Đau họng một bên là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Đau họng một bên là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Cùng tìm hiểu 8 tác nhân phổ biến nhất gây đau họng một bên và cách xử lý chúng trong bài viết sau nhé.
Nguyên nhân gây đau họng một bên
Đau họng một bên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
1. Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy chảy ra phía sau mũi. Người bị chảy dịch mũi sau thường có cảm giác dịch nhầy tích tụ bên trong cổ họng.
Các tuyến trong mũi và cổ họng thường sản xuất 1 – 2 lít chất nhầy mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra lượng chất nhầy nhiều hơn bình thường. Khi không thể thoát ra ngoài đúng cách, chất nhầy sẽ chảy xuống họng và khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Chảy dịch mũi sau thường kích ứng cổ họng và gây ra cảm giác đau. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên họng, đặc biệt là sau khi bạn thức dậy ở tư thế ngủ một bên. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc thông mũi, chẳng hạn như pseudoephedrine.
2. Viêm amidan
Viêm amidan là căn bệnh phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng, thường là do nhiễm trùng. Đôi khi tình trạng viêm chỉ ảnh hưởng đến một amidan, dẫn đến đau họng một bên.
Ngoài ra, viêm amidan còn có các triệu chứng khác, bao gồm:
- Sốt
- Hôi miệng
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi
- Sưng hạch bạch huyết
- Amidan sưng đỏ kèm theo mủ
- Khó nuốt
- Đau đầu
- Đau bụng
- Có hiện tượng xuất huyết amidan
Thông thường, viêm amidan do virus sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Để giảm đau 1 bên họng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối. Trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc kháng sinh để điều trị.
3. Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, tạo thành túi mủ xung quanh một amidan. Nó thường là biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan do vi khuẩn.
Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn ở cả 2 bên họng. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tồi tệ hơn ở phía amidan bị ảnh hưởng. Ví dụ như, tình trạng áp xe quanh amidan phải dễ khiến bạn bị đau họng bên phải. Ngược lại, nếu áp xe quanh amidan trái, bạn thường bị đau họng bên trái. Các triệu chứng khác của áp xe quanh amidan bao gồm:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Nói khó
- Đau ở bên tai bị ảnh hưởng
- Hôi miệng
- Chảy nước dãi
- Khàn tiếng
Áp xe quanh amidan đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc tạo ra một vết mổ nhỏ nhằm hút mủ từ khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
4. Lở miệng
Lở miệng là sự hình thành của các vết loét nhỏ bên trong miệng. Các vết loét có thể xuất hiện ở phía trong má, trên hoặc dưới lưỡi, bên trong môi hoặc ở vòm miệng phía sau cổ họng. Phần lớn các vết loét đều có kích thước nhỏ, có dạng hình tròn với đường viền màu đỏ, phần trung tâm thường có màu trắng hoặc vàng.
Cùng tìm hiểu 8 tác nhân phổ biến nhất gây đau họng một bên và cách xử lý chúng trong bài viết sau nhé.
Nguyên nhân gây đau họng một bên
Đau họng một bên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
1. Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy chảy ra phía sau mũi. Người bị chảy dịch mũi sau thường có cảm giác dịch nhầy tích tụ bên trong cổ họng.
Các tuyến trong mũi và cổ họng thường sản xuất 1 – 2 lít chất nhầy mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra lượng chất nhầy nhiều hơn bình thường. Khi không thể thoát ra ngoài đúng cách, chất nhầy sẽ chảy xuống họng và khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Chảy dịch mũi sau thường kích ứng cổ họng và gây ra cảm giác đau. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên họng, đặc biệt là sau khi bạn thức dậy ở tư thế ngủ một bên. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc thông mũi, chẳng hạn như pseudoephedrine.
2. Viêm amidan
Viêm amidan là căn bệnh phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng, thường là do nhiễm trùng. Đôi khi tình trạng viêm chỉ ảnh hưởng đến một amidan, dẫn đến đau họng một bên.
Ngoài ra, viêm amidan còn có các triệu chứng khác, bao gồm:
- Sốt
- Hôi miệng
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi
- Sưng hạch bạch huyết
- Amidan sưng đỏ kèm theo mủ
- Khó nuốt
- Đau đầu
- Đau bụng
- Có hiện tượng xuất huyết amidan
Thông thường, viêm amidan do virus sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Để giảm đau 1 bên họng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối. Trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc kháng sinh để điều trị.
3. Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, tạo thành túi mủ xung quanh một amidan. Nó thường là biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan do vi khuẩn.
Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn ở cả 2 bên họng. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tồi tệ hơn ở phía amidan bị ảnh hưởng. Ví dụ như, tình trạng áp xe quanh amidan phải dễ khiến bạn bị đau họng bên phải. Ngược lại, nếu áp xe quanh amidan trái, bạn thường bị đau họng bên trái. Các triệu chứng khác của áp xe quanh amidan bao gồm:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Nói khó
- Đau ở bên tai bị ảnh hưởng
- Hôi miệng
- Chảy nước dãi
- Khàn tiếng
Áp xe quanh amidan đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc tạo ra một vết mổ nhỏ nhằm hút mủ từ khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
4. Lở miệng
Lở miệng là sự hình thành của các vết loét nhỏ bên trong miệng. Các vết loét có thể xuất hiện ở phía trong má, trên hoặc dưới lưỡi, bên trong môi hoặc ở vòm miệng phía sau cổ họng. Phần lớn các vết loét đều có kích thước nhỏ, có dạng hình tròn với đường viền màu đỏ, phần trung tâm thường có màu trắng hoặc vàng.
Dù có kích thước nhỏ, chúng vẫn có thể khiến bạn cảm thấy đau rát. Các vết loét hình thành ở một góc phía sau cổ họng có thể gây ra cảm giác đau họng một bên.
Lở miệng thường tự hết trong vòng 2 tuần. Để giảm đau, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc OTC, chẳng hạn như benzocaine.
5. Sưng hạch bạch huyết gây đau họng một bên
Các hạch bạch huyết có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hạch bạch huyết bị sưng chứng tỏ cơ thể của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, chẳng hạn như nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở cổ, dưới cằm, nách hoặc háng.
Có rất nhiều hạch bạch huyết nằm tại vùng đầu và cổ. Khi chúng bị sưng, bạn có thể cảm thấy vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi vô tình tác động đến chúng. Các hạch bạch huyết gần khu vực bị nhiễm trùng thường sưng lên. Chỉ cần một hạch bạch huyết bị sưng cũng đủ khiến bạn cảm thấy đau 1 bên họng.
Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết bị sưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư hoặc HIV. Do đó, bạn nên liên hệ với bác sĩ khi hạch bạch huyết bị sưng kèm theo các triệu chứng sau:
- Tình trạng sưng hạch kéo dài trên 2 tuần
- Sút cân
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt kéo dài
- Mệt mỏi
- Các hạch cứng hoặc phát triển nhanh
- Các hạch sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới của cổ
- Đỏ da hoặc viêm tại các vị trí có hạch sưng
- Khó thở
6. Đau dây thần kinh lưỡi-hầu và dây thần kinh sinh ba
Đau dây thần kinh lưỡi-hầu và dây thần kinh sinh ba là tình trạng tương đối hiếm gặp. Nó xảy ra đột ngột, gây ra cảm giác đau dữ dội quanh ống tai, lưỡi, amidan, hàm hoặc mặt. Các cơn đau này thường chỉ xuất hiện ở một bên mặt.
Đau dây thần kinh lưỡi-hầu thường xảy ra ở phía sau cổ họng hoặc lưỡi. Nó thường được kích hoạt khi bạn nuốt và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Đau dây thần kinh sinh ba thường xảy ra ở vùng mặt hoặc bên trong miệng. Cơn đau có thể đột ngột hoặc kéo dài với mức độ đau tăng dần. Cảm giác đau thường tăng lên khi bạn chạm vào mặt, ăn uống và tiếp xúc với một thứ gì đó.
Cả hai tình trạng trên sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thần kinh, chẳng hạn như carbamazepine, gabapentin hoặc pregabalin.
7. Áp xe răng hoặc nhiễm trùng
Áp xe răng là một tập hợp chứa mủ do nhiễm vi khuẩn, thường được hình thành ở đầu chân răng. Nó có thể gây ra cảm giác đau đớn dữ dội ở xương hàm, tai và một bên mặt. Các hạch bạch huyết quanh cổ và họng của bạn cũng có thể bị sưng và gây đau 1 bên họng.
Các dấu hiệu khác cho thấy răng bị nhiễm trùng bao gồm:
- Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh
- Cảm thấy đau khi nhai
- Sốt
- Sưng ở mặt hoặc má
- Sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ
Nhiễm trùng răng khôn là tình trạng nhiễm trùng răng phổ biến nhất. Răng khôn gồm 4 chiếc, mọc ở phía sau cùng của hàm và thường không đủ không gian để phát triển bình thường. Ngay cả khi được mọc ra từ nướu, răng khôn vẫn rất khó để vệ sinh. Do đó, chúng thường dễ bị nhiễm trùng hơn. Răng khôn bị nhiễm trùng có thể gây đau, sưng hàm và gây khó khăn cho việc mở miệng.
Dù có kích thước nhỏ, chúng vẫn có thể khiến bạn cảm thấy đau rát. Các vết loét hình thành ở một góc phía sau cổ họng có thể gây ra cảm giác đau họng một bên.
Lở miệng thường tự hết trong vòng 2 tuần. Để giảm đau, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc OTC, chẳng hạn như benzocaine.
5. Sưng hạch bạch huyết gây đau họng một bên
Các hạch bạch huyết có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hạch bạch huyết bị sưng chứng tỏ cơ thể của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, chẳng hạn như nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở cổ, dưới cằm, nách hoặc háng.
Có rất nhiều hạch bạch huyết nằm tại vùng đầu và cổ. Khi chúng bị sưng, bạn có thể cảm thấy vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi vô tình tác động đến chúng. Các hạch bạch huyết gần khu vực bị nhiễm trùng thường sưng lên. Chỉ cần một hạch bạch huyết bị sưng cũng đủ khiến bạn cảm thấy đau 1 bên họng.
Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết bị sưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư hoặc HIV. Do đó, bạn nên liên hệ với bác sĩ khi hạch bạch huyết bị sưng kèm theo các triệu chứng sau:
- Tình trạng sưng hạch kéo dài trên 2 tuần
- Sút cân
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt kéo dài
- Mệt mỏi
- Các hạch cứng hoặc phát triển nhanh
- Các hạch sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới của cổ
- Đỏ da hoặc viêm tại các vị trí có hạch sưng
- Khó thở
6. Đau dây thần kinh lưỡi-hầu và dây thần kinh sinh ba
Đau dây thần kinh lưỡi-hầu và dây thần kinh sinh ba là tình trạng tương đối hiếm gặp. Nó xảy ra đột ngột, gây ra cảm giác đau dữ dội quanh ống tai, lưỡi, amidan, hàm hoặc mặt. Các cơn đau này thường chỉ xuất hiện ở một bên mặt.
Đau dây thần kinh lưỡi-hầu thường xảy ra ở phía sau cổ họng hoặc lưỡi. Nó thường được kích hoạt khi bạn nuốt và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Đau dây thần kinh sinh ba thường xảy ra ở vùng mặt hoặc bên trong miệng. Cơn đau có thể đột ngột hoặc kéo dài với mức độ đau tăng dần. Cảm giác đau thường tăng lên khi bạn chạm vào mặt, ăn uống và tiếp xúc với một thứ gì đó.
Cả hai tình trạng trên sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thần kinh, chẳng hạn như carbamazepine, gabapentin hoặc pregabalin.
7. Áp xe răng hoặc nhiễm trùng
Áp xe răng là một tập hợp chứa mủ do nhiễm vi khuẩn, thường được hình thành ở đầu chân răng. Nó có thể gây ra cảm giác đau đớn dữ dội ở xương hàm, tai và một bên mặt. Các hạch bạch huyết quanh cổ và họng của bạn cũng có thể bị sưng và gây đau 1 bên họng.
Các dấu hiệu khác cho thấy răng bị nhiễm trùng bao gồm:
- Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh
- Cảm thấy đau khi nhai
- Sốt
- Sưng ở mặt hoặc má
- Sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ
Nhiễm trùng răng khôn là tình trạng nhiễm trùng răng phổ biến nhất. Răng khôn gồm 4 chiếc, mọc ở phía sau cùng của hàm và thường không đủ không gian để phát triển bình thường. Ngay cả khi được mọc ra từ nướu, răng khôn vẫn rất khó để vệ sinh. Do đó, chúng thường dễ bị nhiễm trùng hơn. Răng khôn bị nhiễm trùng có thể gây đau, sưng hàm và gây khó khăn cho việc mở miệng.
Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến nha sĩ để loại bỏ chúng. Nếu bạn bị áp xe răng, nha sĩ có thể tiến hành rạch vết mổ để làm sạch mủ. Bạn cũng có thể cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
8. Viêm thanh quản gây đau họng một bên
Viêm thanh quản là tình trạng viêm xảy ra ở dây thanh quản. Nói quá nhiều, dây thanh quản bị kích thích, nhiễm virus là những nguyên nhân gây viêm thanh quản phổ biến nhất.
Các dây thanh âm trong thanh quản có nhiệm vụ mở và đóng để tạo ra âm thanh. Khi chúng bị sưng hoặc kích ứng, bạn có thể cảm thấy đau và thay đổi giọng nói. Nếu một dây thanh âm bị kích thích nhiều hơn so với dây kia, bạn sẽ bị đau họng một bên.
Bên cạnh đó, viêm dây thanh quản còn có các triệu chứng khác như:
- Khàn tiếng
- Mất tiếng
- Nghe thấy tiếng động lạ trong cổ họng
- Khô họng
- Ho khan
Viêm thanh quản thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành thời gian để cổ họng được nghỉ ngơi trong giai đoạn này.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các cơn đau họng đều do virus gây ra, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:
- Sốt cao
- Khó thở
- Không thể nuốt thức ăn và chất lỏng
- Cảm thấy đau dữ dội
- Thở gấp bất thường
- Nhịp tim nhanh
- Có dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau họng một bên không thuyên giảm sau vài ngày. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc OTC để giảm đau hoặc kiểm soát các triệu chứng khác.
Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến nha sĩ để loại bỏ chúng. Nếu bạn bị áp xe răng, nha sĩ có thể tiến hành rạch vết mổ để làm sạch mủ. Bạn cũng có thể cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
8. Viêm thanh quản gây đau họng một bên
Viêm thanh quản là tình trạng viêm xảy ra ở dây thanh quản. Nói quá nhiều, dây thanh quản bị kích thích, nhiễm virus là những nguyên nhân gây viêm thanh quản phổ biến nhất.
Các dây thanh âm trong thanh quản có nhiệm vụ mở và đóng để tạo ra âm thanh. Khi chúng bị sưng hoặc kích ứng, bạn có thể cảm thấy đau và thay đổi giọng nói. Nếu một dây thanh âm bị kích thích nhiều hơn so với dây kia, bạn sẽ bị đau họng một bên.
Bên cạnh đó, viêm dây thanh quản còn có các triệu chứng khác như:
- Khàn tiếng
- Mất tiếng
- Nghe thấy tiếng động lạ trong cổ họng
- Khô họng
- Ho khan
Viêm thanh quản thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành thời gian để cổ họng được nghỉ ngơi trong giai đoạn này.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các cơn đau họng đều do virus gây ra, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:
- Sốt cao
- Khó thở
- Không thể nuốt thức ăn và chất lỏng
- Cảm thấy đau dữ dội
- Thở gấp bất thường
- Nhịp tim nhanh
- Có dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau họng một bên không thuyên giảm sau vài ngày. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc OTC để giảm đau hoặc kiểm soát các triệu chứng khác.
Xem thêm: Khám ho ở đâu tốt nhất ? Top 10 địa chỉ bạn cần biết