Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- 1. Ung thư vú là gì?
- 2. Ung thư vú có những loại nào?
- Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ (Dutal Carcinoma in Stu)
- Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn (Invasive Dutal Carcinoma)
- Ung thư vú thể viêm (Inflamatory breast cancer)
- Bệnh Paget của núm vú
- 3. Ung thư vú ác tính có nguy hiểm đến tính mạng không?
- 4. Ung thư vú ở nam giới có nguy hiểm không?
- 5. U vú lành tính có nguy hiểm không?
- 6. Ung thư vú có di truyền không?
- 7. Ung thư vú có sinh con được không?
- 8. Ung thư vú giai đoạn 1, 2,3,4 sống được bao lâu?
- 9. Ung thư vú di căn như thế nào? Ung thư vú di căn sống được bao lâu?
- 10. Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
- 11. Tầm soát ung thư vú ở đâu?
- 12. Làm gì để phòng mắc ung thư vú?
Ung thư vú là loại ung thư nguy hiểm thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Vậy ung thư vú là gì? Ung thư vú có nguy hiểm không? Ung thư vú sống được bao lâu? Làm cách nào để phòng ung thư vú?…. Mời bạn đọc bài viết
Hiểu hơn về ung thư vú giúp bạn biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
1. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là ung thư hình thành trong các tế bào của vú. Khối u bắt đầu hình thành khi các tế bào sinh sản một cách không kiểm soát tạo thành khối u ác tính. Ung thư vú thường gặp ở nữ, tuy nhiên nam giới vẫn có nguy cơ mắc ung thư vú.
Cần phân biệt ung thư vú và u vú lành tính:
- U vú lành tính thường là tổ chức xơ, chỉ phát triển đến một mức độ nhất định rồi dừng lại, không xâm lấn, không di căn và không nguy hiểm. U vú lành tính chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ mà không gây ra nguy hiểm cho người bệnh.
- Ngược lại, ung thư vú là tổ chức ác tính, khối u phát triển rất nhanh, tăng sản mất kiểm soát, xâm lấn tổ chức xung quanh gây đau, có thể di căn đến các cơ quan khác. Ung thư vú rất nguy hiểm và cần điều trị ngay khi phát hiện.
2. Ung thư vú có những loại nào?
Qua nghiên cứu xét nghiệm, người ta thấy rằng có nhiều loại ung thư vú. Những dạng phổ biến nhất của ung thư vú là:
Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ (Dutal Carcinoma in Stu)
Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ.
Dạng phổ biến nhất của ung thư vú không xâm lấn, bắt đầu từ trong các ống dẫ sữa. Dạng này không lan ra khỏi ống dẫn sửa và bất kỳ mô nào xung quanh vì thế không đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời này thì bệnh có thể phát triển và thay đổi thành các dạng xâm lấn khác.
Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn (Invasive Dutal Carcinoma)
Tế bào ung thư hình thành trong ống dẫn sữa, ung thư có thể di căn, lây lan sang các khu vực khác cửa cơ thể bên ngoài tuyến vú.
Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn chiếm khoảng 80% trong tất cả các trường hợp mắc ung thư vú ở phụ nữ và 90% ở nam giới.
Một số dạng ung thư vú hiếm gặp:
Ung thư vú thể viêm (Inflamatory breast cancer)
Ung thư vú thể viêm là một dạng hiếm và tiến triển nhanh của bệnh ung thư vú. Ung thư vú thể viêm thường bắt đầu với tình trạng đỏ và sưng ở vú thay vì một khối u như các loại ung thư vú khác. Ung thư vú thể viêm có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng, với các triệu chứng xấu đi trong vài ngày thậm chí vài giờ.
Bệnh Paget của núm vú
Bệnh bắt đầu từ các ống dẫn sửa của núm vú, sau đó lan rộng ra bề mặt núm vú và quầng vú. Núm vú và quầng vú thường có vảy, gây ngứa, đỏ và cảm giác khó chịu.
Bệnh Paget của núm vú rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% của tất cả các trường hợp ung thư vú. Tuy nhiên cần để ý các triệu chứng của bệnh vì thực tế có tới 97% những người bị Paget của núm vú cũng có ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ hoặc ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn.
3. Ung thư vú ác tính có nguy hiểm đến tính mạng không?
Ung thư vú chỉ thể u ác tính phát triển từ các tế bào thuộc các mô của vú. Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến cái chết cho người bệnh. Ung thư vú khi phát triển đến giai đoạn muộn sẽ xâm lấn các tổ chức xung quanh, di căn, gây ra đau đớn, mệt mỏi và suy kiệt cho người bệnh.
Ung thư vú ác tính là căn bệnh nguy hiểm.
Do đó, tất cả các bệnh nhân ung thư vú cần được điều trị ngay lập tức sau khi phát hiện bệnh. Các đối tượng có nguy cơ cao cần được tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú. Nếu được phát hiện kịp thời, ung thư vú có khả năng điều trị khỏi.
4. Ung thư vú ở nam giới có nguy hiểm không?
Ung thư vú hiếm khi gặp ở nam giới, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định các bệnh nhân ung thư vú là nam giới.
Cũng giống như ung thư vú ở nữ giới, ung thư vú ở nam giới cũng rất nguy hiểm.
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh và có thể gây tử vong cho người bệnh, dù ở nam giới hay phụ nữ. Các bệnh nhân ung thư thường phải đối mặt với đau đớn, suy kiệt, tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.
5. U vú lành tính có nguy hiểm không?
U vú lành tính là sự phát triển các khối u bên trong vú nhưng không phải là ung thư. Không giống với ung thư vú, u vú lành tính thường là tổ chức xơ, gặp khá phổ biến ở nữ nhưng không nguy hiểm. Các tổ chức này phát triển ở mức độ giới hạn, không có khả năng xâm lấn tổ chức, không di căn xa.
Tuy nhiên u vú lành tính phát triển sẽ ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài. Và nếu to lên sẽ ảnh hưởng đến mô hoặc mạch máu xung quanh.
6. Ung thư vú có di truyền không?
Ung thư là bệnh lý về gen, do đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư bất kỳ, đặc biệt là ung thư vú, bạn có thêm một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này.
Di truyền là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Người ta ước tính có khoảng 5 – 10% các ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gen 1 (BRCA1) và gen 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gen kể trên hay không.
7. Ung thư vú có sinh con được không?
Phụ nữ sau khi điều trị ung thư vú có thể sinh con bình thường, việc sinh nở cũng là một trong những phương pháp không làm tăng nguy cơ ung thư vú tái phát.
Tuy vậy, ung thư vú có thể tái phát 2,3 năm sau khi điều trị, vì vậy kế hoạch sinh nở của phụ nữ nên bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi. Nếu cẩn trọng hơn có thể đến tham khảo ý kiến của bác sỹ.
8. Ung thư vú giai đoạn 1, 2,3,4 sống được bao lâu?
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa khỏi. Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn bệnh. Các bệnh nhân được phát hiện ở các giai đoạn càng sớm, khả năng chữa trị thành công càng cao và có thời gian sống thêm dài. Trong khi đó các bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn, có di căn thường rất khó khăn cho điều trị, chỉ có thể điều trị làm giảm triệu chứng.
Vậy mắc ung thư vú có thể sống được bao lâu?
Việc phân loại ung thư vú dựa vào kích thước khối u, hạch vùng và di căn xa. Ung thư vú được chia làm 5 giai đoạn (từ 0 đến 4) với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối, khi khối u đã di căn xa đến các cơ quan khác như xương, phổi, não, gan,…
- Giai đoạn 0: ung thư biểu mô nội ống, ung thư tiểu thùy tại chỗ, hoặc bệnh Paget của núm vú nhưng không có u, không có di căn tới hạch vùng và không có di căn xa. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này và điều trị kịp thời, 96% bệnh nhân khỏi bệnh và còn sống sau 5 năm.
- Giai đoạn 1: khối u có kích thước nhỏ dưới 2cm, không có hạch vùng, không có di căn xa. Giai đoạn này nếu được phát hiện và điều trị ngay, bệnh nhân vẫn có 92% cơ hội khỏi bệnh và còn sống sau 5 năm.
- Giai đoạn 2: trên lâm sàng có thể chia thành giai đoạn IIA và IIB, khối u có kích thước lớn hơn giai đoạn 1, có thể xuất hiện hạch nách nhưng hạch di động, không dính nhau hoặc dính tổ chức. Ở giai đoạn này nếu điều trị tích cực, bệnh nhân có cơ hội sống khoảng 87% tùy mức độ bệnh.
- Giai đoạn 3: kích thước khối u lớn, có xâm lấn tổ chức, hoặc có di căn vào hạch nách, hạch nách dính nhau hoặc dính vào các tổ chức lân cận. Giai đoạn này nếu được điều trị tích cực, có khoảng 54-67% bệnh nhân còn sống sau 5 năm, tỷ lệ thành công giảm đi khi khối u đã xâm lấn tổ chức.
- Giai đoạn 4: bất kể kích thước nào và có xâm lấn hay không, nếu bệnh nhân đã có di căn xa bao gồm di căn hạch thượng đòn cùng bên đều được xếp vào giai đoạn 4. Giai đoạn này mặc dù được điều trị tích cực, chỉ 21% bệnh nhân còn sống sau 5 năm.
Như vậy việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng điều trị của bệnh nhân ung thư vú.
9. Ung thư vú di căn như thế nào? Ung thư vú di căn sống được bao lâu?
Ung thư vú có thể di căn vùng hoặc di căn xa. Di căn vùng trong ung thư vú được xem là di căn đến hạch nách, tuy nhiên nếu hạch di căn di động, không dính nhau và không dính với tổ chức, khả năng điều trị khỏi cao hơn so với trường hợp hạch dính nhau, dính tổ chức và không di động.
Ở giai đoạn muộn của bệnh, ung thư vú có thể di căn xa đến hạch thượng đòn, xương, phổi, não. Ung thư vú đã di căn xa có ít cơ hội sống mặc dù được điều trị tích cực. Giai đoạn này, việc điều trị thường nhằm mục đích kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân.
Ung thư vú di căn.
Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh, bên cạnh đó có vai trò của can thiệp điều trị và khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư vú di căn thường khó khăn trong điều trị và ít khả quan. Trường hợp bệnh nhân điều trị tích cực và đáp ứng tốt, có thể kéo dài thời gian sống thêm khoảng vài năm, trong trường hợp xấu có thể tử vong trong vòng 1-2 tháng.
Như vậy, không có công thức chung về thời gian sống cho các bệnh nhân ung thư theo giai đoạn ung thư, vấn đề này phụ thuộc nhiều vào điều trị và đáp ứng của bệnh nhân. Các bệnh nhân ung thư ở tất cả các giai đoạn đều cần nhận được chăm sóc y tế tốt nhất để có thể kéo dài thời gian sống thêm và tăng chất lượng cuộc sống.
10. Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Ung thư vú là ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, ung thư vú cùng với ung thư phổi là 2 loại ung thư phổ biến nhất ở nữ. Theo tính toán, ung thư vú gây ra 40610 ca tử vong tại Mỹ năm 2017 và có 252710 ca mắc mới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú khoảng 20-30/100000 người, tỷ lệ mắc nam:nữ khoảng 150:1.
Tương tự như các loại ung thư khác, nguy cơ mắc ung thư vú tăng dần theo tuổi. Độ tuổi dưới 35 được coi là có nguy cơ thấp, từ 40 tuổi, nguy cơ mắc ung thư vú tăng dần, số lượng người bệnh cũng tăng lên. Độ tuổi từ 70 được coi là có nguy cơ cao với ung thư vú.
11. Tầm soát ung thư vú ở đâu?
Phát hiện sớm là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công trong điều trị ung thư vú. Do đó, tầm soát phát hiện sớm ung thư vú rất có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng. Phụ nữ từ 40 tuổi trở đi được khuyến cáo tầm soát ung thư vú định kỳ.
Tất cả phụ nữ được khuyến cáo tự khám vú hàng tháng tại nhà, sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, là lúc vú mềm nhất. Lúc này, tự khám vú có thể phát hiện các u cục bất thường trong vú, nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế thực hiện khám chuyên sâu.
- Phụ nữ trên 40 tuổi được khuyến cáo khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế định kỳ hằng năm.
- Phụ nữ trên 40 tuổi kèm theo có nguy cơ cao được khuyến cáo chụp tuyến vú không chuẩn bị định kỳ hằng năm.
Định lượng dấu ấn ung thư vú (CA 15-3) có thể sử dụng kết hợp với các biện pháp thăm khám lâm sàng và chụp tuyến vú. Tuy nhiên, các dấu ấn ung thư (các chất tăng lên trong một số trường hợp, đặc biệt là sự xuất hiện của các tế bào ác tính) có vai trò quan trọng hơn trong theo dõi điều trị, kết hợp các dấu ấn để tiên lượng bệnh và lựa chọn biện pháp điều trị, ít có ý nghĩa trong tầm soát (trừ AFP trong phát hiện ung thư gan).
Việc tầm soát ung thư vú định kỳ hằng năm nên được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa. Một số địa chỉ tin cậy về khám chữa bệnh ung thư trên cả nước người bệnh có thể tham khảo:
- Bệnh viện K
- Bệnh viện ung bướu Trung ương
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
- Bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện chợ rẫy TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện K là một trong những nơi điều trị ung thư tốt nhất cả nước
12. Làm gì để phòng mắc ung thư vú?
Ung thư là hậu quả của tương tác giữa gen và môi trường, tuy không thể can thiệp được các yếu tố liên quan đến di truyền, song mỗi cá nhân có thể trang bị các kiến thức căn bản và thay đổi lối sống, các yếu tố thuộc về môi trường để giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Một số biện pháp có thể áp dụng để giảm nguy cơ mắc ung thư vú:
- Cho con bú bằng sữa mẹ giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
- Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học, ít béo, không sử dụng thuốc lá, hạn chế các chất kích thích khác như bia rượu, thuốc lá, không nên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp.
- Tập thể dục thường xuyên, tăng cường thể lực, tránh béo phì.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
- Tự khám vú thường xuyên
- Thăm khám sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm để xử lý kịp thời.
- Sử dụng thực phẩm chức năng nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch từ hoạt chất fucoidan nhật bản.
Hoạt chất Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu và được tìm thấy nhiều nhất trong tảo mozuku tại đảo Okinawa Nhật Bản.
Fucoidan nổi tiếng là hoạt chất có tác dụng kỳ diệu trong việc hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ sau phẫu thuật, hóa xạ trị và phòng tái phát các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm được bào chế từ fucoidan còn giúp:
- Làm sạch máu.
- Thúc đẩy chức năng ruột.
- Cải thiện làn da và tóc.
- Fucoidan cũng là một chất béo trong máu tự nhiên, giúp giảm cholesterol và huyết áp và bảo vệ tổng thể cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác.
- Có giá trị dinh dưỡng cao: giàu canxi, i ốt, kẽm, sắt, selen, vitamin A,…. Các dưỡng chất nào đảm bảo hệ thống miễn dịch, tuần hoàn và thần kinh hoạt động tốt.
- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật đặc biệt là bệnh ung thư.
Sản phẩm Fucoidan Nhật Bản
Để mua sản phẩm chính hãng, mời bạn gọi điện tới tổng đài trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961 . Hoặc Xem điểm bán để mua sản phẩm tại các nhà thuốc phân phối gần nhà nhất.
Trên đây là 12 câu hỏi xoay quanh căn bệnh ung thư vú nguy hiểm, hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu sâu hơn về căn bệnh, cũng như biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm: Cẩm nang 15 câu hỏi về chữa trị và phòng tái phát ung thư vú
Xem thêm: Trị ngủ ngáy bằng tinh dầu thiên nhiên có hiệu quả không?