Ăn vào buồn nôn liệu có phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm? Theo các chuyên gia đánh giá, đây là biểu hiện thông thường rất hay gặp khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén,… Nhưng người bệnh nên lưu ý và thận trọng vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đang mắc phải những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
Ăn vào buồn nôn là bệnh gì?
Buôn nôn sau khi ăn là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí cứ ăn vào là nôn. Tuy nhiên, rất ít người chú ý đến vấn đề này dẫn đến gặp phải hàng loạt các biến chứng phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như say xe, ngộ độc thức ăn, ăn quá no, ngộ độc với rượu, căng thẳng, lo lắng quá mức, mất nước, dị ứng thực phẩm,… Ngoài ra, bệnh nhân bị buồn nôn khi ăn có thể là do mắc một số bệnh lý nguy hiểm sau đây.
1. Viêm dạ dày và loét tá tràng
Căn bệnh này xuất phát từ các vấn đề tổn thương bên trong hệ tiêu hóa dẫn đến viêm, sưng, xung huyết. Bệnh có thể gây ra tình trạng chướng bụng khó tiêu, ăn vào là buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Đồng thời, bệnh nhân còn bị nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng dưới khi đói hoặc ăn xong.
Người bệnh phải thực hiện một số phương pháp chữa trị chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như nội soi dạ dày, thử nghiệm với các kháng thể chống lại virus Helicobacter pylori (HP), xét nghiệm máu và sinh hóa,… để phát hiện vấn đề, xác định tình trạng và mức độ tổn thương bên trong. Từ đó lựa chọn phương pháp và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm – đau dạ dày, loét tá tràng cản trở trực tiếp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng nên cần giải quyết càng sớm càng tốt để tình trạng ăn vào buồn nôn không kéo dài và gây ra hệ lụy đáng tiếc.
Bệnh có thể giải quyết bằng cả Tây y và Đông y. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, triệt để và khỏi lâu dài thì Đông y là lựa chọn thích hợp hơn cả.
- Đông y có thành phần thảo dược thiên nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
- Dược liệu điều trị kết hợp dược liệu bồi bổ vừa giúp ngăn chặn triệu chứng, vừa giúp loại bỏ căn nguyên và phục hồi thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
- Giúp thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa để ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn.
Trong trường hợp này, ăn vào buồn nôn sẽ chấm dứt khi bệnh lý về đau dạ dày, tá tràng được giải quyết dứt điểm.
2. Viêm tụy
Người bệnh cảm thấy căng tức, khó chịu ở dạ dày, đau nhức ở phần bụng bên phải, đắng miệng, khó chịu ở ruột. Bệnh nhân sẽ phải tiến hành xét nghiệm máu và sinh hóa, kiểm tra đường huyết, s
iêu âm bụng để kiểm tra tuyến tụy. Với bệnh lý này, người bệnh nên thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc kháng viêm điều trị.
3. Rối loạn hệ thống tiền đình
Ăn vào là nôn là triệu chứng của bệnh rối loạn hệ thống tiền đình . Bệnh nhân thường xuyên bị chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên bị mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai. Bệnh nhân cần phải tiến hành điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến cơ quan thính giác, tiền đình.
4. Đau ruột thừa
Với những bệnh nhân ăn xong buồn nôn không phải do đau dạ dày mà là mắc bệnh đau ruột thừa thì sẽ có biểu hiện đau ở phần bụng dưới bên phải. Đồng thời có dấu hiệu bị sốt.
Khi bị đau ruột thừa, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh có thể bị cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm để tránh lây lan viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
5. Viêm thận
Người bị viêm thận thường xuyên gặp phải tình trạng ăn vào là buồn nôn. Kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao 38 – 40 độ C, đau bụng âm ỉ, đau nhiều ở phần lưng, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để điều trị bệnh, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
6. Huyết áp và tim
Buồn nôn khi ăn là dấu hiệu những người mắc bệnh huyết áp, tim mạch gặp phải. Tình trạng nôn sau khi ăn xảy ra liên tục, nhất là vào buổi sáng. Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, mặt thường xuyên bị sưng phù, đỏ ửng, tâm lý căng thẳng, cơ thể thường xuyên bị run rẩy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau nhiều ở phần bụng, nghẹt mũi, đau tức ngực, cơn đau lan ra vùng cánh tay trái, ảnh hưởng đến tim.
Có thể bạn chưa biết
- Hành trình điều trị khỏi bệnh mãn tính 8 năm của NSND Trần Nhượng chỉ sau 3 tháng kiên trì nhờ bài thuốc Đông y đơn giản
- Thực hư hiệu quả chữa bệnh đường tiêu hóa tại Thuốc Dân Tộc – báo VTC
7. Chấn thương não bộ
Khi não bộ bị chấn thương do bất cứ nguyên nhân nào sẽ khiến cho hộp sọ nhanh chóng bị ảnh hưởng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây chèn ép dây thần kinh và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn,… vào buổi sáng hoặc bất cứ thời điểm nào đó trong ngày. Vì vậy nên chú ý để tránh bị ngất xỉu do não bộ bị rối loạn.
8. Ung thư đường tiêu hóa
Bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng ăn vào là buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao, suy nhược trầm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên bị táo bón, sụt cân bất thường, liên tục đi đại tiện và nôn ói ra máu. Một số loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là ung thư thực quản, đại tràng, trực tràng, dạ dày,…
Những trường hợp ung thư này thường xảy ra khi các bệnh lý tiêu hóa trước đó không được giải quyết triệt để hoặc chữa trị sai cách. Khi đã đến giai đoạn ung thư, sẽ rất khó để điều trị khỏi, người bệnh chỉ có thể tìm cách cầm chừng. Bởi vậy nếu thấy có các bất cứ dấu hiệu bất ổn nào, bạn cũng nên đi khám và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.
9. Túi mật
Những người mắc bệnh liên quan đến túi mật sẽ thường xuyên có cảm giác ăn vào buồn nôn. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau phía bụng dưới bên phải, hơi thở có mùi hôi khó chịu, miệng liên tục bị đắng.
Trong trường hợp này, bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm để biết bản thân có mắc bệnh sỏi mật, viêm túi mật hay không. Trường hợp xấu nhất người bệnh phải tiến hành cắt bỏ túi mật.
10. Một số nguyên nhân khác
Ăn vào buồn nôn có thể bệnh nhân còn mắc phải một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường mật
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Viêm nhiễm vùng kín
- Mang thai ngoài tử cung
- Đau bụng kinh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm ruột thừa cấp
- Hội chứng ruột k
ích thích - Nhiễm giun sán
- Rối loạn tiêu hóa
- Xuất huyết tiêu hóa
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Trào ngược dạ dày thực quản
Khi nào cần gặp bác sĩ nếu ăn vào buồn nôn?
Có thể thấy, tình trạng buồn nôn khi ăn là một trong những triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Một số trường hợp bệnh có thể cải thiện trong vài ngày nhưng có những bệnh sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không tiến hành kiểm soát kịp thời. Bệnh nhân nên thăm khám sớm nếu gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như:
- Ăn xong buồn nôn
- Nôn ra máu
- Đau bụng dữ dội
- Sốt cao
- Mất ý thức
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
- Chán ăn
Việc thăm khám nên diễn ra càng sớm càng tốt. Cả Tây y và Đông y đều có những giải pháp vừa hiện đại, vừa khoa học để giúp bạn phát hiện vấn đề chính xác nhất. Người bệnh nên lưu ý tìm đến những bệnh viện lớn, có cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo an toàn sạch sẽ. Hoặc những trung tâm Đông y uy tín để có kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Địa chỉ khám chữa bệnh đường tiêu hóa uy tín, hiệu quả và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
Cách trị buồn nôn sau khi ăn
Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để điều trị buồn nôn sau khi ăn. Tuy nhiên, với những bệnh lý khác nhau thì sẽ có những cách điều trị khác. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp dân gian để hỗ trợ cải thiện bệnh.
Hỗ trợ điều trị ăn vào buồn nôn bằng phương pháp dân gian
- Bấm huyệt: Bạn dùng ngón tay ấn vào phần gân mềm ở giữa xương ngón trỏ và ngón cái. Tiếp đến, bạn tiến hành đay ngón cái và ngón trỏ trong khoảng 5 phút để giảm cảm giác buồn nôn.
- Tắm bằng nước ấm: Cách làm này sẽ giúp cơ thể ấm lên, lưu thông máu tốt hơn. Trước khi tắm, bạn cần phải nắm chặt tay trong khoảng 3 – 5 phút. Tiếp đến, bạn tắm với nước ấm và đi nằm nghỉ.
- Sử dụng kẹo ngậm: Các loại kẹo ngậm có vị chua, ngọt sẽ có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm cảm giác buồn nôn cho người bệnh.
- Uống nước ấm: Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Bạn chỉ cần uống ly nước ấm và ăn một quả chuối chín để làm dịu bụng, giảm cảm giác sôi bụng, buồn nôn.
- Uống nước lá húng quế: Bạn sử dụng lá húng quế khô cho vào lý và thêm vào đó là 200 ml nước sôi. Sau thời gian 5 – 10 phút, bạn sử dụng nước này uống nhằm giúp giảm những cơn buồn nôn, khó chịu ở bụng.
- Uống trà quế: Bạn uống một ly trà quế hoặc một nhánh quế nhỏ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh ổn định đường ruột và có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn
Những cách đơn giản trên đây sẽ có tác dụng tốt nếu tình trạng ăn vào buồn nôn vẫn còn nhẹ và ít khi xảy ra. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải tìm cách điều trị.
Ngoài việc thăm khám và lựa chọn đúng phương pháp, đúng bài thuốc điều trị, người bệnh bị buồn nôn sau khi ăn cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Đây là cách giúp kiểm soát tình trạng ăn vào buồn nôn tốt nhất.
VTV2 Vì sức khỏe người Việt giới thiệu và đánh giá bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán – giải pháp vàng trong điều trị các chứng bệnh đường tiêu hóa
Như vậy có thể thấy, tình trạng ăn vào buồn nôn không đơn thuần chỉ là triệu chứng bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề về tim mạch, thần kinh và các bệnh nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần phải thận trọng, không nên quá chủ quan để tránh khiến bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Hy vọng những thông tin và gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Ăn vào buồn nôn là bị làm sao? Đồng thời biết thêm cách khắc phục, điều trị hiệu quả.
Mọi thông tin thắc mắc về tình trạng ăn vào buồn nôn và chi tiết liệu trình điều trị, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ Tuyết Lan hoặc trung tâm Thuốc Dân Tộc để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp phù hợp và nhanh khỏi bệnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Ăn xong nôn là bị làm sao? Tình trạng buồn nôn sau khi ăn không đơn thuần chỉ là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn là tín hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề về tim mạch, thần kinh và các bệnh nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần phải thận trọng nếu mắc phải tình trạng này, không nên quá chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân hay buồn nôn vào buổi sáng phổ biến nhất
- Đau bụng trên buồn nôn – Nguyên nhân và cách trị
Xem thêm: Đau bụng kinh uống thuốc gì giảm khó chịu mà vẫn an toàn?