻ 7 đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 10ml
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần uống 15ml
Mức giá tham khảo: 50.000 đồng/chai
6. Điều trị ho khan bằng thuốc Methorphan
Methorphan là dược phẩm được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Trapaco. Thuốc có dạng siro dễ uống, dùng được cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Siro ho Methorphan được bào chế từ các thành phần gồm Chlopheniramin maleat kết hợp với Guaiphenesin, Dextromethorphan HBr và Guaiphenesin. Chúng được hấp thu nhanh chóng và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm ho khan, ho do dị ứng, long đờm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, viêm phế quản.
Cách dùng:
- Trẻ 2 đến 6 tuổi: Uống 5 ml x 2 – 3 lần/ngày
- Trẻ 7 đến 12 tuổi: Uống 10ml x 3 – 4 lần/ngày
- Trẻ > 12 tuổi + người lớn: Uống 15ml x 3 – 4 lần/ngày
Mức giá tham khảo: 30.000 đồng/chai 60ml.
7. Thuốc Codein phosphat trị ho khan
Codein phosphat là một loại thuốc giảm đau nhưng cũng đồng thời có tác dụng giảm ho. Loại thuốc này có các dạng bào chế gồm viên nén, ống tiêm, siro, thuốc nước, dung dịch uống hay dịch treo.
Ở dạng uống, thuốc Codein phosphat được cơ thể hấp thu tốt hơn và ít khi gây táo bón hay co thắt mật. Đôi khi, loại thuốc này còn được kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid để tăng công dụng giúp giảm đau họng, làm dịu cơn ho và cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề trong đường hô hấp.
Đối với những người bị ho khan, thuốc Codein phosphat sẽ ức chế cơn ho bằng cách tác động đến trung tâm gây ho nằm trong hành não. Thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp bị ho khan ở mức độ nhẹ đến trung bình. Do có tác dụng làm quánh đờm nên Codein phosphat không thích hợp cho người bị ho có đờm. Chống chỉ định thuốc cho bệnh nhân bị suy hô hấp, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, người mắc bệnh gan hoặc quá mẫn với thành phần thuốc.
Cách dùng:
- Trẻ 1 tới 5 tuổi: Uống 3mg x 3 – 4 lần/ngày
- Trẻ 5 đến 12 tuổi: Uống 5 – 10mg x 3 – 4 lầ
n/ngày - Người lớn: 10 – 20ml x 3 – 4 lần/ngày
Mức giá tham khảo: 32.000 đồng/hộp 28 viên
8. Thuốc chống ho khan Noscapin
Thuốc trị ho khan Noscapin cũng hoạt động tương tự như Dextromethorphan. Thuốc giúp ức chế hoạt động của trung khu chi phối phản xạ ho, giảm hiện tượng ho khan cho người bệnh.
Thuốc Noscapin có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn
- Tim đập nhanh
- Phát ban, ngứa da…
Cách dùng:
- Uống 15- 30 mg x 3 lần/ngày
- Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai
9. Thuốc Bisolvon
Bisolvon được bào chế dưới dạng siro hoặc viên nén. Thuốc chứa thành phần chính là Bromhexin hydroclorid một chất có tác dụng làm loãng đờm, làm giảm hiện tượng tăng tiết chất nhầy trong đường thở.
Ngoài ra, loại thuốc này cũng đáp ứng tốt với trẻ em và người trưởng thành bị ho khan do viêm phổi, viêm khí phế quản. Chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc.
Cách dùng thuốc – Giá bán:
+ Thuốc siro:
- Liều dùng: Mỗi lần uống 2,5 – 10ml x 2 – 3 lần/ngày tùy theo từng độ tuổi
- Giá bán tham khảo: 50.000 đồng/chai 250ml
+ Thuốc viên:
- Liều dùng: Trẻ 2 – 6 tuổi uống 1/4 viên, trẻ 6 – 12 tuổi uống 1/2 viên, trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn uống 1 viên. Mỗi ngày dùng thuốc 3 lần.
- Giá bán: 55.000 đồng/hộp 30 viên
10. Các loại thuốc trị ho khan khác
Bên cạnh các loại thuốc trên, người bị ho khan còn được bác sĩ kê đơn kèm theo một số nhóm thuốc khác để điều trị nguyên nhân và giảm nhẹ triệu chứng đi kèm. Bao gồm:
- Thuốc kháng sinh điều trị ho khan do nhiễm trùng đường hô hấp. Được chỉ định phổ biến là thuốc kháng sinh nhóm penicilin hay cephalosporin…
- Thuốc chống viêm giúp giảm sưng phù ở niêm mạc đường thở
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, chẳng hạn như Paracetamol hay Aspirin,… Nhóm thuốc này được chỉ định cho các đối tượng bị ho khan kèm theo sốt cao, đau họng nhiều.
- Thuốc kháng histamin: Các thuốc như Chlopheniramin, Theralene và một số thuốc kháng histamin khác được kê đơn cho bệnh nhân bị ho khan do dị ứng. Loại thuốc này còn có tác dụng giảm ngứa họng, ức chế phản ứng sưng viêm ở niêm mạc đường hô hấp.
- Thuốc giảm ho khan do co thắt phế quản: Ventoline, Formoterol,… Chúng có tác dụng giảm co thắt phế quản, qua đó cải thiện cơn ho.
Trên đây là các loại thuốc trị ho khan đang được sử dụng phổ biến. Chúng đều được bán sẵn tại các cửa hàng thuốc Tây nhưng một số loại thuốc cần được bác sĩ kê đơn mới được sử dụng. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ho khan và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng giải quyết dứt điểm cơn ho.
Có thể bạn quan tâm
- Ho khan kéo dài là bệnh gì? Cách trị hiệu quả
- 5 cách chữa ho khan về đêm – Dứt nhanh cơn ho
- 7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý
Xem thêm: Tổng quan vệ bệnh ung thư mũi xoang và cách điều trị